Tính khả thi và những xung đột có thể xảy ra khi kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 46 - 54)

chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát

1.4.3.1. Tính khả thi

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và lạm phát cao lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, hầu hết Chính phủ các nước đều tập trung sử dụng công cụ chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa một cách linh hoạt thông vực dậy sự phục hồi đối với của nền kinh tế đồng thời kiểm soát được lạm phát. Thị trường tài chính Việt Nam ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính so với các nước khác trong khu vực do các tổ chức tài chính trong nước chưa hội nhập sâu vào hệ thống tài chính thế giới. Các tổ chức trong nước chưa nắm giữ nhiều chứng khoán nước ngoài, đặc biệt các chứng khoán có tài sản gốc là bất động sản. Tuy nhiên, kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng do tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Trước tình thế trên, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cùng các Bộ, Ngành đã có nhiều biện pháp can thiệp, ổn định thị trường và giảm thiểu tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính sách tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt kết hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác đã mang lại hiệu quả đáng kể. Về cơ bản, chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa đã đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát leo thang và chống suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội:

Gắn với kiềm chế lạm phát trong năm 2011, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính kết hợp với Ngân hàng Nhà nước và các địa phương đẩy mạnh thu Ngân sách Nhà nước, do vậy số thu vượt 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010 đã góp phần giảm thâm hụt Ngân sách Nhà nước xuống còn khoảng 4,9%, đồng thời kiểm soát nợ công nhằm đảm bảo an toàn an ninh tài chính quốc gia.

Cũng nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ và quyết liệt, Việt Nam đã kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết 11. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã giám sát việc bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cũng như tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng; xử lý nghiêm các vi phạm vượt trần lãi suất, buôn bán ngoại tệ. Do vậy, thị trường ngoại tệ và tỷ giá ngoại tệ từng bước ổn định.

Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, phù hợp với sự chỉ đạo của Chính phủ, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển. Trạng thái ngoại hối của các Ngân hàng thương mại được cải thiện.

Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới giảm đáng kể mặc dù giá vàng thế giới vẫn ở mức cao. Các quy định về tín dụng, ngân hàng được rà soát, sửa đổi theo hướng an toàn và chặt chẽ hơn để chuẩn bị cho thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng thương mại theo hướng an toàn và bền vững.

Một điểm nhấn nữa của năm 2011 là Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6%, đây là mức tăng khá cao trong điều kiện phải tập trung kiềm chế lạm phát. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm tăng khoảng 24%. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 96 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2010 và cao gấp hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 10%. Tỷ lệ nhập siêu bằng khoảng 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu được Quốc hội thông qua là không quá 18% cũng như mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 11 là không quá 16%. Cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 ước thặng dư khoảng 2,5 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 3,07 tỷ USD của năm 2010.

giảm 81.500 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước để điều chuyển cho các dự án hoàn thành, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ. Nhờ vậy, số dự án hoàn thành đã tăng thêm 1.053 dự án lên khoảng 4.400 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng của năm 2011.

Những điểm nhấn trên một lần nữa khẳng định các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Chính phủ là phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Qua đây cũng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trước những khó khăn, thách thức hiện nay. Đồng thời, khẳng định có được bức tranh kinh tế sáng sủa trên là thành quả của sự đồng tâm, hiệp lực cả hệ thống chính trị.

1.4.3.2. Những xung đột có thể xảy ra

Bên cạnh những mặt đạt được trên thì còn có một số điểm sẽ tạo ra sự xung đột khi kết hợp hai chính sách này để kiểm chế lạm phát tại Việt Nam:

Thứ nhất, chính sách tiền tệ phải theo đuổi nhiều mục tiêu và chưa có sự độc lập tương đối. Trên thế giới, ở các nước có Ngân hàng Trung ương độc lập, Ngân hàng Trung ương được chủ động thực thi các công cụ của chính sách tiền tệ và bị cấm cho Chính phủ vay không theo điều kiện thị trường, đồng thời phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội và trước công chúng các quyết định của mình. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng của chính sách tiền tệ, và không thể bị gây áp lực làm chính sách tiền tệ đi chệch hướng. Đối với một số quốc gia theo đuổi lạm phát mục tiêu, Ngân hàng Trung ương chỉ thực hiện mục tiêu duy nhất là kiểm soát lạm phát...

