Điều kiện kinh tê xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 56 - 65)

Chƣơng 2 .THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI

2.1 Những nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nộ

2.1.2 Điều kiện kinh tê xã hội

Dân số và lực lượng lao động

Thành phố Hà Nội có tổng dân số đến năm 2013 là 7,128 triệu ngƣời, trong đó dân số thành thị là 3,024 triệu ngƣời, chiếm hơn 42,4% tổng số dân;

Dân số nông thôn là 4,103 triệu ngƣời, chiếm gần 57,6%; Mật độ dân số 2.169 ngƣời/km2

. (Xem bảng 2.1)

Dân số Hà Nội năm 2013 (7,128 triệu ngƣời) so với thời kỳ mới giải phóng (530.000 ngƣời) tăng gấp 13,5 lần. Tốc độ tăng cao chủ yếu từ sau mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008. Sau thời điểm sáp nhập năm 2008, dân số Hà Nội tăng từ 3-4 triệu lên 6-7 triệu ngƣời, tƣơng ứng số ngƣời sống ở nông thôn tăng lên: năm 2005 số ngƣời sống ở nông thôn chiếm 34,7% dân số (=1.103.900/3.182.700), đến năm 2013 tăng lên là 57,6% (= 4.103.700/7.128.300). Điều đó cho thấy, xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đời sống cho ngƣời nông dân ở khu vực nông thôn, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của Thành phố Hà Nội.

Bảng 2.1: Dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2013

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu 2005 2008 2010 2013

Dân số trung bình 3.182.700 6.350.000 6.617.900 7.128.300

Chia theo giới tính

- Nam 1.592.800 3.110.300 3.218.800 3.485.900 - Nữ 1.589.900 3.239.700 3.399.100 3.642.400

Chia theo khu vực

- Thành thị 2.078.800 2.566.300 2.816.500 3.024.600 - Nông thôn 1.103.900 3.783.700 3.801.400 4.103.700

(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, 2014)

Về chất lƣợng dân số, do tỷ lệ sinh giảm và điều kiện chăm sóc y tế đƣợc cải thiện đã tác động tích cực tới chất lƣợng của dân số. Đặc biệt là cải thiện cơ cấu tuổi của dân số, làm cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động chiếm đa số trong tổng số dân cƣ. Lực lƣợng lao động của thành phố Hà Nội thuộc loại

trẻ và liên tục đƣợc bổ sung bởi số ngƣời đến tuổi lao động nhập cƣ từ các tỉnh lân cận.

Số lao động trong các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2012 là 3.104.165 ngƣời, trong đó, số lao động có độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 57,7%; tiếp theo là nhóm có độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi, chiếm 37,8%; từ 56 đến 60 tuổi chiếm 3,2%; số còn lại là lao động dƣới 15 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. (Xem bảng 2.2)

Bảng 2.2: Lao động thành phố Hà Nội năm 2012

Đơn vị: người, %.

Chỉ tiêu Năm 2012

Số lượng %

Tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế 3.104.165 100

- Phân theo độ tuổi

+ Dƣới 15 tuổi 2.431 0,1

+ Từ 15 đến 34 tuổi 1.792.989 57,7

+ Từ 35 đến 55 tuổi 1.172.262 37,8

+ Từ 56 đến 60 tuổi 99.764 3,2

+ Trên 60 tuổi 36.719 1,2

- Phân theo trình độ chuyên môn đào tạo

+ Chƣa qua đào tạo 620.964 20

+ Đã qua đào tạo nhƣng không có chứng chỉ 553.034 17,8

+ Sơ cấp nghề 266.179 8,6

+ Trung cấp, Trung cấp nghề 424.559 13,7

+ Cao đẳng, Cao đẳng nghề 293.777 9,5

+ Trên đại học 82.778 2,7

+ Trình độ khác 72.289 2,3

(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, 2014)

Với lực lƣợng lao động trẻ, Hà Nội có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tƣ, phát triển kinh tế, đặc biệt là những ngành và khu vực kinh tế mới hình thành. Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 31,1%; năm 2011 tăng lên 38,7% và năm 2013 là 46,2%. Đây là một lợi thế của Hà Nội trong việc phát triển những ngành và lĩnh vực cần phải sử dụng lao động có chất lƣợng cao.

