Tồng quan về ngân hàng TMCP Hàng Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Hà Nội (Trang 43 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tồng quan về ngân hàng TMCP Hàng Hải

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

- Ngân hàng TMCP Hàng Hải là ngân hàng thƣơng mại cổ phần đƣợc thành lập đầu tiên sau khi Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh ngân hàng thƣơng mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đƣợc ban hành vào tháng 5 năm 1990 theo giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc cấp ngày 08/06/1991. Ngày 12/07/1991, MSB đã chính thức đi vào hoạt động. Ban đầu MSB chỉ có 24 cổ đông, với vài chục nhân viên làm việc tại các chi nhánh Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Có thể nói sự ra đời của MSB tại thời điểm đầu những năm 1990 đã góp phần tạo nên bƣớc đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

- Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2000, có thể nói đây là giai đoạn thử thách, cam go nhất của MSB. Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực bản thân cùng với sự đoàn kết của toàn thể nhân viên trong hệ thống MSB vì vậy, MSB đã dần lấy lại trạng thái cân bằng, ổn định.

- Giai đoạn 2005 đến 2010, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của MSB từ trƣớc tới nay. Phát triển không chỉ về vốn, quy mô mà còn phát triển mạnh mẽ cả về công nghệ, lẫn con ngƣời. Với số vốn điều lệ lên tới 8000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt gần 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lƣới hoạt động từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay là lên tới 230 điểm giao dịch toàn quốc.

- Đầu năm 2015, khi chính thức nhận sát nhập ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kong (MDB), đã khiến cho tổng vốn điều lệ của MSB tăng lên thành 11.800 tỷ đồng và tổng tài sản lên tới 113.000 tỷ đồng, với gần 300 điểm giao dịch trên toàn

quốc. Đƣa ngân hàng TMCP Hàng Hải lên Top 5 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn, và Top 3 ngân hàng TMCP có mạng lƣới giao dịch nhiều, rộng khắp.

3.1.2 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Sở Giao Dịch Giao Dịch

* Chi nhánh Sở Giao Dịch đƣợc thành lập vào ngày 01/06/2015 theo:

- Căn cứ điều lệ ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã đƣợc thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chuẩn y theo Quyết định số 719/QĐ-NHNN ngày 07-07-2003.

- Căn cứ Quy định về tổ chức và hoạt động của Hồi đồng quan trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần của Nhà nƣớc và nhân dân ban hành theo Quyết định số 1087/2001/QĐ-NHNN ngày 27-08-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Căn cứ Quy chế tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trụ sơ chính, chi nhánh, Văn phòng đại diện và Công ty trực thuộc ban hanh kèm theo quyết định số 01/QĐ-HĐQT ngày 12-01-2000.

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông thƣờng niên lần thứ 13 năm 2005 và Nghị quyết của Hội đồng Quản trị phiên họp lần thứ 16, nhiệm kỳ III.

- Căn cứ Quyết định số 742/QĐ-NHNN ngay 24-05-2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc v/v chuyển địa diểm trụ sở chính và mở chi nhánh cấp 1 của MSB;

* Địa chỉ:Số 115 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04.9433245 Fax: 04.9436477

Email: Msb@hn.vnn.vn Website: www.msb.com.vn

* Địa điểm kinh doanh trực thuộc: hiện nay chi nhánh Sở Giao Dịch gồm có 16 địa điểm kinh doanh trực thuộc và hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp – tên doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

3.1.3. Khái quát về sản phẩm thẻ của ngân hàng Hàng Hải

Thẻ ghi nợ: Là loại thẻ do Maritime Bank phát hành và cho phép chủ thẻ sử

dụng trong phạm vi số dƣ tài khoản thanh toán và hạn mức thấu chi để thực hiện các giao dịch thẻ tại ATM, POS và các kênh thanh toán thƣơng mại điện tử khác trong phạm vi sử dụng của từng loại thẻ ghi nợ. Thẻ ghi nợ tại ngân hàng Maritime Bank đƣợc chia làm 2 loại là: Thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.

