.Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại tp tây ninh, tỉnh tây ninh (Trang 50 - 67)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Tây Ninh nằm ở tọa độ 11 22 4 vĩ độ Bắc và 106 07 8 kinh độ Đông có vị trí tiếp giáp các huyện cụ thể: Phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu, phía Tây giáp huyện Châu Thành, phía Nam giáp huyện Hòa Thành, phía Bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu; gồm 7 phường: 1, 2, 3, 4, Hiệp Ninh, Ninh Sơn, Ninh Thạnh và 3 xã: Bình Minh, Tân Bình, Thạnh Tân với diện tích là 140km2.

Thành phố Tây Ninh được thành lập năm 2013, hiện là đô thị loại III và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các quốc lộ 22B, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát.

2.1.1.2. Địa hình

Thành phố Tây Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện thương mại, dịch vụ du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng. Là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng phẳng. Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, Thành phố Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình núi (núi Bà Đen cao 986m, cao nhất miền nam Việt Nam), vùng đồi thấp có lượn sóng yếu dao động từ 10m - 70m, vùng có địa

hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi...nhìn chung địa hình của Thành phố Tây Ninh bằng phẳng hơn so với các địa phương ở các tỉnh Đông Nam Bộ khác.

Hệ thống sông ngòi giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Nguồn nước ngầm phân bố rộng khắp trên địa bàn, bảo đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân. Với lợi thế đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc.

2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu tương đối ôn hoà, chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ tương đối ổn định, với nhiệt độ trung bình năm là 26 – 27 C và ít thay đổi, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Hiện đất đai ở Thành phố Tây Ninh có thể chia làm 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất xám chiếm

trên 84 , đồng thời là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3 , nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44 , nhóm đất than bùn chiếm 0,26 tổng diện tích. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 10 diện tích tự nhiên. Điều kiện khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp, trồng nhiều cây trồng ngắn và dài ngày như mía, mì, đậu phộng, cao su..cây ăn quả, và rau các loại.

- Tài nguyên rừng: Ở các khu vực vùng ven thành phố Tây Ninh (hướng về núi Bà, núi Phụng) phần lớn là rừng thứ sinh, do ảnh hưởng của chiến tranh, đa số hiện nay là rừng thưa, tre, nứa và một số loại gỗ.

- Tài nguyên khoáng sản: Thành phố Tây Ninh cũng như các huyện trong tỉnh Tây Ninh chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như đất sét, đất cát,

than bùn, đất sỏi, đá vôi.. với trữ lượng chung khoảng 13 triệu m3 phân bổ ven khu vực về hướng núi Bà. Bên cạnh đó, có mỏ nước khoáng thiên nhiên ở phường Ninh Sơn đã được Nhà nước cấp phép khai thác.

- Tài nguyên nước: Thành phố Tây Ninh có hệ thống kênh rạch dọc theo chiều dài thành phố là sông Vàm Cỏ Đông hướng ra sông Sài Gòn với chiều dài toàn bộ hệ thống sông là 617km.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Tây Ninh

Đặc điểm kinh tế

Theo định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Tây Ninh là đô thị quan trọng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một cực tăng trưởng chủ đạo trong hệ thống đô thị Việt Nam với Thành phố Hồ Chí Minh, là đô thị động lực chính. Đô thị này còn nằm trong vùng đối trọng phát triển kinh tế phía Bắc, định hướng đến năm 2020 sẽ nâng lên đô thị loại II.

Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, giá trị sản xuất của Thành phố Tây Ninh luôn ở mức cao, đạt bình quân 15,3 /năm, thu ngân sách năm 2011 là 297 tỷ đồng, trong đó khu vực thương mại, dịch vụ đạt bình quân 16,8 /năm; công nghiệp, xây dựng đạt 13,8 /năm, nông lâm, ngư nghiệp đạt 8,5 /năm.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng bình quân qua các năm của Thành phố Tây Ninh 111 110 109 108 107 Tốc độ tăng 106 trưởng BQ 105 104 103 102 2012 2013 2014 2015 2016 (Nguồn: Cục Thống ê tỉnh T Ninh)

Thành phố Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại, có thể chia làm 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất xám chiếm trên 84 , đồng thời là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3 , nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7 , nhóm đất phù sa chiếm 0,44 , nhóm đất than bùn chiếm 0,26 tổng diện tích. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 10 diện tích tự nhiên, đá vôi có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn và đá xây dựng có trữ lượng vào khoảng 1.300 đến 1.400 triệu m3 phân bố chủ yếu ở Núi Phụng, Núi Bà. Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại và trữ lượng có khả năng phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng trong địa bàn toàn Thành phố Tây Ninh cũng như đáp ứng cho các huyện lân cận. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Thành phố

