Những đặc điểm làm giảm hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 71 - 91)

2.2.2.1. Tỷ lệ lạm phát

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2006 - 2011 là 11,5%, đứng thứ 24 trên thế giới. Nếu xét trong khu vực, từ năm 2007 - 2011, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực. Năm 2010, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam cao gấp 1,5 lần so với tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ, so với Trung Quốc cao hơn 3 lần và so với Thái Lan cao đến 8 lần. Thực tế, lạm phát ở Việt Nam luôn vượt quá một con số kể từ năm 2007 đến nay (trừ năm 2009). Tính đến năm 2011, lạm phát là 18,68%.

Bảng 2.3: Diễn biến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2011

Chtiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng kinh tế(%) 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 5,57 Lạm phát (%) 6,6 12,6 19,8 6,52 11,7 18,6

8 Nhập siêu (tỷ USD) -5,06 -14,2 -18 -12,8 -12,6 -6,65 Tăng trưởng M2 (%) 32,0 41,2 20,3 27,5 29,8 10,0 Tăng trưởng tín dụng 26 53,9 25,4 39,6 32,4 5,59 Lãi suất cho vay BQ 12,86 13,04 17,08 10,98 14,15 17,06

(Nguồn: Bộ Tài chính)

Để đạt mục tiêu tăng trưởng cao, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã nới lỏng rất mạnh trong năm 2007 bất chấp hậu quả gia tăng lạm phát. Thu chi Ngân sách Nhà nước đến năm 2007 đều đạt và vượt kế hoạch năm như “truyền thống”. Thâm hụt Ngân sách Nhà nước vẫn trong giới hạn an toàn như cam kết với Quốc hội (dưới 5%GDP) đi đôi với các chỉ số về nợ công trong giới hạn an toàn. Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước vẫn vượt 4,9% so với dự toán mặc dù có tình trạng chậm giải ngân những tháng đầu năm (đã thành thông lệ) song lại dồn dập giải ngân vốn Ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm cho kịp kế hoạch. Hơn nữa, tăng tốc độ giải ngân vốn Ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm đi đôi với chi cải cách tiền lương

theo đúng lộ trình, khối lượng chi thường xuyên (vượt dự toán 9,3%) và chi trả nợ, viện trợ tăng gây áp lực tăng tốc độ lạm phát.

Có nhiều lý do đã được đưa ra nhằm giải thích cho sự tăng mạnh trở lại của lạm phát trong những năm 2007-2008. Những lý do này bao gồm sự tăng mạnh của mức lương tối thiểu, sự gia tăng của giá cả hàng hóa quốc tế, chính sách tiền tệ lỏng lẻo và không linh hoạt, chính sách quản lý tỷ giá cứng nhắc và thiếu linh hoạt, sự mở cửa của Việt Nam với thế giới từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 khiến cho luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam, đẩy giá chứng khoán và giá tài sản lên rất cao. Để giữ ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã phải bơm một lượng tiền đồng lớn vào nền kinh tế góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát.

Trong năm 2010, tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng mạnh trở lại ở 2 con số (11,7%). Thời điểm này, chính sách tiền tệ và tài khóa đã không có sự phôi hợp nhịp nhàng và dấu ấn rõ nét nhất là chính sách tài khóa đã tạo ra hiện tượng chèn lấn đối với khu vực tư nhân. Quý I năm 2010, trong khi Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ thì Bộ Tài chính lại tăng cường phát hành trái phiếu làm cho dòng vốn của các Ngân hàng thương mại đổ vào trái phiếu Chính phủ làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn với mức lãi suất hợp lý. Trước áp lực giải quyết khó khăn về vốn của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước buộc phải điểu chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng làm cho mức lạm phát trong quý 4 năm 2010 tăng lên cao.

Nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 về cơ bản là do tiền tệ đã được nới lỏng trong một thời gian dài. So với các nước trong khu vực, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam khá cao. Tính trung bình giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam dẫn đầu với mức tăng, cụ thể bảng 2.4:

Bảng 2.4: Mức tăng cung tiền của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 so với các nƣớc trong khu vực Châ Á

STT Tên quốc gia Mức tăng cung tiền (%)

1 Việt Nam 31,4 2 Trung Quốc 17,8 3 Indonexia 13,0 4 Philipin 10,2 5 Malaysia 8,7 6 Thái Lan 6,2

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước; Đơn vị tính: %)

Do cung tiền tăng nhanh nên tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Từ sau khủng hoảng tài chính 1997-1999, trong khi các nước trong khu vực có xu hướng duy trì ổn định tỷ lệ cung tiền trên GDP thì tỷ lệ này luôn có xu hướng tăng ở Việt Nam. Nếu như năm 2000 tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam chỉ là 50,5% thì tỷ lệ này đã lên tới 140,8% vào năm 2010. Đồng thời, tỷ lệ tín dụng trên GDP cũng tăng nhanh, từ 39,7% năm 2001 lên 71,2% năm 2005 và 135,8% năm 2010. Tín dụng tăng nhanh đã giúp giới đầu cơ đẩy giá bất động sản tăng cao trong một thời gian dài, đặt nền kinh tế trong trạng thái “bong bóng” bất động sản. Bong bóng bất động sản khuyến khích người dân tiết kiệm ít đi và tiêu dùng nhiều hơn, tạo áp lực cho giá cả.

2.2.2.2. Chi tiêu công

Hình 2.5: Tỷ trọng đầu tƣ của các khu vực kinh tế trong tổng đầu tƣ toàn xã hội giai đoạn 2006-2011

Chinh sách tài khóa với chi tiêu công quá mạnh trong khu vực đầu tư, làm tăng tỷ lệ đầu tư/GDP ở mức 44,2% năm 2010 - cao nhất châu Á, sau Trung Quốc. Do nền kinh tế kém hiệu quả nên các khoản đầu tư công cũng không mấy hiệu quả đã tạo ra sự mất cân đối giữa lượng hàng hóa với số lượng tiền trong nền kinh tế và kết quả tất yếu phải xảy ra là lạm phát. Chi tiêu công và nợ công tăng cao trong những năm gần đây đã tạo ra sức ép nặng nề lên giá cả hàng hóa.

Chủ trương duy trì tăng trưởng cao trong thời gian dài, đặc biệt ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới đã đè nặng lên chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Với mô hình tăng trưởng chủ yếu nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước hiện tại hoạt động kém hiệu quả làm chủ đạo và nhờ vào việc bán tài nguyên, gia công trình độ thấp... dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Điều này được minh chứng qua số đơn vị cần thiết để tạo ra một điểm phần trăm tăng trưởng GDP (hệ số ICOR) vào khoảng 6 năm gần đây, dẫn đến quyết định logic về chính sách là để tăng trưởng cao cần gia tăng đầu tư.

Hai khoản chi lớn nhất là chi thường xuyên, và chi đầu tư phát triển tăng liên tục qua các năm, nó không chỉ gói gọn trong cân đối ngân sách, mà còn nhiều con đường khác nhau, như sử dụng các loại chính sách, trái phiếu Chính phủ, và các nguồn lực khác ngoài Ngân sách Nhà nước.

Để đạt được mục tiêu huy động vốn phục vụ cho các mục đích của Chính phủ (trong đó có bù đắp thâm hụt ngân sách), thông thường lãi suất trái phiếu thường cao hơn lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại. Điều này đã làm cho luồng tiền vốn dịch chuyển từ khu vực dân cư và doanh nghiệp vào trái phiếu để hưởng lợi và đương nhiên đầu tư phát triển kinh

Thêm vào đó, hàng năm Ngân hàng Trung ương vẫn phải cung ứng lượng tiền không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước mà theo quy định "khoản tạm ứng này phải hoàn trả trong năm ngân sách". Nhưng thực tế, nó đã không được hoàn trả đúng hạn và việc cho vay như vậy đã dẫn tới lượng tiền cơ sở tăng và kết quả gây áp lực tăng lạm phát.

