Chƣơng 2 .THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI
2.3 Đánh giá chung về quá trình xây dựng NT Mở Thành phố Hà Nội
2.3.2 Những hạn chế chủ yếu
Thứ nhất, tiến độ xây dựng xã nông thôn mới còn chậm so với mục tiêu đặt ra. Đến nay mới có 38xã/386xã (đạt 9,8%) số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hà Nội hiện còn 4 huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phú Xuyên, Mỹ Đức chƣa có xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Kết quả đạt đƣợc của một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đến hết năm 2013 còn thấp nhƣ: Giảm tỷ lệ hộ nghèo (đạt 44,64%), nâng cao thu nhập cho nhân dân (50,87%), thủy lợi (36,41%), môi trƣờng (55,61%), chợ nông thôn (47,63%), cơ sở vật chất văn hóa (27,43%), trƣờng học (39,4%).
Chất lƣợng dịch vụ y tế, giáo dục ở một số địa phƣơng chƣa đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch còn thấp. Vệ sinh môi trƣờng nông thôn ở một số nơi chƣa đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, nhất là các làng nghề. Việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân, nhất là nông dân ở những nơi bị thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp chƣa đáp ứng yêu cầu. Đời sống và thu nhập của một bộ phận nông dân vùng xa trung tâm, thuần nông, vùng đồng bào dân tộc còn thấp, không ổn định, vẫn còn nhiều lao động thiếu việc làm, kinh tế còn khó khăn, nhƣ: Ứng Hòa: 16,46 triệu đồng; Mỹ Đức: 17,5 triệu đồng; Thƣờng Tín: 19,5 triệu đồng/ngƣời/năm... xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới của nhiều xã thấp; cơ sở vật chất yếu kém; hệ thống hạ tầng kinh tế-kỹ thuật nông thôn đầu tƣ chƣa đồng đều giữa các địa phƣơng và thiếu đồng bộ, chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân; hạ tầng về giao thông nông thôn, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất nhiều nơi còn khó khăn, nhất là ở những vùng xa trung tâm nên khi tiến hành xây dựng nông thôn mới cần phải đầu tƣ nhiều mới đáp ứng đƣợc theo tiêu chí.
Những tiêu chí đạt thấp là những tiêu chí đòi hỏi phải có thời gian, nguồn vốn lớn, có sự đầu tƣ đồng bộ mới có thể đạt đƣợc.
Thứ hai, nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới chƣa tƣơng xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là hạn chế, nhƣng cũng là nguyên nhân của những hạn chế. Nếu không bổ sung mạnh mẽ thêm nguồn lực, nhiều địa phƣơng sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới.
Tỷ trọng đầu tƣ hàng năm từ ngân sách cho khu vực nông thôn còn thấp so với tổng đầu tƣ xã hội, chỉ chiếm khoảng 5%. Tỷ trọng đầu tƣ từ các nguồn còn có sự chênh lệch lớn, đầu tƣ từ ngân sách gấp 5 lần so với vốn tín dụng ngân hàng thƣơng mại, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng không đáng kể; đầu tƣ xã hội cho khu vực nông thôn còn hạn chế. Nguồn lực đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn chủ yếu là ngân sách Nhà nƣớc; Công tác đấu giá đất còn gặp nhiều khó khăn do thị trƣờng bất động sản đóng băng; Công tác xúc tiến đầu tƣ hiệu quả thấp; Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chƣa thu hút đƣợc các hộ, các doanh nghiệp đầu tƣ, dẫn đến việc thu hút đƣợc nguồn lực xã hội chƣa nhiều.
Tổng kinh phí đầu tƣ cho nông thôn mới toàn thành phố lũy kế đến hết năm 2014 là 21.196,597 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc: 16.117,258 tỷ đồng; Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách 5.079,34 tỷ đồng. (Nhân dân đóng góp: 2.985,215 tỷ đồng; Doanh nghiệp, tổ chức, khác: 2.094,125 tỷ đồng).
Tổng số nguồn vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội là một kết quả rất tích cực nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình kinh tế trong nƣớc còn khó khăn, việc bố trí ngân sách đầu tƣ là hạn hẹp, nguồn vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thấp. Số huy động từ doanh nghiệp, tổ chức của thành phố Hà Nội chỉ đạt 9,9% (2.094,125 tỷ đồng/21.196,597 tỷ đồng) trong khi yêu cầu đặt ra đối với nguồn vốn đầu tƣ của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ tƣ nhân và các loại hình kinh tế khác là khoảng 20% trong tổng các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba, còn có tình trạng đầu tƣ dàn trải, thiếu tập trung. Một số dự án hoàn thành nhƣng không khai thác hiệu quả (điển hình là một số công trình
cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn). Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống kênh mƣơng và giao thông nội đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đòi hỏi phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chƣa vững chắc, chất lƣợng sản phẩm còn hạn chế, chƣa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn. Công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất hiệu quả chƣa cao. Có rất ít các dự án trong các lĩnh vực quan trọng, phức tạp về kĩ thuật và xã hội nhƣ: Xử lí ô nhiễm môi trƣờng các làng nghề, xử lí rác thải, cấp nƣớc sinh hoạt... đƣợc triển khai.
Thứ tư, công tác dồn điền đổi thửa là việc làm khó, liên quan đến quyền lợi của toàn thể ngƣời dân nông thôn, đụng chạm nhiều vấn đề nhạy cảm tồn tại trong các xã. Do vậy, một số địa phƣơng khi mới xây dựng kế hoạch còn e dè, chƣa quyết tâm nên kết quả dồn điền đổi thửa còn hạn chế, còn tình trạng đơn thƣ khiếu nại nhƣ: xã Kim Lũ và xã Xuân Thu huyện Sóc Sơn; xã Nghiêm Xuyên, xã Dũng Tiến Thƣờng Tín, Cổ Đô- huyện Ba Vì; Phú Túc- huyện Phú Xuyên; Long Xuyên- huyện Phúc Thọ, thôn Trung Vực Trong xã Thƣợng Vực, huyện Chƣơng Mỹ...; thậm chí có nơi việc triển khai dồn điền đổi thửa thiếu khoa học, chia ruộng chậm nên một số diện tích sản xuất không kịp thời vụ dẫn đến bức xúc trong nhân dân nhƣ: xã Kim Lũ và xã Xuân Thu huyện Sóc Sơn, xã Lệ Chi huyện Gia Lâm; xã Cao Viên, xã Xuân Dƣơng huyện Thanh Oai....
Thứ năm, hệ thống làng nghề tuy nhiều nhƣng sức sản xuất, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nhìn chung còn nhiều hạn chế, công tác nhân cấy, phát triển nghề mới còn khó khăn làm cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn nông thôn; vệ
sinh môi trƣờng nông thôn ở một số nơi chƣa đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, nhất là các làng nghề, chế biến nông sản.
Thứ sáu, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn chƣa tƣơng xứng với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất; việc phối hợp, liên kết, liên doanh trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ giữa nông dân với nông dân và giữa nông dân với doanh nghiệp còn rất khó khăn. Trong khi đó hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chƣa thể hiện đƣợc vai trò chủ thể trong sản xuất, phân phối sản phẩm.