Sứ mệnh của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 94 - 98)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Đánh giá vai trò của Bảo hiểm tiền gửi đối với sự phát triển và an toàn của hệ

4.1.1 Sứ mệnh của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

4.1.1.1 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chính sách bảo vệ công khai người gửi tiền

Có thể nói khái niệm bảo vệ tiền gửi đã dƣợc biết đến từ rất lâu tại nhiều quốc gia. Khi hoạt động BHTG công khai chƣa xuất hiện, bảo vệ tiền gửi đã đƣợc nhiều quốc gia thực hiện dƣới hình thức “bảo vệ ngầm”. Bảo vệ ngầm có thể hiểu là việc Chính phủ hay ngân hàng Trung ƣơng có nghĩa vụ trong việc đảm bảo hoàn trả tiền gửi cho ngƣời gửi tiền nếu có hiện tƣợng đóng cửa ngân hàng xảy ra và ngân hàng đó không có khả năng thanh toán cho ngƣời gửi tiền. Điều này bắt nguồn từ vai trò quản lý nhà nƣớc và sự tín nhiệm của Nhà nƣớc trong việc đảm bảo sự phát triển an toàn và ổn định cho các hoạt động trong nền kinh tế xã hội. Vì nghĩa vụ này nhƣ là cam kết không công khai nên không hình thành một mối quan hệ rõ ràng về bảo hiểm tiền gửi giữa ngƣời gửi tiền, ngân hàng với ngân hàng Trung ƣơng hay Chính phủ. Đến nay ở một số nƣớc, kể cả Việt Nam mặc dù có hoạt động BHTG nhƣng hình thức “bảo vệ ngầm” này vẫn còn tồn tại. Nguồn gốc ra đời của BHTG là xuất phát từ hoạt động “bảo vệ tiền gửi công khai”. Bảo vệ tiền gửi công khai là chính sách đảm bảo tất cả hoặc một phần tiền gửi cùng với tiền lãi nhập gốc trên tài khoản tiền gửi sẽ đƣợc thanh toán cho ngƣời gửi tiền theo cơ chế hợp đồng hoặc cam kết công khai. Bảo vệ tiền gửi công khai đã đƣợc khởi xƣớng ở Mỹ từ đầu những năm 30 của thế kỷ trƣớc.

Tại Việt Nam hoạt động BHTG công khai đã đƣợc khởi đầu bằng Quyết định 101/TCQĐ-BH ngày 01/02/1994 của bộ Tài chính. Theo Quyết định này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm bảo hiểm đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại qũy Tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động BHTG do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện trong giai đoạn này phát triển chậm, mới chỉ triển khai đƣợc với một số lƣợng khách hàng rất nhỏ (chỉ có khoảng 30% số qũy Tín dụng nhân dân tham

gia, còn các loại hình TCTD khác có huy động tiền gửi không tham gia BHTG và bộc lộ nhiều hạn chế, không đảm bảo các yếu tố quyết định thành công đối với hoạt động này trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, cụ thể là quy định tham gia BHTG là tự nguyện, hoạt động BHTG là vì mục đích lợi nhuận, không có các hoạt động hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG, lợi ích duy nhất mà tổ chức tham gia BHTC có đƣợc là đƣợc chi trả tiền gửi cho ngƣời gửi tiền khi tổ chức đó phá sản và không có khả năng thanh toán.

Trƣớc tình trạng đó, trong điều kiện quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phát triển, số lƣợng các đơn vị tham gia kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, tham gia huy động tiền gửi ngày càng tăng, đi đôi với nó là yếu tố rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh này cũng ngày càng trở nên phức tạp đặt ra yêu cầu cần có giải pháp phòng ngừa kịp thời. Chính phủ đã ban hành Nghị định 189/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi và tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã đƣợc thành lập. Hoạt động BHTG ở Việt Nam từ đây đƣợc “phổ cập” hoá, đƣợc công nhận là một trong những giải pháp tích cực bảo vệ quyền lợi ngƣời gửi tiền, kiểm soát rủi ro hoạt động của các TCTD, khắc phục đƣợc nhƣng hạn chế của hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện trƣớc đây. Đồng thời, hoạt động bảo vệ ngƣời gửi tiền đã đƣợc chuyển chính thức từ hình thức “bảo vệ ngầm” sang “bảo vệ công khai” thể hiện ở tính minh bạch, công khai trong các chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động BHTG.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là đại diện của Nhà nƣớc trong việc bảo vệ ngƣời gửi tiền, bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng. Với cơ chế BHTG bắt buộc hiện nay ngƣời gửi tiền có tiền gửi thuộc đối tƣợng bảo hiểm sẽ đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ chính sách BHTG thông qua việc họ đƣợc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm (mức chi trả tối đa theo quy định hiện nay là 50 triệu Đồng) khi tổ chức tham gia BHTG nhận tiền gửi của họ bị đóng cửa và mất khả năng thanh toán.

