3.1. Phương hướng hoạt động của công tyIntimex trong những năm tới
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế trong những năm tới
a. Bối cảnh trong nước Thuận lợi:
- Sự ổn định về chính trị – xã hội là nền tảng vững chắc và nhân tố thuận lợi lớn nhất cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả; những cơ chế chính sách ban hành đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực.
- Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều nghành kinh tế đã được cải thiện đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; chất lượng tăng trưởng trong nhiều nghành, lĩnh vực được nâng cao.
- Quan hệ quốc tế mở rộng, tạo cơ hội lớn về thị truờng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần thúc đẩy đầu tư và thương mại, tăng khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến.
- Việt Nam sẽ trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở ra một sân chơi rộng lớn và bình đẳng hơn cho nước ta. Khó khăn:
- Nền sản xuất còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ bé, trình độ công nghệ nhìn chung còn tụt hậu khá xa so với khu vực và thế giới, khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước còn hạn chế.
- Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Nhiều yếu tố kinh tế thị trường chưa được thiết lập đồng bộ đang gây cản trở cho hoạt động sản xuất , kinh doanh và đầu tư phát triển trong nước.
- Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, các bệnh SARS, cúm gia cầm vẫn còn nguy cơ tái phát.
- Khả năng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với yêu cầu trong khi hội nhập kinh tế đã bước sang giai đoạn mới quyết liệt và gay gắt hơn. Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đem lại nhiều thách thức to lớn hơn, cạnh tranh quyết liệt hơn.
b) Bối cảnh quốc tế: Thuận lợi:
- Xu hướng chung là kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu, trong đó tốc độ tăng trưởng của các nước đối tác chính của Việt Nam cao hơn trước. Các luồng vốn đầu tư ODA, FDI và vốn gián tiếp dần phục hồi.
- Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư sẽ được đẩy nhanh hơn, tạo điều kiện cho tăng cường hợp tác giữa các nước, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và đầu tư.
Khó khăn:
- Tình hình chính trị thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn b iến phức tạp, khó lường; các thế lực phản động quốc tế tiếp tục tìm các chống phá hòng gây mất ổn định chính trị – xã hội nước ta.
- Cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu có khả năng xẩy ra.
- Quá trình phân công lại lao động quốc tế và tổ chức nền kinh tế thế giới sẽ là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển.
- Cạnh tranh quốc tế sẽ gay gắt và quyết liệt hơn do trình độ hội nhập kinh tế quốc tế cao hơn một bước.