Kinh nghiệm Bảo hiểm tiền gửi ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 35 - 44)

1.2 Cơ sở lý luận về Bảo hiểm tiền gửi

1.2.4 Kinh nghiệm Bảo hiểm tiền gửi ở một số nước trên thế giới

1.2.4.1 Bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ

Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) đƣợc thành lập sau khủng hoảng tài chính đầu thế kỷ XX, vào ngày 16 tháng 6 năm 1933 theo sắc lệnh của Tổng thống Franklin D.Roosevelt. Đây là cơ quan bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới đƣợc thành lập và đi vào hoạt động. FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Mục đích thành lập của FDIC là bảo vệ ngƣời gửi tiền trong các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng trên khắp nƣớc Mỹ. Hiện nay, FDIC bảo hiểm tiền gửi cho khoảng 8.390 ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng

Mạng lƣới FDIC gồm trụ sở chính đặt tại Washington DC, 06 chi nhánh khu vực đặt tại các tiểu bang. Dƣới các chi nhánh khu vực còn có các chi nhánh địa phƣơng là cơ quan trực tiếp thực hiện việc kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Hành lang pháp lý cho hoạt động của FDIC

FDIC hoạt động theo Luật Bảo hiểm tiền gửi ban hành năm 1933 và các tu chính luật do Tổng thống ban hành với sự chấp thuận của Quốc hội qua từng thời kỳ. Năm 1980, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua tu chính luật bắt buộc các tổ chức nhận tiền gửi phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tu chính luật năm 1990 cho phép FDIC toàn quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản các tổ chức nhận tiền gửi bị đóng cửa, phá sản mà không chịu sự chi phối của các cơ quan kiểm soát khác cũng nhƣ các quyết định của tòa án với mục tiêu chủ động giải quyết nhanh và đạt hiệu quả chung cho nền kinh tế.

Ngày 08/2/2006, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký một tu chính luật mở đƣờng cho các cải cách cơ bản bao gồm: sáp nhập quỹ bảo hiểm tiền gửi ngân hàng và quỹ bảo

hiểm hiệp hội tiết kiệm, nâng hạn mức bảo hiểm đối với tiền gửi hƣu trí lên 250.000 USD, xác định tỷ lệ đảm bảo an toàn (từ 1,15% đến 1,50%) và cuối cùng là sự công nhận của Chính phủ đối với đóng góp của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với quỹ bảo hiểm tiền gửi.

Chính phủ Hoa kỳ đã đồng ý để FDIC chia lại 4,7 tỷ USD lợi nhuận cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Một số nét chính về hoạt động của FDIC Vốn ban đầu của FDIC không lấy từ ngân sách liên bang mà đƣợc Chính phủ cho phát hành trái phiếu bán cho các tổ chức tài chính ngân hàng. FDIC đƣợc quyền lấy phí bảo hiểm tiền gửi để bù đắp chi phí hoạt động và bổ sung vốn điều lệ. Ngoài ra, FDIC còn đƣợc đảm bảo khả năng thanh khoản bởi một khoản tín dụng dự phòng trị giá 30 tỷ USD do Cục dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Hoa Kỳ cấp.

Năm 1989, Quốc hội Mỹ thành lập 02 Quỹ bảo hiểm riêng biệt đều do FDIC quản lý, bao gồm: Quỹ bảo hiểm tiền gửi ngân hàng (DIF) và Quỹ bảo hiểm hiệp hội tiết kiệm (SAIF).

Đến 31/3/2006, 02 quỹ trên đƣợc hợp nhất thành 01 quỹ chung duy nhất có tên gọi Quỹ bảo hiểm tiền gửi ngân hàng (DIF). Theo quy định của luật pháp, FDIC phải duy trì tỷ lệ DIF trong khoảng 1,15% đến 1,5% tổng giá trị tiền gửi đƣợc bảo hiểm. Trong trƣờng hợp tỷ lệ dự trữ xuống thấp hơn mức 1,15%, FDIC phải đƣa ra một kế hoạch khôi phục tỷ lệ 1,15% theo thông lệ trong vòng 5 năm. Đến thời điểm 31/12/2005, tổng số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm là 3.892,5 tỷ USD, tổng số dƣ quỹ bảo hiểm tiền gửi hợp nhất là 48,6 tỷ USD, tỷ lệ dự trữ là 1,25%

Hạn mức bảo hiểm ban đầu khi FDIC bắt đầu hoạt động vào ngày 01/01/1934 là 2.500 USD. Đến ngày 01/6/1934, FDIC nâng mức bảo hiểm tối đa lên 5.000 USD. Sau nhiều lần tăng, đến năm 1980, mức bảo hiểm tối đa là 100.000 USD. Từ ngày 01/4/2006 mức bảo hiểm tối đa cho tài khoản tiết kiệm hƣu trí đã đƣợc nâng lên 250.000 USD.

