Công tác lập dự toán luôn được xem là khâu rất quan trọng, nó quyết định chất lượng việc phân bổ để sử dụng ngân sách Nhà nước và là cơ sở kiểm soát nguồn thu và chi ngân sách hàng năm của Thành phố Tây Ninh.
Hiện nay, việc phân bổ dự toán thu - chi ngân sách hàng năm trong những năm qua ở Thành phố Tây Ninh ngày càng hoàn thiện hơn. Công tác lập dự toán mỗi năm được HĐND Thành phố Tây Ninh thông qua và phân bổ cho các đơn vị hưởng NSNN, đảm bảo theo đúng quy định của Luật NSNN.
Căn cứ để lập dự toán thu chi ngân sách Nhà nước hàng năm dựa trên nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng được HĐND Thành phố Tây Ninh thông qua. Các nguồn thu đều được quản lý chặt chẽ và đảm bảo tính toán nhằm cân đối ngân sách theo yêu cầu.
Lập dự toán thu hàng năm là gia đoạn đầu tiên và làm cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách cho năm kế hoạch. Cụ thể:
Căn cứ lập dự toán
Trên cơ sở Luật NSNN 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP về Quy định và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 60, Quyết định của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN hàng năm, Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT-XH và các văn bản cụ thể khác làm căn cứ lập dự toán thu hàng năm.
Trong nội dung lập dự toán thu ngân sách, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc đảm bảo yêu cầu lập dự toán, trong đó:
- Doanh nghiệp thực hiện dự kiến số thuế, các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế GTGT được hoàn; gửi cơ quan thuế và cơ quan được
nhà nước khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách.
- Uỷ ban Nhân dân Thành phố Tây Ninh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu ngân sách địa phương.
- Sở Tài chính chủ trì xem xét dự toán thu do cơ quan thuế, dự toán thu ngân sách của huyện; lập dự toán thu NSNN trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh để trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét gửi trung ương để tổng hợp dự toán NSNN.
Dự toán thu ngân sách hàng năm được giao chính thức, UBND Thành phố sẽ ra quyết định giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc để triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm.
Bảng 2.7: Dự toán và thu NSNN theo từng nội dung thu của Thành phố Tây Ninh ơn vị tính: triệu đồng NỘI DUNG 2012 2013 2014 2015 2016 DT TH DT TH DT TH DT TH DT TH TỔNG CỘNG 206.350 206.519 229.515 244.796 288.000 281.251 305.900 303.340 344.520 340.562 1.Thu ngoài QD 124.100 121.486 151.600 145.998 175.900 148.324 195.400 137.849 182.620 136.194
Thuế Môn bài 3.170 3.366 3.210 3.435 3.460 4.159 4.075 4.253 4.180 4.266
Thuế GTGT 111.000 105.507 137.400 117.212 156.690 113.701 164.805 102.785 149.300 106.138
Thuế TNDN 8.200 10.265 8.590 22.615 13.400 24.465 22.000 25,126 26.000 20.626
Thuế TT B 750 553 600 512 600 748 820 840 900 865
Thuế Tài ngu ên 480 1.054 1.200 1.043 1.200 1.580 2.000 1.134 1.200 563
2.Thuế Bảo vệ MT 0 1.268 1.500 144 300 0 3.Lệ phí trƣớc bạ 33.400 31.115 34.800 43.493 51.000 42.665 41.650 76.172 81.000 92.472 4.Thuế NN 75 10 26 0 57 0 194 5.Thuế nhà đất 2.200 834 582 378 6.Thuế sd đất PNN 2.512 1.800 3.429 2.900 4.119 3.500 4.338 3.800 3.835 7.Tiền thuê nhà SHNN 119 92 93 84 0 141 8.Tiền thuê MĐ-MN 102 470 290 50 193 200 3.864 .Thu phí, lệ phí 2.700 2.874 2.570 2.974 2.400 3.807 3.300 3.479 3.600 3.500 Tr.đ ó: P P tr.c n đối 10.Thuế TNCN 18.000 16.968 16.000 19.004 19.600 20.557 22.300 28.000 24.700 32.243
Từ lương, tiền công 3.147 2.100 3.129 3.920 3.134 2.100 2.069