Tây Ninh ngày càng phát triển vững chắc đồng thời đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh lân cận như các nhà máy đường Bourbon, nhà máy đường Biên Hòa, các nhà máy chế biến tinh bột củ mì. Ngành du lịch phát triển mạnh với thế mạnh của khu vực là núi bà Tây Ninh, khu du lịch Ma Thiên Lãnh, chùa Tòa Thánh…

Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Thành phố Tây Ninh

(Nguồn: Cục Thống ê tỉnh T Ninh)

Dân số và lao động

Dân số Thành phố Tây Ninh đến thời điểm năm 2016 khoảng 130.899 người với mật độ là 1.097 người/km2 tập trung ở trung tâm thành phố và đa số là dân tộc Kinh, một phần nhỏ là dân tộc Kh mer, Chăm, Hoa.

Nguồn lao động của Thành phố Tây Ninh rất phong phú, có khả năng cung cấp nguồn lực lao động từ độ tuổi 15 trở lên là 76.486 lao động vào năm 2012, 80.848 lao động vào năm 2013, 81.382 vào năm 2014, 81.927 vào năm 2015, và khoảng 82.466 lao động vào năm 2016 với tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ năm 2012 đến hiện nay vào khoảng 63 đến 64,2 .

Chất lượng nguồn lao động của Thành phố được lãnh đạo địa phương cũng như của tỉnh nói chung rất quan tâm chú trọng công tác đào tạo thông qua các trường dạy nghề, chuyên nghiệp. Trên địa bàn Thành phố Tây Ninh hiện nay có các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp Kinh tế kỹ thuật, Cao đẳng sư phạm Tây Ninh, Trung cấp Tân Bách Khoa, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung học y tế Tây Ninh. Bên cạnh đó là sự liên kết với các trường đại học nhằm mở rộng các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu của địa phương như trường Đại học Luật HCM, Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học kinh tế, Đại học sư phạm HCM…..

Bảng 2.3: Dân số của Thành phố Tây Ninh qua các năm

Bảng 2.4: Bảng phân bổ dân số TP Tây Ninh từ 2012 đến 2016

ơn vị tính: Ngàn người

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1.Dân số bình quân 127.427 128.331 129.179 130.044 130.899 2. Phân theo giới tính

- Nam 63.127 63.447 63.724 63.128 63.551 - Nữ 64.300 64.884 65.455 66.916 67.348 3. Phân theo khu vực

- Thành thị 70.262 70.915 72.131 106.875 107.583 - Nông thôn 57.165 57.416 57.048 23.169 23.316 Số người trong độ tuổi 76.486 80.848 81.382 81.927 82.466 lao động

(Nguồn: Cục Thống ê tỉnh T Ninh)

Theo báo cáo tổng kết giai đoạn 2011-2015 của UBND Thành phố Tây Ninh nhìn chung đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó: lãnh đạo Thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, chống suy giảm kinh tế và đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng đã góp phần quan trọng giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm. Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân hàng năm trong giai đoạn này tăng 10,5 . Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: nông – lâm – thủy sản 28 ; công nghiệp - xây dựng 36 ; dịch vụ 36 .

Trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 17,7 , giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 20,1 /năm.

Hoạt động tài chính – tín dụng chuyển biến tích cực. Thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2015 tăng 25,3 .

Đánh giá kết quả phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2015, báo cáo nhấn mạnh, tuy tăng trưởng nhưng chưa vững chắc , trong đó còn 7/9 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt Nghị quyết chung.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp tuy được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ, nhất là các phường lân cận.

Một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp được ban hành nhưng chưa phát huy hiệu quả đúng mức. Nông dân còn thiếu thông tin dự báo thị trường để định hướng phát triển sản xuất ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc kêu gọi, thu hút và triển khai các dự án đầu tư còn hạn chế. Việc sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản chưa hiệu quả, đóng góp cho ngân sách thấp.

Thương mại, dịch vụ cũng như công tác xúc tiến thương mại – du lịch còn yếu, sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Các Khu du lịch núi Bà Đen, du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng, Khu du lịch Long Điền Sơn phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng.

Thị trường xuất khẩu còn khó khăn, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phát triển thiếu tính bền vững, chưa có doanh nghiệp mạnh trong một số lĩnh vực quan trọng để định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn khó khăn, hiệu quả thấp. Thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa nhiều dự án lớn có công nghệ tiên tiến, thân thiện với

môi trường và dự án công nghệ cao mặc dù trước đây có nhiều dự án bảo vệ môi trường của doanh nghiệp thực hiện nhưng chưa đạt theo yêu cầu phát triển chung của địa phương.

