Quan điểm xây dựng nông thôn mới của Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 65 - 67)

Chƣơng 2 .THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI

2.1 Những nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nộ

2.1.3 Quan điểm xây dựng nông thôn mới của Hà Nội

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, khu vực nông thôn của Hà Nội có diện tích tự nhiên 2.841,8 km2, chiếm 84,9% diện tích Thành phố, với diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp trên 192 ngàn ha, dân số trên 4 triệu ngƣời, chiếm trên 60% dân số thành phố, nhƣng thu nhập bình quân ở khu vực ngoại thành từ 700 đến 800 USD/ngƣời/năm, trong khi ở nội thành là 3.000 USD/ngƣời/năm. Khu vực nông thôn rộng lớn nhƣng nhiều địa phƣơng cơ sở hạ tầng chƣa phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, chênh lệch thu nhập giữa khu vực nội thành và nông thôn còn khoảng cách lớn … Hà Nội đang đứng trƣớc xu thế đô thị hoá nhanh, mạnh, sự phát triển nóng của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, các vấn đề xã hội, an ninh, môi trƣờng có nhiều bức xúc… .

Khu vực nông thôn Hà Nội đƣợc coi là nơi cung cấp nguồn nhân lực xây dựng Thủ đô, đất đai cho phát triển, xây dựng hạ tầng và đô thị, cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng cho Thành phố nên có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Với tầm quan trọng đó và trƣớc tính cấp thiết của việc đổi mới nông thôn, Hà Nội xác định việc xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ và chính quyền Thành phố.

HĐND Thành phố đã có Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 và UBND Thành phố có Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 về phê duyệt Đề án “Xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030”.

Hà Nội coi việc xây dựng NTM: Thứ nhất, là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại; vì vậy cần đƣợc sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị;

Thứ hai, Phải tuân thủ theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 và quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và các quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế xã hội các huyện, thị xã; Thứ ba, Phải vừa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, vừa bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng Thủ đô phát triển bền vững; Thứ tư, Triển khai đồng bộ, toàn diện, có sự tập trung ƣu tiên cho các mô hình điểm. Đồng thời triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các xã đạt các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa và xã hội.

Phƣơng châm xuyên suốt là phát huy nội lực của cộng đồng, ý chí tự chủ, tự lực, tự cƣờng của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nƣớc và phù hợp với điều kiện từng cơ sở.

Hà Nội phân đấu: Giai đoạn 2010-2015 có 161/401 xã (bằng 40% tổng số xã) đạt chuẩn nông thôn mới; Giai đoạn 2016-2020 có thêm 120/401 xã (bằng 30%) và đến hết năm 2020 toàn Thành phố có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Định hƣớng đến 2030: Hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới ở 401 xã trên địa bàn Thành phố (đạt 100%).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)