2.2.2.3. Mức thâm hụt ngân sách

Từ cuối năm 2007, kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời kỳ suy thoái, gây ra những bất ổn khó lường đối với nền kinh tế Việt Nam, thị trường tài chính trong nước chao đảo mạnh, đe dọa tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, lãi suất và tỉ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục leo thang.

Từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 9 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát, nhưng chính sách tài khóa vẫn duy trì mức thâm hụt như thường lệ, nỗ lực chống lạm phát vì thế không đạt được hiệu quả như mong đợi, mặc dù nguy cơ khủng hoảng bị đẩy lùi. Nói đúng hơn, trong khi chính sách tiền tệ thắt chặt thì chính sách tài khóa lại nới lỏng, khiến áp lực lạm phát và lãi suất tăng. Khi đó, chính sách tài khóa mới bắt đầu điều chỉnh theo hướng giảm tỉ lệ thâm hụt xuống dưới 3% GDP, cắt giảm 10% chi thường xuyên…

Từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009, Chính phủ chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Đối với chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đồng thời tăng cường nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng trong nền kinh tế. Đối với chính sách tài khóa, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm 5 nhóm giải pháp cơ bản, trong đó kích cầu kinh tế

là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh khoản 36.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ và hàng loạt chính sách an sinh xã hội và phát triển hạ tầng nông thôn, miễn giảm một số loại thuế, hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước 2009, phát hành trái phiếu Chính phủ bổ sung,….Chính phủ đã dùng 1 tỉ USD từ dự trữ ngoại hối quốc gia để hỗ trợ giảm 4% lãi suất (thời hạn 8 tháng) và 20.000 tỉ đồng (thời hạn 24 tháng).

Về vấn đề kích cầu, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đúng nguyên tắc với nhiều giải pháp thích hợp nhằm hướng các khoản vay đúng đối tượng, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay hỗ trợ lãi suất và hạn chế rủi ro hệ thống. Nhờ đó, các tổ chức, cá nhân đã tiếp cận được vốn ngân hàng với chi phí thấp, giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm, từng bước khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tính đến ngày 26/11/2009, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 415.886,92 tỉ đồng.

Tuy nhiên, với mức thâm hụt ngân sách khá cao để nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, nguồn vốn trong nền kinh tế dường như đã bị cạn kiệt, có thể ảnh hưởng đến giá trị VND và gây áp lực tăng lãi suất, nhiều Ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất huy động đến sát trần qui định 10%, nhất là từ cuối tháng 10 năm 2009, buộc Ngân hàng Nhà nước phải quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2009. Mặc dù hai chính sách này đã được tận dụng tối đa và phối hợp khá chặt chẽ, nhưng giới hạn chính sách đang cản trở những tác động tích cực và làm nảy sinh nhiều hệ lụy cho cho việc kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng chính sách tiền tệ để điều chỉnh mức lạm phát, gây tác động lên năng suất lao động và tăng trưởng GDP tiềm năng trong dài hạn. Tuy nhiên, rất khó thay đổi chính sách tài khóa do Chính phủ lập kế hoạch chi tiêu, thuế và thâm hụt ngân sách, kế hoạch ngân sách hàng năm do Quốc hội thông qua,

Hình 2.6: Nợ công, nợ nƣớc ngoài, nợ công nƣớc ngoài 2006-2010

(Nguồn: Bộ Tài chính)

Mặc dù thâm hụt Ngân sách Nhà nước được khống chế không vượt quá 5% GDP, nhưng trong một khoảng thời gian khá dài từ 2000 – 2007 thâm hụt Ngân sách Nhà nước luôn ngấp nghé mức 5%:

Bảng 2.5: Diễn biến thâm hụt ngân sách và tốc độ tăng trƣởng của Việt Nam giai đoạn 2000-2007

STT Năm Thâm hụt ngân sách (%) Tốc độ tăng trưởng GDP (tỷ đồng) 1 2000 4,98 441,646 2 2001 4,96 481,295 3 2002 4,78 535,762 4 2003 4,9 613,443 5 2004 4,85 715,307 6 2005 4,86 839,211 7 2006 5 973,791 8 2007 5 ~973,791 (Nguồn: Bộ Tài chính)

