Thực trạng huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động và sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây (Trang 68 - 72)

2.2. Thực trạng huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex thời gian

2.2.1. Thực trạng huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Intimex là công ty hàng đầu của Bộ thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với đặc thù là một công ty xuất nhập khẩu tổng hợp, Intimex cần lượng vốn rất lớn, lượng vốn này một mặt dùng để đầu tư vào tài sản cố định như nhà xưởng, thiết bị sản xuất có giá trị lớn, một mặt dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của công ty. Xem bảng số liệu:

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn của công ty Intimex qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tốc độ( %) 2003/2002 2004/2003 Tổng vốn 590.826 857.627 976.928 45,15 13,91 Trong đó Vốn cố định 59.205 101.145 123.933 70,84 22,53 Vốn lưu động 531.621 756.482 842.995 42,29 11,44

Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Intimex

Qua bảng trên ta thấy: Nhu cầu vốn của công ty ngày càng lớn. Nhu cầu ngày càng tăng cả về vốn lưu động và vốn cố định.

Do đó, quy mô vốn đối ứng để có thể huy động tài trợ từ bên ngoài cũng lớn và không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy huy động vốn gặp khó khăn hơn so với các công ty vừa và nhỏ khác.

Hiện nay, ở Việt Nam có những nguồn vốn sau đây khá phổ biến cho các nhu cầu vốn ngắn, trung và dài hạn của các doanh nghiệp, đó là: Vốn ngân sách cấp phát; Vốn từ lợi nhuận để lại; Vốn tín dụng của Ngân hàng

Thương mại và các nguồn tín dụng khác (Công ty tài chính. Quỹ bảo hiểm); Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước; Vốn liên doanh; Vốn phát hành trái phiếu. cổ phiếu; Vốn thuê mua tài chính.

Với Intimex, là một doanh nghiệp nhà nước, nên vốn tự có ban đầu của công ty là vốn Ngân sách, do Bộ chủ quản là Bộ thương mại cấp phát. Hàng năm, công ty đều có bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại, nhưng chưa đáng kể so với nhu cầu vốn của Công ty. Công ty phải huy động vốn từ bên ngoài rất nhiều, chủ yếu là vay ngân hàng thương mại. Xem bảng:

Bảng 2.2: Nguồn vốn của Intimex qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn vốn Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Tổng vốn 590.826 857.627 976.928

Vốn tự có 45.460 45.460 45.460

Nợ phải trả 545.366 812.651 930.639

Vay ngân hàng 265.872 574.610 664.311

Vay Quỹ hỗ trợ phát triển. 84.000 94.000 95.000

Nguồn tín dụng thương mại

(nhà cung cấp. khách hàng. ....) 184.322 133.031 161.323

Nguồn phải trả khác 10.024 11.011 9232

Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp tại công ty Intimex

Công ty đã bù đắp sự thiếu hụt vốn chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng. nguồn vốn vay này có xu hướng tăng qua các năm, mạnh nhất từ 2002 lên 2003. Giai đoạn này công ty thúc đây đầu tư và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Xem biểu đồ:

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng vốn vay ngân hàng trong tổng vốn của công ty

Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp tại công ty Intimex

Nguồn vốn vay ngân hàng của Intimex chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty, chiếm tới 68% năm2004. Tuy nhiên để huy động vốn vay ngân hàng, công ty thường phải đối mặt với một vài khó khăn. Các khó khăn đó là: thủ tục hành chính rườm rà, thiếu tài sản thế chấp. thời hạn vay vốn không phù hợp, chậm được phê duyệt dự án vay vốn làm mất cơ hội đầu tư, lượng vốn cho vay không đủ đầu tư ...

Nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ phát triển cũng là những nguồn vốn được công ty sử dụng trong các hoạt động đầu tư, chiếm 9,7% trong năm2004.

Vốn tích luỹ từ lợi nhuận của công ty còn thấp so với nhu cầu vốn chung của công ty, điều này cũng là dễ hiểu do tiềm năng phát triển của Intimex rất lớn, trong khi đó lượng tích luỹ chưa nhiều.

45% 67% 68% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 2002 2003 2004 Năm T tr ng

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA nhằm tăng nguồn vốn lớn mạnh, phù hợp với các dự án lớn của Intimex, song Intimex chưa thể tiếp cận với nguồn vốn này.

Vốn thu hút bằng con đường liên doanh bị hạn chế do tính phức tạp trong việc tìm đối tác và những thủ tục có liên quan, ngoài ra, quyền kiểm soát và lợi ích bị chia sẻ, vì vậy Intimex chỉ thực hiện tăng vốn bằng hình thức sát nhập để tăng vốn chủ sở hữu, không thực hiện liên doanh.

Dễ dàng nhận thấy nguồn vốn phát hành trái phiếu, cổ phiếu chưa được công ty áp dụng, vì đây là một doanh nghiệp Nhà nước.

Tín dụng thuê mua thông qua các công ty cho thuê tài chính là một hình thức vừa tạo điều kiện cho công ty có vốn sử dụng vào kinh doanh lớn trong khi chỉ cần đầu tư ít, mặt khác nó giúp điều phối năng lực sản xuất giữa các doanh nghiệp, giảm bớt tình trạng thừa và thiếu. Các doanh nghiệp ở nhiều nước đã sử dụng hình thức này nhằm huy động vốn trung và dài hạn. Nhưng hình thức huy động vốn nàychưa được Intimex áp dụng.

Ngoài ra, còn một nguồn vốn tuy không lớn như vay ngân hàng, song cũng giúp công ty giải quyết một phần sự thiếu hụt về vốn, đó là: nguồn tín dụng thương mại (các khoản phải trả đối với nhà cung cấp, khách hàng), nguồn khác (huy động từ cán bộ công nhân viên....).Trong đó, nguồn tín dụng thương mại chiếm tỷ trọng tương đôi lớn trong tổng nợ phải trả của công ty. Xem biểu đồ:

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng tín dụng thương mại trong tổng nợ phải trả

Tín dụng thương mại 33.8 16.4 17.3 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 ( % )

Đơn vị: %

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động và sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)