ngân sách của huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá. Cách thành phố Thanh Hoá 53 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc. Phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào. Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân. Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, Như Xuân và Như Thanh.
Địa hình: Toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Nam. Có nhiều dãy núi cao như Chòm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi các sông: sông Khao, sông Chu, sông Đặt, sông Đằn. Có nhiều đồi bát úp, đất nông nghiệp nhỏ lẻ. Các xã vùng cao chủ yếu là ruộng bậc thang không chủ động tưới tiêu, bị rửa trôi mạnh. Có thể chia địa hình làm 3 vùng sinh thái:
Vùng cao: gồm 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ có độ cao
trung bình từ 500-700m.
Vùng giữa: Gồm 8 xã: Lương Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân, Luận Khê, Luận Thành, Xuân Cao có độ cao trung bình từ 150-200m.
Vùng thấp: Gồm 4 xã, 01 thị trấn: Ngọc Phụng, Thọ Thanh, Xuân Cẩm, Xuân Dương, Thị trấn Thường Xuân có độ cao trung bình từ 50-150m.
Khí hậu: Thường Xuân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa Hè khí hậu nóng đặc biệt là sự xuất hiện gió phơn Tây Nam vào đầu mùa Hạ (cuối tháng 4, đến tháng 6 có tới 20-30 ngày gió Tây). Mùa Đông lạnh giá khô hanh các xã miền núi cao hay có sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính khí hậu chuyển tiếp từ Hè sang Đông là mùa Thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa Đông sang
Diện tích tự nhiên của huyện Thường Xuân là: 111.323,79ha, trong đó: đất nông nghiệp 99.148,2 ha, chiếm 89,06% trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8.730,24 ha, đất sản xuất lâm nghiệp 90.417,96 ha; đất phi nông nghiệp 7.168,62ha, chiếm 6,44%; đất chưa sử dụng 5.006,97ha, chiếm 4,5%. Đất sản xuất chỉ có
8.730,24ha, chiếm 7,84% diện tích đất tự nhiên5.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Kinh tế
Huyện Thường Xuân là một trong 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, từ năm 2009 đến nay huyện Thường Xuân được Nhà nước hỗ trợ giảm nghèo nhành và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, cùng với nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế về tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Do đó, cơ cấu các ngành kinh tế của huyện có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng chậm, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đều đạt và vượt mức Tài chính - Kế hoạch, đến năm 2015 Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,85 triệu đồng/người/năm
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 41%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 28%; Thương mại và dịch vụ chiếm 31%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 29%, hộ cận nghèo 19,14%.
Sản xuất lâm - nông nghiệp và thuỷ sản phát triển ổn định. Đã áp dụng khoa học-kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu, đưa các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Tổng giá trị sản xuất lâm - nông nghiệp và thuỷ sản đạt 716,8 tỷ đồng bằng 107,4% so với năm 2014.
Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từng bước có hiệu quả. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 1.512 tỷ đồng đạt 146.94% so với năm 2014. Trong năm 2013 UBND tỉnh đã phê duyệt đầu tư cụm Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thị trấn Thường Xuân diện tích khoảng 9.6ha, cho đến nay đang được đầu tư cơ sở hạ tầng để đưa vào hoạt động dự kiến thu hút khoảng 1.500 lao động.
5 Uỷ ban nhân dân huyện Thường Xuân (2009), Đề án phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Thường Xuân giai đoạn 2009-2020, Thanh Hóa.
Các ngành nghề thủ công truyền thống, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định như đan lát mây tre đan, mộc dân dụng, sơ chế bột giấy, sơ chế gỗ keo, gồ tạp... đã tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.
Thương mại và dịch vụ tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất của ngành thương mại và dịch vụ đạt 748.715 tỷ đồng, bằng 122% so với cùng k ; hệ thống điện lưới, mạng viễn thông được mở rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Hoạt động dịch vụ văn hoá, du lịch phát triển trong năm 2014 đã có tới 105.000 lượt khách đến thăm quan và dâng hương tại khu di tích lịch sử văn hoá Cửa Đặt, góp
phần quảng bá hình ảnh huyện Thường Xuân đến với du khách trên cả nước6.
Văn hóa - xã hội
Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Thường Xuân đặt quyết tâm phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Cùng với nhân dân huyện Thường Xuân tiến hành thực hiện xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tích cực. Đến nay, đã công nhận các tiêu chí đạt tiêu chí nông thôn mới cho 15 xã: Thọ Thanh 10/19 tiêu chí, Xuân Dương 18/19 tiêu chí, Luận Thành, Vạn Xuân 15/19 tiêu chí, Yên nhân, Xuân Cao 12/19 tiêu chí, Lương Sơn, Luận Khê 13/19 tiêu chí, Xuân Cẩm, Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Xuân Lộc, Tân Thành 11/19 tiêu chí, Bát Mọt, Xuân Thắng 9/19 tiêu chí và xã Ngọc Phụng đã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. So với năm 2014 toàn huyện tăng thêm 40 tiêu chí đạt tiêu chí nông thôn mới.
Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Cơ sở vật chất cho giáo dục được tăng cường; Tỷ lệ học sinh khá, giỏi của cả ba cấp học đạt trên 52%, 14 giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh, 01 giáo viên được công nhận đạt giáo viên giỏi cấp Quốc gia; Tổng số trường học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 15 trường, đạt 17,6%.
6 Uỷ ban nhân dân huyện Thường Xuân (2015), áo cáo số 1647/ -U ND ngày 23/12/2015 về việc đánh giá kết quả thưc hiện phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh năm giai đoạn 2011-
Công tác y tế đã đầu tư xây dựng hệ thống khám chữa bệnh tại chỗ, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế được đầu tư và cũng cố bằng các trang thiết bị mới. Bệnh viện huyện đã được hiện đại hoá, trình độ cán bộ y, bác sỹ đã được đào tạo nâng cao trình độ.
Triển khai Đề án Nâng cao chất lượng làng, cơ quan văn hoá, xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Trong năm 2015, trên toàn huyện đã tổ chức khai trương được 4 cơ quan văn hoá; xét công nhận và công nhận lại cho 32 đơn vị thôn, bản. Công nhận mới cho 2 đơn vị và công nhận lại 3 năm liên tục cho 13/16 đơn vị nâng tổng số thôn, bản được công nhận mới lên 67 đơn vị, công nhận lại 3 năm liên tục lên 47 đơn vị.
Chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Cấp 286.665 kg gạo hỗ trợ cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2015. Cấp 33.525 kg gạo hỗ trợ hộ nghèo cho 04 thôn, xã Bát Mọt thuộc thôn bản khu vực Biên giới. Tặng 2.130 xuất quà cho các đối tượng thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người cao tuổi với tổng số tiền 565 triệu đồng. Thực hiện mua thẻ Bảo hiểm y tế cho 66.499 đối tượng.
Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội ở trên có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của huyện Thường Xuân, trong đó có hoạt động quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.
3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý sử dụng ngân sách nhà nước của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Phòng Tài chính - Tài chính - Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UBND huyện Thường Xuân, tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, với chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động công tác quản lý về tài chính, phòng còn thực hiện chức năng tham mưu giúp Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện tham gia xây dựng các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách và điều hành thu - chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn Huyện, chức năng, nhiệm vụ, bao gồm:
nhà nước về quản lý thu - chi ngân sách Nhà nước cấp Huyện, quản lý các đơn vị dự toán, ngân sách cấp xã, thị trấn và đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác Tài chính - Kế hoạch và đầu tư ngắn và trung hạn.
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của cấp chính quyền huyện giao, phòng Tài chính - Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt động, làm việc cho lãnh đạo và cán bộ công chức của phòng phù hợp với tình hình tổ chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo đúng Luật Ngân sách Nhà nước ban hành năm 2002.
Tổ chức bộ máy quản lý và quy chế hoạt động của phòng Tài chính - Tài chính - Kế hoạch được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 3.1. Bộ máy tổ chức phòng tài chính kế toán huyện Thƣờng Xuân 3.2. Thực trạng quản lý, sử dụn n ân s h nhà nƣớc tại huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa iai đoạn 2012 - 2016
3.2.1. Thực trạng chi ngân sách tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai oạn 2012 – 2016 oạn 2012 – 2016
Trong những năm qua chi ngân sách huyện vượt dự toán giao rất cao vì do tăng chế độ, chính sách thay đổi và được cấp trên bổ sung các chương trình mục
Trưởng phòng
Kế toán ngân sách xã, giáo dục
Kế toán tổng hợp
Kế toán quyết toán vốn đầu tư Phó phòng
tiêu phát sinh trong năm, đảm bảo được nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng một phần nhu cầu chi đầu tư phát triển và đáp ứng được nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội và bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn.