Thẻ ghi nợ nội địa: Là loại thẻ do Maritime Bank phát hành cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi trên số dƣ tài khoản thanh toán và hạn mức thấu chi để thực hiện các giao dịch Thẻ ghi nợ tại ATM, POS trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và các kênh thanh toán thƣơng mại điện tử chấp nhận thẻ là phƣơng tiện thanh toán Hiện nay, có 2 loại thẻ ghi nợ nội địa là thẻ M-money và thẻ M1

Thẻ ghi nợ quốc tế: Là loại thẻ do Maritime Bank phát hành cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi trên số dƣ tài khoản thanh toán và hạn mức thấu chi để thực hiện các giao dịch Thẻ ghi nợ tại ATM, POS và các kênh thanh toán tự động, kênh thanh toán thƣơng mại điện tử khác trên toàn thế giới, nơi có biểu trƣng, biểu tƣợng của Tổ chức Thẻ Quốc Tế (Master Card) mà Maritime Bank là thành viên. Hiện nay, có 2 loại thẻ ghi nợ quốc tế là thẻ Master Card hạng chuẩn và Master Card hạng vàng

Thẻ ghi nợ tích hợp nội địa và quốc tế: Là loại thẻ do Maritime Bank phát hành cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi trên số dƣ tài khoản thanh toán và hạn mức thấu chi để thực hiện các giao dịch Thẻ ghi nợ tại ATM, POS và các kênh thanh toán tự động, kênh thanh toán thƣơng mại điện tử trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và các nơi khác trên toàn thế giới. Đối với trƣờng hợp sử dụng thẻ tại nƣớc ngoài, khác với lãnh thổ Việt Nam, cần tìm nơi có biểu tƣợng của Tổ chức Thẻ Quốc Tế (Master Card) mà Maritime Bank là thành viên.

Hiện nay, có 2 loại thẻ ghi nợ tích hợp nội địa và quốc tế là thẻ Easy Shop và Easy Shop Platinum.

Thẻ tín dụng (thẻ ghi có)

Thẻ tín dụng là loại thẻ do Maritime Bank phát hành cho phép chủ thẻ thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ, ứng tiền mặt trong phạm vi hạn mức tín dụng tuần hoàn đƣợc Maritime Bank cấp tại đơn vị chấp nhận thẻ có trƣng biểu tƣợng chấp nhận thẻ tƣơng ứng

Hiện nay, có 3 loại thẻ tín dụng là thẻ Platinum, White và Blue

3.1.4. Khái quát về tình hình phát hành thẻ của ngân hàng TMCP Hàng Hải – CN Sở Giao Dịch CN Sở Giao Dịch

Tác giả đã thu thập số liệu phát hành thẻ của ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi Nhánh Sở Giao Dịch giai đoạn từ năm 2010 đến quý III năm 2015. Theo bảng thống kế nhƣ sau:

Bảng 3.1 Bảng thống kê tình hình phát hành thẻ qua các năm

STT Năm Tổng số lƣợng thẻ Tổng số thẻ ghi nợ Tổng số thẻ tín dụng Tổng số thẻ tăng từng năm 1 2010 108.000 108.000 0 - 2 2011 215.000 215.000 0 107.000 3 2012 330.000 328.800 1.200 115.000 4 2013 510.000 500.700 9.300 180.000 5 2014 722.000 700.000 22.000 212.000 6 Quý III/2015 905.000 875.000 30.000 183.000

Từ bảng số liệu trên tác giả, có vẽ đồ thị thể hiện sự tăng trƣởng của số thẻ qua từng năm:

Hình 3.1 Biểu đồ số thẻ phát hành tăng từng năm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, số lƣợng thẻ mỗi năm có xu hƣớng tăng trƣởng năm sau cao hơn so với năm trƣớc. Với số liệu, tác giả thống kê tới thời điểm quý III năm 2015, tổng số thẻ của ngân hàng TMCP Hàng Hải là 905.000 thẻ và tăng 183.000 thẻ so với năm 2014, thì tới quý IV năm 2015 tổng số thẻ tăng trƣởng của năm 2015 so với 2014 có thể sẽ là: 219.000 thẻ. Vì hiện nay, theo số liệu thống trên báo cáo hàng ngày của ngân hàng thì trên toàn hệ thống trung bình 1 ngày phát hành đƣợc khoảng hơn 400 thẻ. Nhƣ vậy, nhìn vào số lƣợng thẻ phát hành của ngân hàng TMCP Hàng Hải, tác giả có thể đƣa ra số liệu đánh giá sơ bộ là, chất lƣợng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Hàng Hải là tốt, đƣợc khách hàng tin tƣởng nên số lƣợng thẻ phát hành ra ngày một tăng. Tuy nhiên để kiểm chứng lại kết luận trên, thì tác giả có tiến hành khảo sát khách hàng và kiểm chứng độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy để đƣa ra đƣợc các kết luận cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Hà Nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)