FDIC thực hiện thu phí các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro đƣợc xác định bằng cách phân tích tiềm năng phát triển trong

quá trình hoạt động, mở rộng quy mô và bằng cách chọn lọc, đánh giá các thông tin về các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thông qua quá trình giám sát. Loại tiền đƣợc bảo hiểm của FDIC bao gồm:

i) Tiền gửi không kỳ hạn, lệnh rút tiền có thể chuyển nhƣợng (tài khoản NOW - tài khoản tiền gửi đƣợc hƣởng lãi suất), tài khoản tiền gửi thị trƣờng tiền tệ;

ii) Tài khoản tiết kiệm; iii) Chứng chỉ tiền gửi;

iv) Các tài khoản hƣu trí. Hiện nay, FDIC đang bảo hiểm cho khoảng 314 triệu tài khoản tiền gửi tại 9.308 ngân hàng thƣơng mại và khoảng 79 triệu tài khoản tiền gửi tại 1.852 tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, FDIC đƣợc chỉ định làm ngƣời tiếp nhận và chịu trách nhiệm xử lý tài sản nhằm thu hồi một cách nhanh nhất với giá trị tối đa có thể. Khi thực hiện những công việc này, FDIC đƣợc xem là chủ nợ lớn nhất của các tổ chức bị thanh lý tài sản

Vị trí của FDIC trong hệ thống giám sát tài chính ngân hàng Hoa Kỳ Hoa Kỳ có 04 cơ quan giám sát hoạt động tài chính ngân hàng gồm: i) Cục dự trữ liên bang (FED);

ii) Cơ quan giám sát tiền tệ thuộc Bộ Tài chính (OCC);

iii) Cơ quan giám sát các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng thuộc Bộ Tài chính (OTS);

iv) Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC). Các cơ quan giám sát tại Hoa Kỳ đƣợc phân công giám sát từng nhóm tổ chức nhất định .

Trong phạm vi quyền hạn của mình, FDIC chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp các ngân hàng tiểu bang không phải là thành viên của FED. Để thống nhất các tiêu chuẩn, quy trình giám sát, chia sẻ thông tin và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh của 04 cơ quan giám sát nêu trên, một tổ chức có tên gọi “Ủy ban giam sát định chế tài chính liên bang (FFIEC) đã đƣợc thành lập. Để đảm bảo tính độc lập, ban điều hành của FFIEC gồm 5 thành viên đều do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm với sự chấp thuận của Quốc hội.

1.2.4.2 Bảo hiểm tiền gửi ở CHLB Đức

- Hệ thống Bảo hiểm tiền gửi thuộc hiệp hội ngân hàng thƣơng mại Đức

Năm 1974, khi ngân hàng Hestart của Đức bị mất khả năng chi trả trầm trọng, có nguy cơ bị phá sản, Hiệp hội ngân hàng Liên bang Đức đứng ra kêu gọi các ngân hàng khác đóng góp để cứu ngân hàng Hestart.

Trƣớc đây ngƣời ta thƣờng nghĩ rằng các ngân hàng lớn sẽ không bao giờ đổ vỡ nhƣ các ngân hàng hợp tác xã, các quỹ tín dụng... Sau sự kiện ngân hàng Hestart, các ngân hàng đã ý thức đƣợc và quyết định thiết lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi cho mình ngay từ cuối năm 1974.

Thực ra từ năm 1930 Hiệp hội ngân hàng thƣơng mại Đức đã lập ra một quỹ gọi là “Quỹ cứu hoả” với số tiền 20 triệu DM, mức đền bù là 10.000 DM/ngƣời gửi tiền. Đến 1974 đã phát triển quỹ này thành quỹ Bảo hiểm tiền gửi.

Một trong những đặc trƣng của hệ thống bảo toàn tiền gửi Đức và là yếu tố cơ bản nhất mang lại thành công cho hệ thống là đã kết hợp đƣợc sự ủng hộ của Chính phủ và nguồn lực của bản thân các ngân hàng để giải quyết các vụ ngân hàng phá sản, quyền lợi của ngƣời gửi tiền đƣợc bảo vệ một cách tối đa và hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, lành mạnh. Chính sự kết hợp này đã tạo cho hệ thống bảo toàn tiền gửi Đức có đƣợc nguồn vốn hoạt động khổng lồ mà theo họ nhận xét, nếu có ngân hàng lớn nhất của Đức bị phá sản thì tổ chức bảo toàn tiền gửi vẫn có khả năng chi trả toàn bộ cho ngƣời gửi tiền. Vì vậy, BHTG Đức đƣợc xem là mô hình BHTG hoạt động hiệu quả nhất hiện nay, và vì xuất phát từ mục đích đảm bảo an toàn cho toàn bộ tiền gửi tại tổ chức đƣợc bảo hiểm nên Hệ thống BHTG Đức lấy tên là Hệ thống bảo toàn tiền gửi Đức.