ản 3.1. Chi NSNN hu ện Thƣờn Xuân iai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung N m 2012 N m 2013 N m 2014 N m 2015 N m 2016 Tổng chi NSNN trên địa bàn 328.036 450.873 490.441 631.539 688.427
1. Chi đầu tư phát triển 8.451 6.279 6.236 43.847 51.172
2. Chi thường xuyên 228.349 311.590 354.519 452.939 483.966
3. Dự phòng ngân sách 5.931 6.190 5.555 6.631
4. Chi trợ cấp ngân sách cấp dưới 67.016 94.333 108.629 97.576 103.607
5. Chi nộp trả ngân sách cấp trên 1.436 17.293
6. Chi chuyển nguồn và kết dư NS 18.289 32.481 15.502 35.741 25.758
Nguồn: áo cáo quyết toán ngân sách huyện Thường Xuân, Thanh Hóa năm 2016)
Theo số liệu tại bảng trên cho thấy nguồn chi qua các năm của huyện đều chi vượt kế hoạch, tổng chi ngân sách huyện các năm đều tăng hơn so với năm trước. Năm 2012, tổng chi ngân sách của huyện là 328.036 triệu đồng, đạt 153% so với dự toán giao và bằng 101% so với cùng k ; Năm 2013, tổng chi ngân sách của huyện là 450.873 triệu đồng, đạt 182% so với dự toán giao và bằng 137% so với cùng k ; Năm 2014, tổng chi ngân sách của huyện là 490.441 triệu đồng, đạt 129% so với dự toán giao và bằng 109% so với cùng k ; Năm 2015, tổng chi 631.539 triệu đồng, đạt 217% so với dự toán giao và bằng 129% so với cùng k ; Năm 2016, tổng chi ngân sách huyện là 688.427 triệu đông, đạt 168% so với dự toán giao và bằng 109% so với cùng k .
ản 3.2. Chi tiết các khoản chi NSNN huyện giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Nội dung N m 2012 N m 2013 N m 2014 N m 2015 N m 2016 I Tổn hi NSNN trên địa bàn huyện 328.036 450.873 490.441 631.539 688.427
1 Chi ầu tư phát triển 8.451 6.279 6.236 43.847 51.172 2 Chi thường xuyên 228.349 311.590 354.519 452.939 483.966
2.1 Chi sự nghiệp kinh tế 7.578 14.179 27.321 24.825 25.309
2.2 Chi sự nghiệp giáo dục và
đào tạo 157.338 223.654 237.029 258.384 269.482
2.3 Chi sự nghiệp VHTT-
TDTT-PTTH 2.350 3.144 3.281 1.736 2.051
2.4 Chi sự nghiệp khoa học
công nghệ 30 105 35 35 35
2.5 Chi sự nghiệp y tế 25.028 29.927 32.404 33.437 43.601
2.6 Chi sự nghiệp môi trường 81 160 175 334 178
2.7 Chi đảm bảo xã hội 14.155 1.229 22.845 23.082 29.097
2.8 Chi quản lý hành chính- Đảng-đoàn thể 18.150 36.856 26.937 96.509 98.621 2.9 Chi quốc phòng 1.850 1.155 3.390 6.816 6.006 2.10 Chi an ninh 460 706 515 4.405 4.590 2.11 Chi trợ giá các mặt hàng chính sách 704 2.12 Chi khác ngân sách 625 475 587 895 2.617
2.13 Chi nộp trả ngân sách cấp trên 1.436 17.293
3 Dự phòng ngân sách 5.931 6.190 5.555 6.631 4 Chi ngân sách cấp dưới
67.016
94.333
108.629 97.576 103.607 5 Chi chuyển nguồn và kết
dư NS 18.289 32.481 15.502 35.741 559
Nguồn: áo cáo quyết toán ngân sách huyện Thường Xuân, Thanh Hóa năm 2016)
Đối với chi đầu tư phát triển: Đây là nguồn chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội do huyện quản lý, chủ yếu được cân đối từ nguồn thu tiền sử dụng đất hàng năm, nguồn tiết kiệm chi thường xuyên và nguồn tăng thu ngân sách. Do vậy, trong những năm qua bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện đã chủ động khai thác các nguồn đầu tư khác để tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở cơ sở, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư chi trong các năm. Năm 2012, ngân sách huyện chi 8.451 triệu đồng,
bằng 563% so với dự toán giao và bằng 73% so với năm 2011; Năm 2013, ngân sách huyện chi 6.279 triệu đồng, bằng 401% so với dự toán giao và bằng 74% so với năm 2012; Năm 2014, chi 6.236 triệu đồng, bằng 87% so với dự toán giao, bằng 99% so với năm 2013; Năm 2015, chi 43.487 triệu đồng bằng 293% so với dự toán và bằng 697% so với năm 2014; Năm 2016, chi 51.172 triệu đồng, bằng 320% so với dự toán giao và bằng 118% so với năm 2015. Chi đầu tư phát triển tăng mạnh trong năm 2015 và do trên địa àn huyện đã triển khai bán đấu giá quyền sử dụng đất được triển khai mạnh mẽ và thu được nguồn thu lớn để quay lại đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.
Đối với chi thường xuyên: Qua biểu số liệu cho thấy đây là khoản chi chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 69% - 78%) trên tổng số chi ngân sách của huyện; hàng năm, cơ bản các chỉ tiêu chi thường xuyên đều đạt và vượt so với dự toán được giao