Hoạt động chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm tại các tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động có tác dụng củng cố niềm tin của ngƣời gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng một cách rõ nét nhất. Trong 15 năm hoạt động Bảo hiểm tiền gửi

Việt Nam đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho 1.476 ngƣời gửi tiền tại 3 quỹ Tín dụng nhân dân bị giải thể bắt buộc với tổng số tiền đã chi trả là 16.338 triệu Đồng.

Mặc dù số ngƣời gửi tiền mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chi trả tiền bảo hiểm không nhiều, nhƣng tác dụng của việc đảm bảo quyền lợi của số ít ngƣời này là rất đáng kể nếu so sánh với tình trạng bất ổn xã hội đã xảy ra làm gần 8.000 hợp tác xã Tín dụng và qũy Tín dụng đóng cửa trên phạm vi cả nƣớc trong giai đoạn 1988 - 1990. Nhờ có chi trả tiền bảo hiểm kịp thời của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã không xảy ra hiện tƣợng ngƣời gửi tiền rút tiền ồ ạt tại các tổ chức huy động tiền gửi khác do ảnh hƣởng của các qũy Tín dụng nhân dân bị đóng cửa. Mức độ và quy mô tiền chi trả bảo hiểm đƣợc thực hiện nhƣ vậy đã thể hiện chính sách BHTG thời gian qua ở Việt Nam đảm bảo đƣợc quyền lợi của đa số ngƣời gửi tiền, đặc biệt là tầng lớp ngƣời gửi tiền có thu nhập thấp.

Với chính sách bảo hiểm nhƣ trên quyền lợi của ngƣời gửi tiền đã đƣợc bảo vệ một cách tích cực nhƣng không thụ động thể hiện ở việc không chỉ trả toàn bộ tiền gửi thuộc đối tƣợng bảo hiểm mà khống chế ở mức tối đa tức là hoạt động BHTG nhằm bảo vệ ngƣời gửi tiền, nhƣng đồng thời cũng tạo ra cơ chế để thúc đẩy ngƣời gửi tiền có ý thức tự bảo vệ chính mình. Với mức chi trả bảo hiểm nhất định (tối đa) đòi hỏi ngƣời gửi tiền phải quan tâm nhiều hơn đến tình hình hoạt động của các ngân hàng để lựa chọn gửi tiền ở ngân hàng với mức rủi ro thấp khi cân đối với mức lãi suất xác định đƣợc. Ngoài ra, về phía các nhà quản trị ngân hàng cũng đƣợc áp dụng các cơ chế để giảm thiểu rủi ro đạo đức.

Vai trò bảo vệ ngƣời gửi tiền tích cực còn đƣợc thực hiện bằng các hoạt động phòng ngừa và chống rủi ro của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi. Đó là các hoạt động cảnh báo theo kết quả giám sát, kiểm tra và hoạt động hỗ trợ tài chính phục hồi hoạt động của các TCTD có vấn đề.

Tuy nhiên, do chính sách BHTG mới quy định bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, công ty tài chính và duy trì sự ổn định, phát triển lành mạnh hoạt động ngân hàng tại các tổ chức này, chƣa mở rộng tới tất cả các tổ chức nhận tiền gửi (nhƣ công ty Bảo hiểm nhân thọ, công ty nhận ủy thác đầu tƣ chứng

khoán, ngân hàng Chính sách xã hội, tiết kiệm bƣu điện…) nên quyền lợi của ngƣời gửi tiền tại các tổ chức này chƣa đƣợc bảo vệ, hay là vẫn tiếp tục đƣợc bảo vệ ngầm.

4.1.1.2 Bảo đảm sự an toàn và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng

Hệ thống ngân hàng đƣợc ví nhƣ hệ thần kinh của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trƣởng kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng rủi ro trong hoạt động kinh doanh là không thể tránh khỏi. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là rủi ro đặc biệt, có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của một nƣớc và có thể lan rộng sang quy mô quốc tế. Bởi vì khi ngân hàng phá sản sẽ ảnh hƣởng trực tiếp không những đến ngƣời gửi tiền mà cả những ngƣời vay tiền và sự phá sản của ngân hàng luôn có hiệu ứng lây lan và mang tính chất dây chuyền. Việc một ngân hàng đổ vỡ có thể tạo ra sự nghi ngờ của ngƣời gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và có thể tạo ra sự náo loạn trong xã hội. Xuất phát từ đặc điểm và sự phát triển mang tính hệ thống của các ngân hàng nhƣ trên đòi hỏi phải phát triển các hoạt động mang tính cộng đồng (có hoạt động điều phối, có nghĩa vụ cộng đồng theo cơ chế thị trƣờng…). Một trong những hoạt động quan trọng đó chính là hoạt động BHTG. Điều này đƣợc thể hiện qua vai trò của hoạt động này đối với hệ thống ngân hàng.

Vai trò của hoạt động BHTG đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia đƣợc thể hiện trên nhiều góc độ. Tuy nhiên trên bình diện chung nhất có thể đƣợc tóm tắt trên 3 mặt đó là:

(1) Hoạt động BHTG góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng

(2) Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng của quốc gia phát triển (3) Thúc đẩy huy động tiết kiệm phục vụ đầu tƣ phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)