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở khu vực nông thôn thấp hơn so với khu vực thành thị. Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn đạt 15,9%, ở thành thị là 57,5%; Con số tƣơng ứng năm 2011 là: 21,4% và 64,7%; Và năm 2013 là: 30,8% và 62,6%. Thực trạng này đòi hỏi Thành phố trong giai đoạn tới, cần chú trọng đến công tác giáo dục, đào tạo, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô nói chung và nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới nói riêng.

Bảng 2.2 cho thấy, năm 2012, về trình độ chuyên môn đào tạo của lực lƣợng lao động, có 8,6% số ngƣời có bằng sơ cấp; 13,7% có bằng trung cấp; 9,5% có bằng cao đẳng, 2,7% có bằng đại học trở lên và tỷ lệ cao nhất là trình độ Đại học 25,5%. Song với 20% số ngƣời lao động chƣa đƣợc đào tạo, vẫn là lao động giản đơn là một thách thức lớn đối với Hà Nội trong việc đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Lao động với chất lƣợng thấp đồng nghĩa với việc làm không bền vững, việc trả lƣơng thấp và không đáp ứng đƣợc xu thế mới sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý. Lao động Hà Nội có tâm lý kén chọn việc làm và thu nhập rất nặng nề. Tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, việc làm không ổn định, việc làm tạm thời còn khá cao, chiếm khoảng 45% kết quả giải quyết việc làm hàng năm.

Kinh tế Hà Nội tăng trưởng với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Bình quân giai đoạn 2009-2013, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 9,4%/năm. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,9%/năm, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 9,4%/năm, các ngành dịch vụ tăng 10,1%/năm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tốc độ tăng trƣởng chậm, thấp hơn nhiều tốc độ tăng trƣởng chung. Đặc biệt là ngành nông nghiệp, giá trị tăng thêm liên tục giảm đã làm cho tốc độ tăng trƣởng của cả khu vực này giảm xuống. Nguyên nhân do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất canh tác liên tục bị thu hẹp. Đồng thời, sự biến đổi khí hậu gây mƣa lớn, rét đậm kéo dài đã ảnh hƣởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.

Giai đoạn 2009-2013, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Thủ đô theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (từ 52,3% năm 2009 lên 53,4% năm 2013) và ngành công nghiệp-xây dựng (từ 41,5% năm 2009 lên 41,7% năm 2013); giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 6,2% năm 2009 xuống 4,9% năm 2013).

Chia theo thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nƣớc, do tiến trình cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc nên có xu hƣớng giảm dần. Năm 2009, tỷ trọng kinh tế nhà nƣớc chiếm 44,3% trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), năm 2010 giảm xuống còn 43,5% và đến năm 2013 là 43,6%. Tuy tỷ trọng giảm dần, nhƣng kinh tế nhà nƣớc vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, có những đóng góp đáng kể trong tăng trƣởng và phát triển kinh tế Thành phố. (Xem bảng 2.3)

Bảng 2.3: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: %

Cơ cấu tổng sản phẩm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6,2 5,8 5,9 5,5 4,9 - Công nghiệp và xây dựng 41,5 41,8 41,7 41,5 41,7

- Dịch vụ 52,3 52,4 52,4 53,0 53,4

Chia theo thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nƣớc 44,3 43,5 43,4 43,5 43,6 - Kinh tế ngoài nhà nƣớc 37,7 38,2 38,5 38,7 38,9 - Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 16,4 16,7 16,6 16,6 16,5

- Thuế nhập khẩu 1,6 1,6 1,2 1,2 1,0

(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, 2014)

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu ngƣời tăng nhanh. Thời điểm mới sáp nhập, năm 2008, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu ngƣời của Hà Nội (cũ) là 42,2 triệu đồng/ngƣời, của Hà Tây (cũ) và Mê Linh là 10,8 triệu đồng/ngƣời. Tính chung của Hà Nội mới là 28,1 triệu đồng/ngƣời. Năm 2010 tăng lên 37,1 triệu đồng; năm 2013 tăng lên đến 63,3 triệu đồng. Sau 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng 125,3%, cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng cùng thời kỳ (tốc độ tăng giá tiêu dùng thời kỳ này là 61,7%).