Chương trình đột phá về phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trong toàn địa bàn thành phố. Công tác quy hoạch, phát triển đô thị còn hạn chế, chất lượng một số quy hoạch chưa cao, thiếu tính khả thi, phải thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung.

Với thực trạng nói trên, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế tại Thành phố Tây Ninh còn thấp và chưa đạt yêu cầu phát triển chung trong địa bàn mặc dù tiềm năng là rất lớn, chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu NSNN tại địa phương và thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào.

Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước

Dựa theo báo cáo thu chi ngân sách hằng năm của Thành phố Tây Ninh: nhìn chung tình hình chi ngân sách ở Thành phố hầu như là rất lớn so với số thu ngân sách trên địa bàn, cụ thể trong giai đoạn 2012-2016 con số này bình quân các năm cao gấp 2-2,5 lần.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội như trên, đã có tác động rất lớn đến thu ngân sách và quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố Tây Ninh. Theo đó, với vị trí chiến lược lại là tỉnh có cửa khẩu giáp ranh với nước bạn Campuchia, tình hình quản lý thu có nhiều yếu tố thuận lợi, nguồn thu tăng qua các năm, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp đòi hòi cần phải hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn.

2.2. Tình hình thu, chi ngân sách Nhà nƣớc tại thành phố Tây Ninh - tỉnh Tây Ninh

Theo báo cáo thực tế về tình hình thu chi của Thành phố Tây Ninh trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016: Tổng thu ngân sách từ năm

2012 đến năm 2016 tăng đều qua các năm với các nguồn thu chủ yếu là thu ngoài quốc doanh, thu trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thu tiền sử dụng đất, thu khác; các nguồn thu còn lại như thuế tài nguyên, thuế môi trường, thuế nhà đất chưa khai thác hết nguồn thu hiệu quả mặc dù khu vực ngoại thành của Thành phố Tây Ninh tập trung các mỏ đá Núi Phụng, Núi Bà, khu vực khai thác đất, sỏi…để phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá trong khu vực. Trong khi đó tổng chi trong giai đoạn này luôn cao hơn nguồn thu thực tế, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5 Tổng hợp tình hình thu chi của Thành phố Tây Ninh giai đoạn 2012-2016 ơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng thu 206.519 244.796 281.251 303.340 340.562 1.Thu ngoài QD 121.486 145.998 148.324 137.849 136.194 2.Thuế MT 1.268 144 3.LP trước bạ 31.115 43.493 42.665 76.172 92.472 4.Thuế NN 75 10 26 57 194 5.Thuế nhà đất 834 582 378 6.Thuế SDĐPNN 2.512 3.429 4.119 4.338 3.835 7.Thuê nhà SHNN 119 92 93 84 141 8.Thuê MĐ-MNước 102 470 290 193 3.864 9.Phí, LP 2.874 2.974 3.807 3.479 3.500

10.Thuế TNCN 16.968 19.004 20.557 28.000 32.243 11.Tiền SDĐ 12.928 14.925 41.613 32.838 54.457 12.Thu khác NS 14.524 11.953 17.387 18.571 11.556 13.Thu tại xã 1.510 1.723 1.993 1.758 2.106

Tổng chi 325.065 480.451 474.952 559.512 513.206

Chi cân đối NS 238.742 329.666 418.223 499.422 359.896 Chi ĐT PT 22.179 58.958 137.378 181.676 52.754 Chi thường xuyên 180.167 239.272 280.846 317.746 307.142 Chi chuyển nguồn 36.395 31.437 33.073 29.565 43.980 Chi từ nguồn thu để 79.933 133.812 76.414 lại đơn vị chi quản

lý qua NSNN

Chi bổ sung cho NS 6.390 16.587 23.656 26.614 31.924 cấp dưới

Chi nộp NS cấp trên 385 3.912

Nguồn: Báo cáo qu ết toán N NN Thành phố T Ninh

2.3. Thực trạng quản l thu ngân sách Nhà nƣớc tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Trong giai đoạn từ 2012-2016 tổng thu ngân sách Thành phố Tây Ninh đạt 1.376.468 triệu đồng, tốc độ tăng thu bình quân 14,16 /năm. Tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn còn thấp so với chi thường xuyên, trung bình trong cả giai đoạn tỷ lệ này trung bình là 15,45 /năm.

Bên cạnh đó, tổng chi ngân sách của Thành phố Tây Ninh thời kỳ 2012-2016 là 2.353.186 triệu đồng, trong đó chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển là 1.778.118 triệu đồng, tốc độ tăng chi ngân sách địa phương bình quân 15,59 /năm. Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển có tốc độ tăng nhanh trung bình trên 10,16 /năm, chi đầu tư phát triển trong cả giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại tp tây ninh, tỉnh tây ninh (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)