Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 39)

Quy trình tổ chức nghiên cứu được thực hiện theo 4 bước được mô tả như bảng sau:

Bảng 2.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu

Bước 1: Nhận diện vấn đề

nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết và lựa chọn các tiêu chí cơ bản đánh giá

hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước thông qua nội dung quản lý và sử dụng vốn ngân sách; các tiêu chí định tính và định lượng.

- Nghiên cứu hồ sơ văn bản: nghiên cứu các tài liệu sách báo,

công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý và sử dụng vốn ngân sách; Các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động này.

- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp liên quan đến công tác thu chi,

quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Thông qua các báo cáo của các cơ quan quản lý, đặc biệt là tại phòng Tài chính Kế toán Huyện giai đoạn 2014 – 2016 và một phần 2017;

- Qua việc nghiên cứu tài liệu, tác giả đánh giá tổng quan các

công trình nghiên cứu, nhận diện vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Bước 2: Xây dựng phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia,

nhà quản lý để xác định mục đích, yêu cầu, nội dung của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích dữ liệu.

Bước 3: phương pháp thu thập và xử lý thông tin

- Các dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tác giả sàng sọc và

đưa vào phân tích, trình bày chi tiết trong chương 3 của luận văn.

Bước 4: Phân tích, báo cáo kết

quả nghiên cứu

- Qua phân tích các dữ liệu thu thập được giúp đánh giá hiệu

quả sử dụng vốn ngân sách tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Qua đó nhận diện được những thành quả chính, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân.

- Qua việc phân tích thực trạng sử dụng vốn ngân sách tại

huyện, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ngân sách tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

2.3. Phƣơn ph p thu th p và xử lý thông tin

Thông tin sử dụng trong nghiên cứu là các thông tin thứ cấp (số liệu, tài liệu có sẵn) được thu thập từ các thông tin được công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và huyện Thường Xuân, báo cáo của phòng Tài chính Kế toán huyện,…, Nghiên cứu cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu kinh tế vĩ mô, phân tích của các bộ, ban ngành, … làm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước tại huyên trong thời gian tới. Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là kết quả nghiên cứu và được công bố chính thức. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau như: báo cáo của UBND huyện Thường Xuân, báo cáo của phòng Tài chính Kế toán huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, báo cáo công tác chi ngân sách huyện trong thời gian qua,…

Nội dung thu thập thông tin thứ cấp được thể hiện trong bảng sau:

Bản 2.2. Phƣơn ph p thu th p thông tin

Thông tin cần thu th p Mụ đí h Nguồn thu th p Phƣơn ph p thu th p Lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cấp huyện. Tìm hiểu khung lý luận, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cấp huyện

Sách chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, báo cáo của UBND huyện Thường Xuân, phòng Tài chính Kế toán huyện và báo cáo của các cơ quan quản lý khác liên quan đến sử dụng ngân sách tại huyện, luận án, luận văn và

các nguồn trên internet khác. Nghiên cứu tài liệu, kế thừa những thành quả từ những nghiên cứu trước

Giới thiệu chung về Huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Tìm hiểu đặc điểm tình hình, kinh tế - xã hội, đặc điểm tự nhiên, bộ máy quản lý việc sử dụng ngân

Sách chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, báo cáo của

UBND huyện Nghiên cứu tài liệu, kế thừa những thành quả

sách nhà nước,… có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước tại huyện trong thời gian vừa qua.

Thường Xuân,

phòng Tài chính Kế toán huyện và báo cáo của các cơ quan quản lý khác liên quan đến sử dụng ngân sách tại huyện, luận án, luận văn và

các nguồn trên

internet khác.

từ những

nghiên cứu trước

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 – 2016 và một phần năm 2017.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện thông qua nội dung quản lý sử dụng ngân sách nhà nước tại huyện bao gồm: Lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện; đánh giá việc chấp hành ngân sách nhà nước cấp huyện; công tác

quyết toán ngân sách cấp huyện và hoạt động kiểm tra, thanh tra ngân sách nhà nước tại Huyện thời gian qua.

