tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới
Việt Nam cần và có đủ điều kiện để phối hợp đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, khắc phục những nhược điểm trong hoạch định và thực thi chính sách thời gian qua. Việc phối hợp đồng bộ các chính sách của Việt Nam theo mô hình nền kinh tế hỗn hợp, theo phương thức điều chỉnh dần để tiến tới đồng bộ, có tính tới đặc thù của nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai bộ phận trọng yếu trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đặc biệt trong kiểm soát lạm phát. Hai chính sách này trên thực tế được hoạch định và thực thi khá riêng biệt bởi hai cơ quan khác nhau của Chính phủ, nhưng lại cùng một mục tiêu vĩ mô là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và kiềm chế lạm phát.Vì vậy, hoạt động của hai chính sách này có mối quan hệ đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau.
thức đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, hạn chế nhập khẩu. Điều đó làm cho quy mô tổng cầu tăng. Và ngược lại, lãi suất tăng làm cho tiêu dùng giảm, đầu tư giảm, xuất khẩu giảm, làm cho quy mô của tổng cầu giảm xuống.
Ngược lại, Khi tổng cầu thay đổi sẽ làm cho sản lượng thay đổi, thu nhập thay đổi. nhưng bất kỳ một sự thay đổi nào của tổng cầu cũng có tác động trở lại thị trường tiền tệ. Nếu cung tiền không đổi, chi tiêu chính phủ tăng, cầu về tiền sẽ tăng, đẩy lãi suất lên cao, lãi suất tăng sẽ tác động đến đầu tư và tiêu dùng…
Từ việc phân tích trên, dựa vào mô hình IS-LM ta sẽ nghiên cứu sự tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tác động đến tổng cầu và từ đó đưa ra những giải pháp kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ hai chính sách này đề kiềm chế lạm phát tại Việt Nam theo hướng sau đây: