Những đặc điểm về mặt hành chính làm giảm phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 65 - 71)

2.2.1.1. Cơ chế chính sách

Những mâu thuẫn trong việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát trong thời gian qua đã thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết sự lệch pha trong cơ chế chính sách giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, cụ thể:

Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả và đồng bộ giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Việc điều hành chính sách tiền tệ được giao cho Ngân hàng Nhà nước đảm nhận còn chính sách tài khóa giao cho Bộ Tài chính đảm nhận. Đây là hai chính sách riêng biệt và là bộ phận quan trọng thuộc chính sách tài chính quốc gia. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có mối quan hệ đặc biệt tác động qua lại lẫn nhau. Ở Việt Nam, trong những thời điểm nhất định vẫn tồn tại những xung đột lợi ích giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước ưu tiên thực mục tiêu chính sách tiền tệ còn Bộ Tài chính ưu tiên thực hiện dự toán Ngân sách Nhà nước được duyệt. Thiếu sự phối hợp giữa hai chính sách mà mỗi cơ quan chỉ tập trung ưu tiên thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa được giao phó thì chính sách tài khoá có thể gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của chính sách tiền tệ hoặc ngược lại. Mỗi chính sách theo đuổi những mục tiêu và giải pháp khác nhau sẽ dẫn tới sự xung đột ngoài quy luật thị trường.

Về phía Chính phủ đã có những phản ứng chống lạm phát thông qua các chính sách tiền tệ và tài khóa, nhưng thường phản ứng chậm hoặc thụ động trong đa số trường hợp. Đối với chính sách tài khóa, có thể dễ dàng hiểu được điều này vì để thay đổi một kế hoạch tài khóa thường mất nhiều thời gian tranh luận, đạt tới sự nhất trí rồi thực hiện triển khai. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là chính sách tiền tệ cũng tỏ ra được thực thi khá chậm chễ kể từ

khi những tín hiệu đầu tiên của lạm phát xuất hiện. Điều này có thể được giải thích thông qua thực tế là ngay cả việc xác định và thừa nhận lạm phát cũng luôn là một vấn đề gây tranh cãi, và thường Chính phủ rất miễn cưỡng khi thừa nhận thực tế là lạm phát bắt đầu xuất hiện. Thêm vào đó, Chính phủ thường có khuynh hướng đổ lỗi cho lạm phát bắt nguồn từ những nguyên nhân “khách quan” hay từ những nguồn gốc “bên ngoài.” Do đó, thường mất một thời gian để chuyển hóa nhận thức lạm phát từ công chúng thành nhận thức của Chính phủ. Trong đa số các trường hợp, lãi suất thường được điều chỉnh tăng sau khi đã xuất hiện dấu hiệu tăng CPI khoảng 3 tháng. Và ngay cả việc tăng lãi suất như vậy chủ yếu nhằm làm cho phù hợp với mức lạm phát mới, hơn là sự chủ động thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát.

Trong những năm vừa qua, chỉ mỗi chính sách tiền tệ là vất vả để kiềm chế lạm phát thì chính sách tài khóa lại rất “ổn định” trong mức chi. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, lẽ ra chính sách tài khóa phải chịu một phần trách nhiệm, nhưng ngân sách vẫn cứ chi tiêu rất thoải mái theo kế hoạch đã được duyệt.

Một minh chứng khác cho việc thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là trong nhiều thời điểm, trong khi chính sách tiền tệ đang vận hành theo hướng thắt chặt tiền tệ để ổn định giá cả, thì Bộ Tài chính lại điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng như xăng dầu, giá điện. Sự không nhất quán này đã phần nào làm giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua. Ngay trong tháng 12 năm 2010, chính sách tiền tệ đã bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất cơ bản nhưng chính sách tài khóa dù có dấu hiệu thắt chặt hơn nhưng nhìn chung, vẫn theo hướng nới lỏng.

động điều tiết thị trường trong từng thời kỳ mà không cần phải chờ đợi sự cho phép của Chính phủ trong những chính sách của mình; hoặc lựa chọn mục tiêu của mình nếu họ thấy rằng cần thiết và dẫn dắt thị trường đi theo. Do chưa đạt được tính dẫn dắt thị trường nên người ta thường nhìn vào quan điểm của Chính phủ và của Quốc hội về lạm phát và tăng trưởng để điều tiết hành vi của mình hơn là nhìn vào Ngân hàng Nhà nước ….

Về phía công nghệ thanh toán nói chung và hệ thống thanh toán liên ngành giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính nói riêng còn quá rời rạc. Riêng thị phần tín dụng cho đầu tư phát triển từ khu vực Ngân sách Nhà nước và các “Quĩ” tài chính Nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước đã chiếm tới hơn 30% tổng đầu tư toàn xã hội trong những năm vừa qua, đó là chưa kể phần tín dụng chính sách, phần vốn Nhà nước ở khu vực các doanh nghiệp nhà nước, các Ngân hàng thương mại Nhà nước và phần bù lãi suất cho tín dụng chính sách ưu đãi hàng năm cũng ngày càng gia tăng trong điều kiện luật pháp điều chỉnh không thống nhất đã làm chia cắt và rối loạn thị trường tài chính dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

2.2.1.2. Hệ thống văn bản pháp quy

Khoản 3 Điều 27 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 ghi: " Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.". Đây là một ràng buộc pháp lý ở cấp Luật, nhưng cách diễn đạt như vậy đã không phản ánh được tính chất nghiêm ngặt của luật pháp mà chỉ làm cho các bên thực hiện hiểu đây là một qui định phản ánh trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương hơn là buộc Kho bạc Nhà nước phải mở tài khoản và thanh toán qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

Vì vậy, trên thực tế các dòng luân chuyển tiền và qui chế mở tài khoản của Kho bạc Nhà nước qua hệ thống ngân hàng còn mang nặng tính chia cắt và tuỳ tiện. Việc mở tài khoản hiện tại của kho bạc chỉ để thanh toán chuyển khoản những món nợ nần giữa kho bạc, hoặc giữa các quĩ của Nhà nước với các bên liên quan hơn là để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát việc luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến nay vẫn chưa thành lập được trung tâm thanh toán quốc gia nên Kho bạc Nhà nước vẫn phải xây "kho" chứa tiền theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này. "Tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" của Kho bạc Nhà nước đối với một khối lượng tiền khổng lồ của quốc gia luôn tương đương với tổng thu ngân sách hàng năm cộng với các nguồn vay trong và ngoài nước của Chính phủ đạt tới doanh số trên dưới 33% GDP trên hệ số quay vòng tiền tệ quân bình của kho bạc đã làm biến đổi môi trường lưu thông tiền tệ theo hướng phi thị trường hoá.

Ngoài ra, với qui mô luân chuyển và sử dụng khối lượng tiền lớn như vậy, nếu không đi qua một trung tâm thanh toán thống nhất "một cửa" của hệ thống thanh toán quốc gia do Ngân hàng Trung ương quản lý thì tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro không đáng có và gây ảnh hưởng rất lớn đến việc điều hành chính sách tiền tệ và kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Trung ương.

2.2.1.3. Chia sẻ thông tin

Thời gian qua, Chính sách tài khóa không những thiếu vắng thông tin mà còn thiếu cả sự phối hợp với chính sách tiền tệ trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là trong việc kiềm chế lạm phát.

Sự thiếu phối hợp, trao đổi thông tin trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng đã ảnh hưởng tới việc điều hành của chính sách sách tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ đòi hỏi có hệ thống thông tin tài

thông tin, báo cáo về các vấn đề tài chính công, đặc biệt chi tiêu và đầu tư công lệch pha về thời gian với yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến hạn chế trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo lạm phát. Hiện nay, chúng ta chưa thiết lập được cơ chế thông tin một cách thường xuyên về các dòng vốn của thu - chi Ngân sách Nhà nước và các định chế tài chính do Bộ Tài chính quản lý nên chưa thống kê và kiểm soát được một tỷ lệ đáng kể phương tiện thanh toán trong nền kinh tế; thiếu sự phối hợp trong việc xác định mục tiêu dài hạn như dự báo mức lạm phát…

Ngoài ra, sự thiếu trao đổi thông tin hữu hiệu và các diễn biến khu vực ngân sách trong ngắn hạn giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước làm giảm hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn. Các qui trình, thủ tục điều hành tiền tệ và nợ Chính phủ ngắn hạn còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ cho nhau một cách tích cực, đặc biệt về khuôn khổ thời gian điều hành của hai chính sách. Khi xây dựng chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước gặp nhiều khó khăn về số liệu thống kê, báo cáo về các vấn đề tài chính công...Sự không khớp nhau về thời gian báo cáo, về độ chính xác, đầy đủ và kịp thời của các báo cáo, số liệu, việc khó khăn về tính kết nối yếu tố con người và cơ sở vật chất của hai bộ phận, việc chưa thống nhất về biểu mẫu thống kê giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính hiện đang là những khó khăn trong dự báo, dự đoán cũng như đưa ra các quyết định đúng đắn về điều hành chính sách tiền tệ. Vì thế, không chỉ có vai trò của Ngân hàng Nhà nước mà cần có vai trò của các bộ, ngành, địa phương liên quan dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ. Đặc biệt là mối quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, chính sách tiền tệ cần phải tính toán kỹ để xác định khối lượng tiền cần bơm, hút, trong khi đó Bộ Tài chính lại quy định tần suất tiến hành hoạt động các phiên đấu thầu chứng khoán nợ,

quy định lãi suất chứng khoán Chính phủ và lãi suất tín phiếu phát hành qua Ngân hàng Nhà nước luôn bị đẩy lên tối đa để huy động vốn. Điều này gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

2.2.1.3. Tâm lý công chúng

Trên thế giới, lạm phát luôn có yếu tố tiền tệ, song ở Việt Nam yếu tố lạm phát tâm lý - lạm phát phi tiền tệ - lại khá mạnh. Giá cả tăng lên không xuất phát từ yếu tố chi phí mà chủ yếu từ tâm lý “ăn theo” giá các hàng khóa khác. Các chính sách tiền tệ khó có thể điều tiết kiểu lạm phát phi tiền tệ này.

Lạm phát tâm lý thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp, người bán hàng không căn cứ vào yếu tổ chi phí đầu vào của mình để tăng giá bán hợp lý hoặc tìm mọi cách tăng giá bán của mình để duy trì biên lợi nhuận không đổi mà không tính đến yếu tố thị trường hay yếu tố cung cầu hàng hóa. Với kiểu lạm phát phi tiền tệ như thế này, việc sử dụng các các công cụ tiền tệ rất khó có thể đạt được mục tiêu.

Bên cạnh đó, tính thiếu tính nhất quán của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã phần nào tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân về lạm phát. Mặc dù hàng năm Quốc hội đề ra giới hạn lạm phát nhưng trên thực tế, các năm 2007, 2008, 2010, 2011 tốc độ lạm phát thực tế đã cao hơn giới hạn đề ra. Ngoài ra, việc thực hiện điều chỉnh tăng lương, giá điện, xăng dầu theo định kỳ hàng năm cũng khiến gia tăng mức lạm phát kì vọng, góp phần làm tăng lạm phát thực tế. Đồng thời, giá của những loại hàng hóa quan trọng như xăng dầu, điện, than… bị kìm giữ quá lâu, làm thu hẹp không gian chính sách, đến khi buộc phải thực hiện xóa bỏ bao cấp thì lại thực hiện dồn dập vào một thời điểm gây hiệu ứng tâm lý, làm giảm hiệu quả của các giải pháp kiềm chế lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)