Từ hoạt động XKD 3.695 3.500 3.457 3.380 8.799 7.760 10.490
Từ đầu tư vốn(K.mãi) 30 145 102 200 11.Thu tiền S.dụng đất 18.350 12.928 19.000 14.925 20.000 41.613 22.800 32.838 30.000 54.457 12.Thu khác NS 6.550 14.526 1.445 11.953 14.700 17.387 15.500 18.571 16.800 11.556 Thu phạt ATGT 5.600 10.615 50 8.193 11.000 12.560 12.000 14.104 13.500 8.961 Thu từ bán hàng tịch 200 thu, chống buôn lậu
Thu hác N còn lại) 950 3.911 1.395 3.760 3.500 4.827 3.500 4.467 3.300 2.595
13.Thu tại xã 1.050 1.510 800 1.723 1.200 1.993 1.400 1.758 1.800 2.106
Tính c n đối N 277
Nhìn chung công tác lập dự toán thu ngân sách ở Thành phố Tây Ninh tương đối đảm bảo sự phù hợp giữa kế hoạch thu đề ra với tiềm năng, lợi thế, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong quá trình lập dự toán thu ngân sách đảm bảo được quy trình, thủ tục và thời gian, có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại:
Thứ nhất, theo quy định việc lập và tổng hợp dự toán từ cơ sở trong khi hệ thống ngân sách còn nhiều cấp nên trong khâu lập chỉ đơn thuần mới chỉ mang tính hình thức, vai trò của lập dự toán trong cả chu trình quản lý thu ngân sách còn chưa được coi trọng để làm nền tảng cho các khâu tiếp theo.
Thứ hai, khi ra quyết định phê duyệt Dự toán. HĐND tỉnh còn mang nặng tính hình thức chưa phản ánh đầy đủ quan điểm, chính kiến trong công tác hướng dẫn lập dự toán. Khi dự toán được UBND Thành phố trình lên thường được phê duyệt ngay mà không có điều chỉnh.
Thứ ba, công tác lập dự toán chỉ dựa trên kết quả thu năm trước, không bám sát theo quá trình phát triển chung của địa phương để điều chỉnh tăng – giảm cho thích hợp.
2.3.4. Công tác quyết toán thu ngân sách Nhà nƣớc
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của quy trình NSNN, là việc tổng kết đánh giá lại tình hình thực hiện thu ngân sách năm trước. Số liệu quyết toán, các nội dung thu trong báo cáo quyết toán là cơ sở quan trọng để Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp đánh giá lại công tác thu và cũng để cho người dân biết về việc đóng góp hàng năm của họ vào ngân sách là bao nhiêu và cũng là cơ sở tham khảo cho lập dự toán các năm tiếp theo.
Hiện nay, quyết toán ngân sách được thực hiện theo Thông tư số 108/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 18/11/2008 về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm.
Tại Thành phố Tây Ninh, cuối năm ngân sách cơ quan thu và Kho bạc Nhà nước đối chiếu số liệu thu thuế trong năm và giải quyết những tồn tại trong thu tổ chức thu như hoàn trả các khoản thuế, truy thu các khoản thu chưa thực hiện, xử lý các khoản tạm thu tạm giữ. Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố phải lập báo cáo quyết toán thu gửi cơ quan thu cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN. Cơ quan Tài chính, trên cơ sở báo cáo quyết toán của cơ quan thu, lập báo cáo quyết toán thu gửi UBND đồng cấp và gửi cơ quan tài chính cấp trên; đồng thời UBND trình HĐND phê chuẩn. Sau khi báo cáo được HĐND phê chuẩn, UBND gửi báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách cho cơ quan tài chính cấp trên.
Trong công tác quyết toán thu ngân sách tại Thành phố Tây Ninh đã thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về quy trình, tuy nhiên trong triển khai thực hiện vẫn còn những nội dung tồn tại như:
Thứ nhất, quyết toán ngân sách chỉ mới đơn thuần tổng hợp các khoản thu ngân sách của một năm. Nếu quyết toán vượt kế hoạch đều được đánh giá là thực hiện dự toán tốt nhưng chưa có sự đánh giá lại nguyên nhân chênh lệch giữa thực thu với dự toán.