Ở Việt Nam, tại Điều 10 của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 có quy định: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối

đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ”. Nhưng tại Khoản 1, Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định: “Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, bên cạnh nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, thì Ngân hàng Nhà nước còn có nhiệm vụ lớn khác là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Thứ hai, phối hợp chính sách trong việc kiểm soát lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ còn nhiều hạn chế và tồn tại. Trong những năm qua, Ngân sách Nhà nước thường xuyên thâm hụt ở mức khá cao dẫn đến sức ép tăng lãi suất trong nền kinh tế thông qua tăng lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ. Trên thực tế, Kho bạc Nhà nước vẫn gửi tại Ngân hàng Nhà nước ảnh hưởng lớn đến vốn khả dụng và khả năng thanh toán của Ngân hàng thương mại.

Thứ ba, phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo mức lạm phát còn nhiều bất cập. Hiện nay, Bộ Tài chính chưa thiết lập được cơ chế thông tin một cách thường xuyên về các dòng vốn của thu - chi Ngân sách Nhà nước và các định chế tài chính do Bộ Tài chính quản lý, dẫn đến chưa thống kê và kiểm soát được một tỷ lệ đáng kể phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Ngoài ra, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong việc xác định mục tiêu dài hạn như dự báo mức lạm phát. Việc cố định mức lạm phát kế hoạch hàng năm, mà không đưa ra biên độ dao động hợp lý dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần, đã làm mất lòng tin của công chúng đối với những cam kết của các nhà hoạch định chính sách.

Thứ tư, mặc dù sự phối hợp chính sách đã được thực hiện ở một số khía cạnh nhưng mới dừng lại ở hình thức. Sự phối hợp nền tảng ở tầm thể chế

chính sách thể hiện sự cạnh tranh lẫn nhau gây nên sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu chính sách và tạo ra các xung đột trong quá trình kết hợp giữa hai chính sách này, cụ thể:

Chính sách tiền tệ không có khả năng chi phối lãi suất của các công cụ nợ Chính phủ. Trong những thời kỳ căng thẳng về vốn, lãi suất trái phiếu Chính phủ thường quy định cao hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu ngân hàng cùng kỳ hạn. Vào những thời kỳ này, những thay đổi mang tính định hướng của hệ thống lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước thường đi sau những diễn biến của thị trường tín dụng, đến lượt nó, mặt bằng lãi suất lại bị chi phối bởi 4 Ngân hàng thương mại nhà nước. Có thể hình dung, lãi suất thị trường bị hai luồng quyền lực chi phối: lãi suất vay của Chính phủ và lãi suất huy động vốn (và do đó, lãi suất cho vay) của các Ngân hàng thương mại quốc doanh (chiếm tới 80% thị phần tiền gửi và tín dụng). Sự cạnh tranh lãi suất này sẽ có tác dụng đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, triệt tiêu những cố gắng để có một giá vốn đầu tư hợp lý cho tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Sự phối hợp thị trường giao dịch chứng khoán Chính phủ với giao dịch điều hành chính sách tiền tệ chưa thực hiện được bởi phần lớn chứng khoán Chính phủ tồn tại ở thị trường sơ cấp. Điều đáng quan tâm là, tỷ trọng lớn trái phiếu được phát hành qua hình thức bảo lãnh và đối tác chủ yếu là các Ngân hàng thương mại nhà nước đã làm cho các chu chuyển vốn trên thị trường lòng vòng qua khâu trung gian làm tăng giá vốn vay của Chính phủ đồng thời làm giảm hiệu lực điều tiết của hệ thống công cụ chính sách tiền tệ. Xét ở góc độ nào đó, việc các Ngân hàng thương mại găm giữ trái phiếu Chính phủ dài hạn trên bảng cân đối đã biến hệ thống ngân hàng thành kênh cung ứng vốn bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều này một mặt hạn chế khả năng phát triển thị trường thứ cấp (bán lẻ) trái phiếu Chính phủ, mặt khác, đi ngược lại chủ trương tách bạch các khoản tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại.

Sự phối hợp trong điều hành chưa được quan tâm thật sự khi thời hạn của trái phiếu Chính phủ còn thiếu đa dạng; tín phiếu kho bạc có thời hạn chủ yếu là 364 ngày, trong khi trái phiếu trung và dài hạn thời hạn chủ yếu là 5 năm, các thời hạn 15 - 20 năm rất hiếm. Lý do chủ yếu là do vấn đề chi phí khi phát hành tín phiếu kho bạc với các thời hạn ngắn và khả năng kế hoạch hoá sử dụng vốn của ngân sách cùng với tâm lý thiếu tin cậy của thị trường đối với các chứng khoán dài hạn nói chung và chứng khoán Chính phủ nói riêng. Hơn nữa, doanh số phát hành trái phiếu mỗi đợt nhỏ cộng với tần số phát hành không thống nhất gây nên sự manh mún của thị trường trái phiếu, giảm độ hấp dẫn đối với người đầu tư, vì thế mà ảnh hưởng tới khả năng can thiệp của Ngân hàng Nhà nước qua nghiệp vụ thị trường mở.

