Bối cảnh kinh tế mới tác động đến quá trình xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 101)

Chƣơng 2 .THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI

3.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở

3.1.1 Bối cảnh kinh tế mới tác động đến quá trình xây dựng NTM

Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này đƣợc đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929- 1933. Nhiều nƣớc công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nƣớc lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Năm 2014, đà phục hồi của kinh tế toàn cầu mạnh hơn, mặc dù tốc độ tăng trƣởng còn thấp và không đồng đều song các điều kiện vĩ mô ổn định hơn. Nhiều nền kinh tế trong khu vực cũng đạt mức tăng trƣởng khá song nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong “vùng tăng trƣởng thấp” mặc dù đà sụt giảm tốc độ tăng trƣởng đã đƣợc chặn lại.

Trong nƣớc, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trƣởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trƣởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn ở mức khá cao và chƣa có dấu hiệu giảm; tăng trƣởng tín dụng vẫn ở mức thấp; giải ngân vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu Chính phủ chậm. Nợ xấu tăng. Bất động sản tiếp tục đóng băng… Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội

nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trƣờng sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, là một nƣớc đang phát triển và đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới, nƣớc ta có những cơ hội để phát triển, đồng thời đang và sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức.

Hội nhập kinh tế thế giới, nông sản Việt Nam có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trƣờng nông sản khu vực và thế giới. Nông sản, lâm sản, thuỷ sản xuất khẩu của nƣớc ta sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi mức thuế quan thấp nhất, nhiều hàng rào phi thuế quan sẽ đƣợc bãi bỏ tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản nƣớc ta. Ngƣời nông dân Việt Nam cũng sẽ đƣợc hƣởng nhiều lợi ích hơn trƣớc từ cơ hội tiếp cận với những tiến bộ về khoa học-công nghệ hiện đại, đƣợc tiếp thu, chuyển đổi các bí quyết công nghệ sinh học để tạo lập ra nhiều loại giống mới cho vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu nóng ẩm, gió mùa của vùng nhiệt đới nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống ngƣời nông dân; tiếp cận với những nguồn tài trợ thuộc các tổ chức quốc tế để phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo; tiếp cận với nguồn tài trợ phi chính phủ, viện trợ nhân đạo của các tổ chức Liên hợp quốc. Mặt khác, dƣới sức ép của luồng hàng nhập khẩu mạnh mẽ từ các thị trƣờng bên ngoài vào Việt Nam mà ngƣời nông dân nƣớc ta và các doanh nghiệp kinh doanh chế biến hàng nông lâm thuỷ sản buộc phải không ngừng phấn đấu vƣơn lên để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sản xuất. Từ sức mạnh nội lực kết hợp với sự mở rộng quan hệ quốc tế mà một số mặt hàng nông sản Việt Nam đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng quốc tế, góp phần thu về một lƣợng ngoại tệ to lớn xây dựng đất nƣớc ngày càng ổn định và phát triển, kinh tế nông thôn khởi sắc hơn.

Khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới, xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn quá thấp. Gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lao động

nông nghiệp, nông thôn, trong đó đa phần có kỹ năng nghề rất thấp; sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính truyền thống. Trong cơ cấu GDP, nông nghiệp vẫn chiếm 25%, trong khi đó ở các nƣớc phát triển, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ còn 3%. Điều này cho thấy để bắt kịp trình độ của thế giới, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt là đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn và đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thách thức lớn nhất đối với nông nghiệp nƣớc ta khi tham gia thị trƣờng thế giới là khả năng cạnh tranh của các hàng nông sản trong nƣớc với hàng ngoại nhập có chất lƣợng cao. Đây là sự cạnh tranh sòng phẳng và khốc liệt theo quy luật của kinh tế thị trƣờng.

Trƣớc những thách thức và cơ hội đó, ngay sau Đại hội XI, Đảng và Nhà nƣớc ta đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hƣớng tập trung ƣu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trƣởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội...trong đó, nông nghiệp với vai trò là nền tảng cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển, là mặt trận hàng đầu, đƣợc Đảng, Nhà nƣớc chủ trƣơng phát triển theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung các giải pháp tạo điều kiện để các hộ nông dân có quy mô nhỏ lên mô hình cao hơn với nền kinh tế tập trung và tham gia vào thị trƣờng hàng hóa, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Đƣa nông hộ nhỏ vào hội nhập và hỗ trợ họ hội nhập bằng cách đƣa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy các mô hình sản xuất có tính liên kết nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp và theo hình thức hợp tác công tƣ (PPP). Đồng thời tiến hành tái cơ cấu nông nghiệp, nhà nƣớc đóng vai trò dẫn dắt nông dân bằng việc ra các chính sách hỗ trợ sản xuất. Trong bối cảnh hiện nay, ngành nông nghiệp đang tập trung triển khai sâu rộng tái cơ cấu ngành theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và đây sẽ là giải pháp quan trọng nhất, căn cơ

nhất thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam hội nhập, nhằm tối đa hóa các lợi ích từ hội nhập kinh tế quốc tế đối với nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực, rủi ro đến nông dân Việt Nam.