Trong mô hình phát triển hệ thống bảo toàn tiền gửi ở Đức có ba loại hình bảo toàn cùng tồn tại:

- Hình thức bảo toàn tiền gửi của Nhà nƣớc, thành lập 1/8/1998, công ty đền bù cho khách hàng gửi tiền với giới hạn là 90% số dƣ tiền gửi.

- Hình thức bảo toàn do các tổ chức tín dụng kết hợp với nhau gồm: Quỹ bảo toàn tiền gửi thuộc Hiệp hội ngân hàng hợp tác xã (1930); Quỹ bảo toàn tiền gửi của quỹ tiết kiệm Đức (1966) và Quỹ bảo toàn tiền gửi thuộc Hiệp hội các ngân hàng tƣ nhân Đức (1974).

Nhƣ vậy, khác với hệ thống BHTG Mỹ chỉ bao gồm một công ty BHTG duy nhất, hệ thống BTTG Đức bao gồm nhiều loại hình quỹ bảo toàn tiền gửi khác nhau. Chính sự đa dạng này đã cho phép hệ thống BTTG sử dụng đƣợc nguồn vốn của Chính phủ, tận dụng đƣợc năng lực tài chính của các tổ chức tham gia BTTG và đồng thời thúc đẩy các tổ chức cùng cung cấp dịch vụ BTTG cạnh tranh lẫn nhau nâng cao chất lƣợng dịch vụ.

+ Ƣu điểm - nhƣợc điểm của hệ thống bảo toàn tiền gửi Đức

Hệ thống BTTG Đức hoạt động phi lợi nhuận, tự nguyện trên tinh thần trợ giúp nhau vƣợt khó khăn. Ở hệ thống này mức tiền gửi đựơc bảo hiểm gần nhƣ toàn bộ, quyền lợi của ngƣời gửi tiền đƣợc bảo vệ tới mức tối đa, giới hạn bảo hiểm lên tới 30% vốn tự có pháp định của một ngân hàng. Quan tâm hàng đầu của tổ chức Bảo toàn tiền gửi không phải đợi đến lúc ngân hàng thành viên phá sản rồi mới bù đắp ít nhiều thiệt hại cho ngƣời gửi tiền. Họ nắm vững tình hình hoạt động của các ngân hàng (qua hệ thống kiểm toán của Hiệp hội Ngân hàng), khi một ngân hàng gặp khó khăn, họ hỗ trợ tài chính giúp các ngân hàng đứng vững và phát triển trở lại bằng các khoản vay không lãi suất hoặc với lãi suất thấp bằng 50% lãi suất thông thƣờng cùng kì hạn với thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm. Bên cạnh đó, vì hoạt động của quỹ mang tính chất tƣơng hỗ, phi lợi nhuận nên quỹ thƣờng xuyên có chính sách miễn giảm phí đối với thành viên gặp khó khăn, và khi quỹ phát triển đến mức độ có thể bù đắp toàn bộ số tiền gửi của ngân hàng thành viên thì các thành viên sẽ không phải đóng phí. Một ƣu điểm nữa của Quỹ Bảo toàn tiền gửi Đức là khi rủi ro xảy ra thì việc chi trả tiền gửi thƣờng diễn ra nhanh chóng, kịp thời. Thực tế trên 50 năm hoạt động không có ngân hàng nào bị phá sản, tổ chức Bảo toàn tiền gửi Đức phải bù đắp cho ngƣời gửi tiền. Họ quả quyết rằng, sắp tới nếu có ngân hàng lớn nhất lâm vào phá sản thì tổ

chức Bảo toàn tiền gửi Đức vẫn có khả năng trả toàn bộ cho ngƣời gửi tiền. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa BHTG và Bảo toàn tiền gửi Đức.