Các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ, nông-lâm-thủy sản phát triển toàn diện.

Trong lĩnh vực công nghiệp, từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn có nhiều cơ hội tiếp cận đất đai, phát triển mặt bằng sản xuất hơn, đồng thời có thêm cơ hội tiếp cận nguồn nhân công giá rẻ, giải quyết đƣợc bài toán lao động phổ thông… Tính đến năm 2013, Hà Nội có 131 doanh nghiệp nhà nƣớc, 97,7 nghìn cơ sở sản xuất ngoài nhà nƣớc và 410 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia sản xuất công nghiệp. Thêm vào đó là 23 khu công nghiệp và 83 cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc phát triển

ngành công nghiệp của Thành phố.

Ngành xây dựng tăng trƣởng liên tục, giá trị tăng thêm đạt trung bình 10,57%/năm. Trong 5 năm, nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội, công trình giao thông, khu đô thị… đƣợc đầu tƣ xây dựng góp phần từng bƣớc hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Do đó, bộ mặt Thủ đô đã thay đổi nhanh chóng.

Công tác huy động vốn đầu tƣ trên địa bàn đƣợc đẩy mạnh: Năm 2013 tổng vốn đầu tƣ xã hội đạt 279 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành) (gấp 2,8 lần so năm 2008).

Các ngành dịch vụ tăng trƣởng cao, giá trị tăng thêm tăng bình quân 10,1%/năm. Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế Thủ đô.

Hà Nội đã phát huy thế mạnh của một trung tâm thƣơng mại, dịch vụ lớn của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nƣớc. Lĩnh vực thƣơng mại tiếp tục đƣợc chú trọng phát triển. Hạ tầng thƣơng mại đƣợc đầu tƣ. Trong 5 năm đã hoàn thành đƣa vào sử dụng 16 trung tâm thƣơng mại, 81 siêu thị và 33 chợ các loại (đến nay, trên địa bàn có 25 trung tâm thƣơng mại, 121 siêu thị và 414 chợ). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ duy trì tăng trƣởng khá, trung bình hàng năm tăng 23%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,2%/năm, trong đó, xuất khẩu địa phƣơng tăng 13,3%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 5,4%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng thấp hơn xuất khẩu, nhập siêu đƣợc kiểm soát.

Hà Nội tiếp tục phát huy thế mạnh là một trung tâm du lịch của cả nƣớc, là nơi trung chuyển khách du lịch đi các tỉnh phía Bắc. Hạ tầng du lịch đƣợc đầu tƣ phát triển. Trong 5 năm vừa qua đã hoàn thành đƣa vào xây dựng khoảng 2.500 phòng khách sạn. Doanh thu kinh doanh du lịch, lữ hành, khách

sạn năm 2013 đạt 18,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9%/năm.

Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, trình độ cao, chất lƣợng cao tiếp tục đƣợc phát triển: Ngân hàng, thông tin, bƣu chính, viễn thông… Từng bƣớc xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính-ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nƣớc. Hệ thống bƣu chính, viễn thông đƣợc nâng cấp, đạt tiêu chuẩn tiên tiến.