Thứ hai, số liệu về quyết toán thu ngân sách chưa được đánh giá một cách toàn diện. Việc đánh giá các số liệu quyết toán còn sơ sài, chưa đánh giá vào các nội dung thu, chỉ ra các nguyên nhân tăng - giảm thu, chưa đánh
giá được cơ cấu thu ngân sách đối với các nội dung thu có phù hợp hay không.
Thứ ba, thực tế là chưa công khai quyết toán thu hàng năm cho người dân biết được hàng năm họ đã thực hiện nộp vào ngân sách bao nhiêu, các nội dung đóng góp vào ngân sách là gì để người dân biết, có ý thức thực hiện, có những phản hồi đối với chính quyền địa phương cơ quan quản lý về thu ngân sách.
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra quản l thu ngân sách Nhà nƣớc
Công tác thanh tra là một trong bốn chức năng chính, quan trọng của ngành Thuế. Trong những năm gần đây, kinh tế tiếp tục được đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn, tình hình triển khai nhiệm vụ thu NSNN của ngành thuế cũng rất nặng nề.
Trên cơ sở chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Tổng cục Thuế và Cục Thuế tỉnh Tây Ninh giao hàng năm, Chi cục Thuế Thành phố Tây Ninh đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra. Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý thu NSNN tại Thành phố Tây Ninh hiện nay tương đối tốt. Có sự phối hợp với các Đội Kê khai – Kế toán thuế – Tin học, Đội Kiểm tra... thường xuyên rà soát quản lý chặt chẽ người nộp thuế, phân loại giám sát người nộp thuế có dấu hiệu kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế đồng thời có giải pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chống thất thu cho NSNN; chỉ đạo gắn trách nhiệm với các đoàn thanh tra kiểm tra phối hợp với bộ phận quản lý nợ để đảm bảo thu hồi tối đa số tiền thuế, tiền phạt sau thanh tra kiểm tra vào NSNN.
Tập trung triển khai công tác chống các hành vi vi phạm về hóa đơn: qua ứng dụng đối chiếu bảng kê hóa đơn trong toàn Thành phố nhằm phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Phối hợp với cơ quan An ninh điều tra, Cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh tế để điều tra, xác minh một số đường dây sử dụng hóa đơn bất hợp pháp chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước, nhằm răn đe, ngăn chặn dạng tội phạm này, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Triển khai tốt công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đúng tiến độ; kiểm soát chặt chẽ hồ sơ thanh tra, kiểm tra: Biên bản thanh tra, kết luận và quyết định xử lý, căn cứ pháp lý xác định các hành vi vi phạm, thời điểm vi phạm và xử lý hành vi vi phạm đảm bảo đúng quy định của pháp luật; đồng thời ngăn chặn và hạn chế tiêu cực, sai sót của cán bộ, đoàn thanh tra, kiểm tra; việc kiểm tra trong khi thu được cơ quan Thuế, Tài chính và Kho bạc kiểm tra, xét duyệt nghiêm ngặt theo chế độ, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước. Vì vậy, công tác kiểm tra chỉ quan tâm đến tính nguyên tắc, sự tuân thủ, hợp pháp của quy trình, của hóa đơn chứng từ chứ hầu như chưa quan tâm đến tính hiệu quả của hoạt động quản lý thu NSNN. Kết quả thanh tra, kiểm tra theo từng năm được thể hiện như sau:
Bảng 2. : Kết quả thanh tra, kiểm tra theo từng năm
VT: triệu đồng
2012 2013 2014 2015 2016 *Kiểm tra tại trụ sở NNT, trong đó:
ố DN iểm tra 85 83 100 106 129
ố tiền thuế tru thu, phạt 1.131 720 7.225 3.864 3.736 *Kiểm tra tại cơ quan thuế
ố DN đang quản l 1.279 1.542 1.635 1.851 2.445
ố hồ sơ phải iểm tra 1.279 1.542 1.635 1.851 2.445
ố hồ sơ đã iểm tra 1.279 1.542 1.635 1.851 2.445
ố hồ sơ thuế được ch p nhận 1.232 1.516 1.617 1.835 2.437
ố hồ sơ phải điều chỉnh 37 26 18 16 8
(Nguồn: Chi Cục thuế Thành phố T Ninh)
Để góp phần tăng thu ngân sách và kéo giảm nợ thuế đến mức thấp nhất, thời gian quan cơ quan thuế quyết tâm đẩy mạnh công tác thu nợ, xử lý nợ thuế theo đúng luật, đúng quy trình, đảm bảo số nợ thuế so với tổng số thực thu đạt tỷ lệ nợ đọng dưới 5 . Cụ thể như sau:
- Năm 2012: Tổng nợ có khả năng thu là 5.918 triệu đồng, chiếm 2,86 trên tổng số thu ngân sách Nhà nước là 206.518 triệu đồng.