Với những ƣu điểm của mình, Quỹ Bảo toàn tiền gửi Đức đã góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia, tuy nhiên bên cạnh đó, Quỹ Bảo toàn tiền gửi Đức cũng bộc lộ những nhƣợc điểm không tránh khỏi. Vốn của Quỹ là do các ngân hàng thành viên tự nguyện đóng góp và thuộc sở hữu chung của các ngân hàng thành viên nên phụ thuộc rất lớn vào khả năng đóng góp của các ngân hàng thành viên, do đó, đối với những nƣớc mà hệ thống ngân hàng nhỏ bé và chƣa phát triển thì qui mô vốn của quỹ là rất hạn chế. Hơn nữa, Quỹ Bảo toàn tiền gửi Đức do không có tƣ cách pháp nhân nên có nhiều khó khăn trong các giao dịch tài chính trong quá trình hỗ trợ các ngân hàng thành viên và thanh lý tài sản của các ngân hàng bị phá sản. Quỹ Bảo toàn tiền gửi Đức không đƣợc dân chúng tin tƣởng bằng tổ chức BHTG Nhà nƣớc vì đây chỉ là sự cam kết của các chủ ngân hàng đối với ngƣời gửi tiền.

Hệ thống Bảo hiểm tiền gửi thuộc Hiệp hội ngân hàng hợp tác xã Raiffeisen và Quỹ tiết kiệm Đức.

Hệ thống Bảo hiểm tiền gửi này ra đời từ năm 1930. Mục tiêu ở đây đƣợc xác định là bảo vệ bản thân các tổ chức tín dụng luôn hoạt động trong trạng thái ổn định.

Các tổ chức tín dụng trong hệ thống này rất bé nhỏ và yếu ớt. Vì thế họ cần đƣợc bảo vệ. Tất nhiên, bảo vệ đƣợc tổ chức tín dụng chính là đảm bảo khả năng chi trả tiền gửi cho ngƣời gửi tiền tại các tổ chức tín dụng đó.

Công ty Bảo hiểm tiền gửi của Nhà nƣớc

Từ ngày 01 tháng 8 năm1998 ở Đức mới thành lập công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhà nƣớc hoạt động theo luật công. Tham gia vào công ty này chủ yếu là các quỹ tín dụng. Công ty này chỉ đền bù cho khách hàng gửi tiền khi có rủi ro tối đa là 20.000 Euro, tƣơng đƣơng 40.000 DM.

Công ty Bảo hiểm tiền gửi của Nhà nƣớc độc lập với Quỹ Bảo hiểm tiền gửi của Hiệp hội ngân hàng, mặc dù nó đƣợc Nhà nƣớc uỷ quyền cho Hiệp hội ngân hàng quản lý. Họ giải thích rằng, trƣớc mắt dân chúng ngân hàng trung ƣơng không

nên tự mình thể hiện là ngƣời đảm bảo cho tiền gửi và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trƣớc sự đổ vỡ của một ngân hàng cụ thể nào. Tránh để các tổ chức tín dụng và ngƣời gửi tiền ỷ lại vào ngân hàng trung ƣơng, vào Nhà nƣớc.

Vì mục tiêu hoạt động của các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi có chỗ khác nhau nhƣ vậy nên cách trả tiền gửi cũng khác nhau:

- Đối với hệ thống Bảo hiểm tiền gửi của các ngân hàng thƣơng mại Đức: khi xảy ra tình trạng thiếu khả năng chi trả tại một ngân hàng nào đó thì Quỹ thƣờng chi trả trực tiếp cho ngƣời gửi tiền.

- Đối với hệ thống Bảo hiểm tiền gửi của các ngân hàng hợp tác xã và quỹ tiết kiệm Đức thì Quỹ Bảo hiểm tiền gửi thƣờng trả tiền gửi cho ngƣời gửi tiền thông qua việc trợ giúp tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền.

1.2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Trong quá trình xây dựng hệ thống BHTG, mỗi quốc gia với đặc điểm và lợi thế riêng đều tìm cho mình những hƣớng đi mang màu sắc riêng, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Từ kinh nghiệm của 2 hệ thống BHTG tiêu biểu trên thế giới: hệ thống BHTG Liên bang Mỹ- hệ thống BHTG đầu tiên trên thế giới; hệ thống BHTG Cộng hòa Liên Bang Đức- hệ thống BHTG đƣợc đánh giá là thành công nhất thế giới hiện nay, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau cho Việt Nam trong việc lựa chọn và xây dựng mô hình BHTG phù hợp với tình hình phát triển của riêng quốc gia mình.

Công tác kiểm tra giám sát cần phải đƣợc quan tâm hàng đầu

Có thể nhận thấy tất cả các hệ thống BHTG của cả Mỹ, Đức đều đề cao vai trò của công tác kiểm tra và khẳng định đó là yếu tố quyết định tới thành công của các hệ thống BHTG. Kiểm tra giám sát thƣờng xuyên sẽ kịp thời uốn nắn và ngăn chặn các hoạt động làm ảnh hƣởng tới tính an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng. Nếu công tác giám sát-kiểm tra có hiệu quả thì BHTG sẽ là một mắt xích quan trọng trong mạng lƣới đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Thực tế đã cho thấy, thất bại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)