Dịch vụ vận tải đƣợc quan tâm phát triển, nhất là vận tải công cộng. Mạng lƣới xe buýt công cộng đƣợc bố trí ở khắp các tuyến đƣờng quan trọng, các khu dân cƣ. Đến nay, hệ thống dịch vụ vận tải công cộng đáp ứng khoảng 20% tổng nhu cầu đi lại trên toàn thành phố, đã góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm tiêu dùng xã hội về giao thông và hạn chế gia tăng các phƣơng tiện cá nhân.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn Hà Nội phát triển hơn nhiều địa phƣơng khác trên cả nƣớc. Năm 2009, Hà Nội đã có 71,88% đƣờng trục xã, liên xã đƣợc trải nhựa hoặc bê tông, 61,73% đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa, 56,25% đƣờng ngõ xóm đƣợc bê tông hóa; trên 80% số trƣờng, lớp học đƣợc xây dựng kiên cố hóa, trong đó có 19% đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống thủy lợi, đê điều đƣợc quan tâm đầu tƣ cơ bản, đáp ứng yêu cầu phục vụ tƣới tiêu và phòng, chống lụt bão. Công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm dân cƣ, xử lý rác thải, vệ sinh môi trƣờng có nhiều tiến bộ, đã từng bƣớc tạo dựng lên bộ mặt nông thôn mới theo hƣớng văn minh, hiện đại….Đến nay, do kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng đƣợc hiện đại hóa, là một nhân tố thúc đẩy đầu tƣ vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Sản xuất nông nghiệp có bƣớc phát triển khá: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2013 gấp 1,2 lần năm 2009. Năm 2013, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 100 triệu đồng/ha,

cao gấp 1,73 lần năm 2008. Nội bộ ngành nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu theo hƣớng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Ngành trồng trọt giảm tỷ trọng từ 48,5% (2008) xuống còn 45,5% (năm 2013). Chăn nuôi tăng tỷ trọng từ 49% (năm 2008) lên 50,3% (năm 2013). Thủy sản tăng từ 3,9% (năm 2008) lên 7,9% (năm 2013).

Sự nghiệp phát triển văn hóa xã hội, giáo dục, y tế và con người đạt được nhiều thành tựu.

Cùng với phát triển kinh tế, Hà Nội tiếp tục đạt đƣợc nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển văn hóa xã hội và con ngƣời. Môi trƣờng văn hóa Thủ đô chuyển biến tích cực, văn hóa ở nơi công cộng đƣợc cải thiện, văn minh xã hội đƣợc nâng lên một bƣớc. Hà Nội là địa phƣơng đảm bảo tốt các điều kiện phúc lợi xã hội cho sự phát triển con ngƣời. Công tác quản lý văn hóa, bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đƣợc tăng cƣờng có hiệu quả. Phong trào xây dựng Thủ đô văn minh-xanh-sạch-đẹp đƣợc tuyên truyền rộng rãi.

Qui mô, chất lƣợng, giáo dục tiếp tục đƣợc giữ vững và mở rộng ở một số bậc học, ngành học.

Hà Nội là nơi tập trung đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực, với hàng trăm viện nghiên cứu và nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhân tài, chất xám và ứng dụng công nghệ cao phát triển kinh tế-xã hội Thành phố nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.

Hoạt động y tế đƣợc quan tâm phát triển mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Hà Nội là một trong hai Thành phố có mạng lƣới y tế qui mô lớn nhất cả nƣớc, tập trung nhiều bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, là nơi có mật độ các cơ sở y tế công lập dày đặc nhất trong cả nƣớc, tập trung số lƣợng

lớn các bệnh viện đầu ngành trong cả nƣớc. 100% số xã/phƣờng có trạm y tế. Cán bộ y tế làm việc tại các cơ sở y tế có trình độ tiến sỹ y khoa và dƣợc khoa, chuyên khoa I, II y khoa và dƣợc, thạc sỹ, bác sỹ, dƣợc sỹ đại học và cử nhân y tế công cộng…trong đó có nhiều y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao. Đây là một ƣu thế của Hà Nội trong việc chăm sóc sức khỏe ngƣời dân Thủ đô.

Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính, tình hình kinh tế-xã hội của Thủ đô đã có những bƣớc phát triển rất lớn mạnh. Những thành tựu đạt đƣợc trong giai đoạn này sẽ là tiền đề để Hà Nội vững bƣớc trên những chặng đƣờng tiếp theo, là tiền đề để Hà Nội xây dựng thành công nông thôn mới, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc. Đồng thời, với tác động từ chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp, nông thôn, nông dân đang dần đóng vai trò quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)