Nợ Chính phủ dù được giữ ở mức cố định 5% GDP, nhưng cũng tăng liên tục do GDP tăng trưởng qua từng năm và đã tạo ra mầm mống lạm phát tích lũy qua nhiều năm. Thậm chí dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2008 đã được thông qua (tháng 11 năm 2007) với tỷ lệ bù đắp thâm hụt vẫn ở mức 5% GDP trong điều kiện lạm phát ở năm 2007 đã vượt 2 con số. Lẽ ra, đầu năm 2008, Quốc hội cần họp để điều chỉnh dự toán Ngân sách Nhà nước theo

hướng giảm mức thâm hụt ngân sách, cắt giảm chi tiêu thường xuyên, đặc biệt là cắt giảm chi đầu tư các công trình chưa thực sự cần thiết để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, mục tiêu lạm phát năm 2008 đặt ra không vượt quá tỷ lệ lạm phát năm 2007. Để đạt được mục tiêu này, trong điều kiện thiếu sự phối hợp của chính sách tài khóa, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11% (dưới 12 tháng), 5% (từ 12 tháng trở lên) và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu phân bổ bắt buộc cho 41 tổ chức tín dụng để giảm bớt lượng tiền trong lưu thông. Việc hệ thống Ngân hàng thương mại phải mua tín phiếu bắt buộc gần 20.300 tỷ đồng và phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên đã khiến cho tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng thương mại bị giảm sút nghiêm trọng, cuộc đua lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và lãi suất vay qua đêm tăng vọt trong thời điểm lãi suất cơ bản chưa được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh đã buộc Ngân hàng thương mại phải cắt giảm các khoản tín dụng cho vay, làm ảnh hưởng đến các ngành nghề kinh doanh như chứng khoán, địa ốc, xuất nhập khẩu. Công cụ đơn lẻ của chính sách tiền tệ thiếu sự phối hợp của chính sách tài khóa đầu năm 2008 xem như không đạt được hiệu quả kiềm chế lạm phát, chỉ số giả cả bắt đầu bùng nổ trong điều kiện giá cả dầu thô, lương thực, vật liệu xây dựng tăng đột biến, nhập siêu cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến này cho thấy chính sách tiền tệ “thắt chặt” trong khi chính sách tài khóa lại “nới lỏng” khiến áp lực lạm phát và lãi suất tăng. Trước tình hình này, chính sách tài khóa mới bắt đầu điều chỉnh lại theo hướng tỷ lệ thâm hụt giảm xuống dưới 3% GDP, cắt giảm 10% chi thường xuyên...Điều này cho thấy chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong một chừng mực nào đó hoàn toàn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong ngắn hạn. Chính sách tiền tệ chưa thực sự độc lập hoặc còn bị phụ thuộc và bị chi phối mạnh mẽ bởi chính sách tài khóa để đạt được một số mục

Ngoài ra, các nguồn vốn vay nợ để bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước chỉ được sử dụng để chi đầu tư phát triển, không được sử dụng cho mục đích chi thường xuyên. Tuy nhiên, nguồn vốn vay nợ để chi cho đầu xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở bị dàn trải, kém hiệu quả và chưa tạo được nhựng bước đột phá “kinh tế”. Thêm vào đó công trình xây dựng chất lượng thấp, chưa tương xứng giá trị đầu tư đã chi ra, không hoàn thành sản phẩm theo đúng tiến độ thỏa thuận trong khi khoản nợ Chính phủ đã vay và phải trả lãi. Đây chính là nguyên nhân gây nên lạm phát bởi sản phẩm tạo ra có giá trị sử dụng thấp hơn nhiều so với giá trị vốn vay nợ để đầu tư, đã khiến cho lượng tiền Ngân sách Nhà nước chi ra “trên giấy tờ” để đầu tư xây dựng một số công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 71 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)