3.1.2 Định hướng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và đến năm 2020

* Đảm bảo đúng định hướng của Nhà nước

Trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bƣớc đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam. [38]

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2011-2020 đã xác định rõ định hƣớng trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của Việt Nam:

Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cƣ. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trƣờng. Triển khai chƣơng trình nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bƣớc đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trƣờng thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tƣ vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tƣ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả Chƣơng trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Thực hiện tốt các

chƣơng trình hỗ trợ nhà ở cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách, chƣơng trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ. [22, tr. 123].

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, định hƣớng phát triển nông nghiệp và nông thôn thành phố Hà Nội theo hƣớng văn minh, hiện đại, hiệu quả, bền vững.

Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, sinh thái trên cơ sở hình thành những khu nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo tồn, phát triển văn hóa, du lịch và xây dựng nông thôn mới; từng bƣớc hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao; nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp. Quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp, xác định các vành đai xanh, các tuyến nông nghiệp sinh thái và các khu nông nghiệp công nghệ cao. Ƣu tiên xây dựng, phát triển vành đai xanh, rau, hoa quả, cây cảnh để phục vụ đời sống và bảo vệ môi trƣờng; tập trung phát triển các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao; chú trọng phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch gắn kết với hệ thống phân phối và tiêu thụ nông sản. Hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm cấp quốc gia về nghiên cứu và sản xuất một số giống cây trồng, vật nuôi chất lƣợng cao; phát triển toàn diện dịch vụ nông nghiệp; mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm; khuyến khích triển khai các mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến, hiệu quả nhƣ trang trại, gia trại. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn theo hƣớng đa dạng hóa, gắn kết hài hòa với giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trƣờng sinh thái; xây dựng, nâng cấp, từng bƣớc hiện đại hóa, đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở khu vực nông thôn, rút ngắn chênh lệch về

trình độ phát triển và sự khác biệt về điều kiện sống của ngƣời dân khu vực nông thôn và thành thị. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân; Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình xây dựng nông thôn mới theo hƣớng văn minh và phát triển bền vững, kết hợp hài hòa các yếu tố văn hóa, các yếu tố kinh tế, các yếu tố xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Giá trị gia tăng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân khoảng 1,5 - 2,0%/năm giai đoạn 2011 - 2020 và 1,0 - 1,5%/năm giai đoạn 2011 - 2030. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 70% và năm 2030 có 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia [13].

Cụ thể, ngày 02/01/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ- CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2014, trong đó có giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới [15].

Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, sản phẩm trên địa bàn từng địa phƣơng, vùng, cả nƣớc gắn với thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Hoàn thiện cơ chế chính sách, nhất là về phân cấp quản lý để bảo vệ và sử dụng hiệu quả đất lúa. Khuyến khích phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn, các khu nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các vùng nguyên liệu hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất, quản lý đã có hiệu quả trong thực tiễn, nhất là mô hình cánh đồng lớn. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, trƣớc mắt tập trung vào những vùng đã phát

triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Khuyến khích hợp tác, liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia. Ƣu tiên nguồn lực và huy động toàn xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ƣu đãi doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định của Chính phủ; khuyến khích đầu tƣ phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi hiện có. Tiếp tục đầu tƣ phát triển các hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển thủy sản và nghề muối, các công trình cấp thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng nông thôn.

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đảm bảo đúng định hƣớng của nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong xây dƣ̣ng nông thôn m ới của Hà Nô ̣i cần lƣu ý đến những nét khác biê ̣t so với các t ỉnh, thành phố khác trong cả nƣớc.

* Định hướng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội có đặc thù riêng

Phát triển của Hà Nội có ý nghĩa với sự phát triển của cả nƣớc. Thủ đô Hà Nội, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nơi thu hút và lan toả các nguồn lực vật chất và tinh thần vô giá của cả nƣớc và vì cả nƣớc. Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, khoa học và công nghệ, thể thao, y tế, tài chính ngân hàng và thƣơng mại, nơi hội tụ các tinh hoa, các giá trị văn hóa, là một trong các đầu tàu về kinh tế lớn nhất cả nƣớc. Những lợi thế nguồn lực đặc thù đó là cơ sở cho xây dựng và phát triển sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa nông thôn cùng với phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội. Mục tiêu phấn đấu của Hà Nội đến năm 2015, có 40% số xã trên địa bàn Thành phố đạt chuẩn

nông thôn mới, đến hết năm 2020 toàn Thành phố có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2030 sẽ hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Cho nên các yêu cầu xây dƣ̣ng nông thôn m ới của Hà Nô ̣i có rất nhiều nét khác biệt so với các xã nông thôn khác trong cả nƣớc.

Thành phố Hà Nội xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, sản xuất hàng hóa sử dụng chất lƣợng cao, có năng suất cao, tăng trƣởng nhanh và bền vững; góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý theo hƣớng gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với dịch vụ, du lịch và công nghiệp, cụ thể là:

Thứ nhất, nông thôn Hà Nô ̣i phải là nông thôn nhanh chóng đƣợc hiê ̣n đa ̣i hóa… Phát triển nông nghiê ̣p toàn diện, đa dạng theo hƣớng tập trung, sản xuất hàng hóa sƣ̉ du ̣ng kỹ thuâ ̣t cao, có năng suất chất lƣợng cao, gắn với mu ̣c tiêu phát triển đô thi ̣ sinh thái môi trƣờng , phát triển bền vững , bảo đảm an ninh lƣơng thƣ̣c…. CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn cần đi trƣớc một bƣớc để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống ngƣời nông dân, thu hẹp khoảng cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)