- Năm 2013: Tổng nợ có khả năng thu là 12.006 triệu đồng, chiếm 4,9 trên tổng số thu ngân sách Nhà nước là 244.796 triệu đồng.
- Năm 2014: Tổng nợ có khả năng thu là 3.240 triệu đồng, chiếm 1,15 trên tổng số thu ngân sách Nhà nước là 281.251 triệu đồng.
- Năm 2015: Tổng nợ có khả năng thu là 3.639 triệu đồng, chiếm 1,2 trên tổng số thu ngân sách Nhà nước là 303.340 triệu đồng.
- Năm 2016: Tổng nợ có khả năng thu là 6.185 triệu đồng, chiếm 1,79 trên tổng số thu ngân sách Nhà nước là 343.980 triệu đồng.
2.3.6. Công tác thông tin tuyên truyền
Thành phố Tây Ninh đã triển khai các văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn định kỳ và thường xuyên về quyết toán thuế TNCN và TNDN hằng năm đến các tổ chức trên địa bàn đang quản lý, giúp cho người nộp thuế nhận thức, thông hiểu và đồng thuận với các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Tại mỗi kỳ đều có tổ chức phát phiếu thăm dò đối thoại, triển khai 51 văn bản Luật, dưới Luật cho hơn 4.000 lượt doanh nghiệp trên địa bàn thông qua các hội nghị đối thoại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp bằng 3 hình thức cơ bản là: trả lời trực tiếp (108 trường hợp), trả lời quan điện thoại (347 trường hợp) và trả lời bằng văn bản(35 trường hợp), không có trường hợp nào trễ hẹn. Khảo sát thực tế và sửa chửa 12 panô, làm mới 14 panô trên địa bàn Thành phố Tây Ninh nhằm tuyên truyền về thuế đến người dân. Cung cấp khoảng 7854 tờ rơi tuyên truyền về thuế và khai thuế qua mạng.
Tập trung phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế về các chính sách và thủ tục hành chính thuế, nhất là các quy định mới được ban hành hoặc sửa đổi bổ sung (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, phát
hành, sử dụng hóa đơn...). Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính thuế, mục đích, ý nghĩa, tác động, hiệu quả của việc cải tiến thủ tục, đổi mới phương thức kê khai, nộp thuế đối với cơ quan thuế và người nộp thuế trên địa bàn.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để người nộp thuế biết những lợi ích thiết thực của việc kê khai, nộp thuế điện tử từ đó tích cực tham gia thực hiện. Thường xuyên đưa tin về hoạt động của ngành thuế, phản ánh những hoạt động của ngành thuế hướng tới người nộp thuế, đồng hành cùng người nộp thuế, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; đồng thời phản ánh những nỗ lực của ngành thuế trong công tác quản lý thuế, thực hiện tốt nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN; xây dựng hình ảnh, nâng cao uy tín của ngành Thuế trong cộng đồng xã hội. Tuyên truyền, tôn vinh, tuyên dương kịp thời các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với NSNN; phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chây ỳ không nộp thuế.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
Trong công tác quản lý ngân sách Nhà nước những năm qua, Thành phố Tây Ninh đã đạt được những kết quả khả quan, thu ngân sách hàng năm đều cao hơn năm trước, tốc độ tăng thu cao và đều qua các năm, tỷ lệ nợ tồn đọng thuế khống chế giảm đến mức thấp nhất. Thu ngân sách đã góp phần to lớn trong đảm bảo nguồn lực về tài chính để tỉnh thực hiện thắng lợi các