- Báo cáo của Ban kinh tế Trung ương, cục thống kê, bộ Xây dựng liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô, cạnh tranh trong ngành xây dựng; - Báo cáo tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty; báo cáo công ty tiếp thị đấu thầu tại

Phòng đấu thầu

Công ty;

- Phỏng vấn sâu đối với các cán bộ quản lý công tác tiếp thị đấu thầu tại Công ty.

Tra cứu tài liệu, kế thừa; Phỏng vấn sâu.

(Nguồn: tổng hợp của tác giả trong nghiên cứu này, năm 2017)

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp với việc nghiên cứu. Các dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập sẽ được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: i) những tài liệu về lý luận; ii) những tài liệu về tổng quan và thực tiễn nói chung liên quan đến quản lý sử dụng ngân sách nhà nước cấp huyện; iii) những tài liệu là báo cáo của UBND huyện và phòng Tài chính Kế toán huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

2.4. Phƣơn ph p phân tí h dữ liệu

 Phương pháp thống kê: được sử dụng để phân tích số liệu kết hợp với

phương pháp so sánh nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Cụ thể, qua các chỉ tiêu liên quan đến nội dung quản lý sử dụng ngân sách nhà nước tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 – 2016 dựa trên bốn nội dung quản lý sử dụng ngân sách nhà nước nêu ở phần lý luận trên,… Các dữ liệu sau khi được thu thập, sàng lọc và phân tích bằng phương pháp thống kê giúp tác giả đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thời gian vừa qua. Qua đó đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

 Phương pháp thống kê mô tả: Trong quá trình phân tích và xử lý số liệu

nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả đã được tác giả sử dụng. Luận văn sử dụng các thống kê mô tả thông qua các dữ liệu thu thập được từ các báo cáo, nguồn số liệu có được thông qua ý kiến các chuyên gia đã được tác giả phỏng vấn sâu, trao đổi, lấy ý kiến.

 Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu

tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hóa các vấn đề trong nhận thức tổng hợp. Kết quả nghiên cứu sau khi được tổng hợp sẽ giúp có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước tại huyên Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thời gian vừa qua. Nhận diện được những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.

CHƢƠNG 3

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở HUYỆN THƢỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2012 – 2016

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý sử dụng ngân sách của huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngân sách của huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá. Cách thành phố Thanh Hoá 53 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc. Phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào. Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân. Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, Như Xuân và Như Thanh.

Địa hình: Toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Nam. Có nhiều dãy núi cao như Chòm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi các sông: sông Khao, sông Chu, sông Đặt, sông Đằn. Có nhiều đồi bát úp, đất nông nghiệp nhỏ lẻ. Các xã vùng cao chủ yếu là ruộng bậc thang không chủ động tưới tiêu, bị rửa trôi mạnh. Có thể chia địa hình làm 3 vùng sinh thái:

Vùng cao: gồm 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ có độ cao

trung bình từ 500-700m.

Vùng giữa: Gồm 8 xã: Lương Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân, Luận Khê, Luận Thành, Xuân Cao có độ cao trung bình từ 150-200m.

Vùng thấp: Gồm 4 xã, 01 thị trấn: Ngọc Phụng, Thọ Thanh, Xuân Cẩm, Xuân Dương, Thị trấn Thường Xuân có độ cao trung bình từ 50-150m.

Khí hậu: Thường Xuân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa Hè khí hậu nóng đặc biệt là sự xuất hiện gió phơn Tây Nam vào đầu mùa Hạ (cuối tháng 4, đến tháng 6 có tới 20-30 ngày gió Tây). Mùa Đông lạnh giá khô hanh các xã miền núi cao hay có sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính khí hậu chuyển tiếp từ Hè sang Đông là mùa Thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa Đông sang

Diện tích tự nhiên của huyện Thường Xuân là: 111.323,79ha, trong đó: đất nông nghiệp 99.148,2 ha, chiếm 89,06% trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8.730,24 ha, đất sản xuất lâm nghiệp 90.417,96 ha; đất phi nông nghiệp 7.168,62ha, chiếm 6,44%; đất chưa sử dụng 5.006,97ha, chiếm 4,5%. Đất sản xuất chỉ có

8.730,24ha, chiếm 7,84% diện tích đất tự nhiên5.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Kinh tế

Huyện Thường Xuân là một trong 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, từ năm 2009 đến nay huyện Thường Xuân được Nhà nước hỗ trợ giảm nghèo nhành và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, cùng với nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế về tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Do đó, cơ cấu các ngành kinh tế của huyện có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng chậm, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đều đạt và vượt mức Tài chính - Kế hoạch, đến năm 2015 Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,85 triệu đồng/người/năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 41%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 28%; Thương mại và dịch vụ chiếm 31%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 29%, hộ cận nghèo 19,14%.

Sản xuất lâm - nông nghiệp và thuỷ sản phát triển ổn định. Đã áp dụng khoa học-kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu, đưa các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Tổng giá trị sản xuất lâm - nông nghiệp và thuỷ sản đạt 716,8 tỷ đồng bằng 107,4% so với năm 2014.

Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từng bước có hiệu quả. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 1.512 tỷ đồng đạt 146.94% so với năm 2014. Trong năm 2013 UBND tỉnh đã phê duyệt đầu tư cụm Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thị trấn Thường Xuân diện tích khoảng 9.6ha, cho đến nay đang được đầu tư cơ sở hạ tầng để đưa vào hoạt động dự kiến thu hút khoảng 1.500 lao động.

5 Uỷ ban nhân dân huyện Thường Xuân (2009), Đề án phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Thường Xuân giai đoạn 2009-2020, Thanh Hóa.

Các ngành nghề thủ công truyền thống, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định như đan lát mây tre đan, mộc dân dụng, sơ chế bột giấy, sơ chế gỗ keo, gồ tạp... đã tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.

Thương mại và dịch vụ tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất của ngành thương mại và dịch vụ đạt 748.715 tỷ đồng, bằng 122% so với cùng k ; hệ thống điện lưới, mạng viễn thông được mở rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Hoạt động dịch vụ văn hoá, du lịch phát triển trong năm 2014 đã có tới 105.000 lượt khách đến thăm quan và dâng hương tại khu di tích lịch sử văn hoá Cửa Đặt, góp

phần quảng bá hình ảnh huyện Thường Xuân đến với du khách trên cả nước6.

Văn hóa - xã hội

Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Thường Xuân đặt quyết tâm phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Cùng với nhân dân huyện Thường Xuân tiến hành thực hiện xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tích cực. Đến nay, đã công nhận các tiêu chí đạt tiêu chí nông thôn mới cho 15 xã: Thọ Thanh 10/19 tiêu chí, Xuân Dương 18/19 tiêu chí, Luận Thành, Vạn Xuân 15/19 tiêu chí, Yên nhân, Xuân Cao 12/19 tiêu chí, Lương Sơn, Luận Khê 13/19 tiêu chí, Xuân Cẩm, Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Xuân Lộc, Tân Thành 11/19 tiêu chí, Bát Mọt, Xuân Thắng 9/19 tiêu chí và xã Ngọc Phụng đã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. So với năm 2014 toàn huyện tăng thêm 40 tiêu chí đạt tiêu chí nông thôn mới.

Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Cơ sở vật chất cho giáo dục được tăng cường; Tỷ lệ học sinh khá, giỏi của cả ba cấp học đạt trên 52%, 14 giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh, 01 giáo viên được công nhận đạt giáo viên giỏi cấp Quốc gia; Tổng số trường học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 15 trường, đạt 17,6%.

6 Uỷ ban nhân dân huyện Thường Xuân (2015), áo cáo số 1647/ -U ND ngày 23/12/2015 về việc đánh giá kết quả thưc hiện phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh năm giai đoạn 2011-

Công tác y tế đã đầu tư xây dựng hệ thống khám chữa bệnh tại chỗ, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế được đầu tư và cũng cố bằng các trang thiết bị mới. Bệnh viện huyện đã được hiện đại hoá, trình độ cán bộ y, bác sỹ đã được đào tạo nâng cao trình độ.

Triển khai Đề án Nâng cao chất lượng làng, cơ quan văn hoá, xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)