Mặc dù lãi suất tiền gửi và cho vay VND đã được tự do hoá dưới hình thức thoả thuận, nhưng lãi suất đấu thầu trái phiếu Chính phủ vẫn bị khống chế trần. Mức lãi suất trúng thầu cụ thể của từng đợt phát hành là do kết quả khớp thầu, phản ánh quan hệ cung cầu vào thời điểm đó nhưng không được vượt quá lãi suất trần quy định. Đặc điểm này làm cho mức lãi suất đấu thầu trái phiếu đôi khi không phản ánh chính xác quan hệ cung cầu vì có nhiều phiên giao dịch số lượng giao dịch thua xa số lượng dự kiến do lãi suất khống chế và nhu cầu của nhà đầu tư không được đáp ứng, việc giao dịch các loại trái phiếu này trên thị trường thứ cấp vì thế bị hạn chế. Khả năng hình thành một đường cong lãi suất chuẩn cho dự báo và điều hành chính sách tiền tệ nói riêng, làm căn cứ để đánh giá rủi ro và hình thành mức bù đắp rủi ro cho các công nợ khác không thực hiện được trong điều kiện này.

Thứ năm, chưa có sự phối hợp trong việc hoạch định mục tiêu chính sách ở tầm dài hạn và trong ngắn hạn. Việc định lượng các mục tiêu về lạm phát và tăng trưởng thường dựa vào mức đã đạt được năm trước mà ít có sự

của chính sách trong các thời kỳ trước. Hơn nữa việc ấn định mục tiêu ở một chữ số mà không quy định khung biến động trong điều kiện đầy biến động sẽ gây nên sự thiếu tin tưởng đối với các cam kết chính sách. Bởi không thể đồng thời theo đuổi hai mục tiêu trái chiều nên việc xác định và công bố mục tiêu trọng tâm trong từng thời kỳ cần làm thường xuyên và nhất quán nhằm định hướng hoạt động cho từng chính sách. Trên cơ sở đó, các hoạt động của từng chính sách cần có sự phối hợp nhằm đạt được mục tiêu thời kỳ mà không phương hại đến mục tiêu dài hạn.

Thứ sáu, trong thực tế, Chính phủ kêu gọi kiềm chế giá cả nhằm duy trì mục tiêu lạm phát nhưng mức vay nợ của Chính phủ không giảm, dư nợ cho vay của hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển không ngừng tăng cộng với các đợt điều chỉnh lương rất nhạy cảm thực sự là cú hích đẩy mặt bằng giá tăng rất nhanh. ảnh hưởng lan truyền của tình trạng này là mặt bằng lãi suất bị đẩy lên, cộng hưởng bởi nhu cầu huy động vốn của các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng mạnh vào cuối năm do áp lực của tỷ lệ tăng trưởng mà Quốc hội đề ra. Lãi suất cao cùng với các quy chế thắt chặt việc kiểm soát chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng khi mức lãi suất cao lại không giảm được tỷ lệ lạm phát …

Thứ bảy, nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải tình trạng phức tạp trong việc phối hợp chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện khủng hoảng như: (i) Chính sách tài khóa thắt chặt thể hiện ở việc giảm đầu tư công, bên cạnh việc thu hẹp danh mục và quy mô đầu tư để tái cấu trúc lại đầu tư công đang dẫn đến tình trạng tồn tại nhiều sản phẩm và công trình hay dự án dở dang, làm lãng phí nguồn lực đầu tư trước đó. Trong trường hợp Chính phủ không chấp nhận sự phá sản của Ngân hàng thương mại, các khoản nợ được tái cơ cấu sẽ do Nhà nước gánh chịu. Đồng nghĩa với việc chính sách tài khóa đang chuyển các khoản nợ doanh nghiệp

thành nợ của Nhà nước và Nhà nước phải gánh chịu. Nhà nước vừa là chủ nợ vừa là con nợ. Doanh nghiệp và ngân hàng có thể đổ gánh nặng và chuyển các loại rủi ro này lên chính sách tài khóa do Chính phủ hoạch định; (ii) với chính sách tiền tệ thắt chặt, các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn khó khăn, mặc dù cơ chế nới lỏng tín dụng đã được áp dụng cuối năm 2011, nhưng vẫn chưa được thực hiện triệt để trong thực tế. Chính sách này làm cho doanh nghiệp trong nước khó mở rộng sản xuất - kinh doanh, tạo khả năng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực lớn, nguy cơ bị thôn tính và thâu tóm lớn hơn. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp trong nước khó mở rộng thị phần ngay trên thị trường trong nước thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chớp lấy cơ hội này để mở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)