Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động và sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây (Trang 128 - 131)

3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.3. Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu

* Sự trợ giúp của Nhà nước trong việc huy động vốn nên tập trung vào một số khía cạnh sau:

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin về các hình thức huy động vốn.

- Tư vấn và xây dựng mạng lưới tư vấn cho các doanh nghiệp về các lĩnh vực liên quan đến huy động vốn

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực xây dựng và đánh giá các dự án vay vốn, tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng.

- Tiếp tục đổi mới và sắp xếp lại khu vực kinh tế quốc doanh theo hướng tinh gọn, hiệu quả, năng động. Muốn vậy, phải xây dựng và phát triển kinh tế quốc doanh, để có những tập đoàn kinh tế đầu đàn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và then chốt. Những doanh nghiệp này chẳng những sẽ là đối tác quan trọng trong việc cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài mà còn là công cụ giúp Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, vì nó còn phải hướng dẫn các ngành kinh tế khác trong nước.

- Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh, tạo ra xã hội hóa về mặt sở hữu trong các doanh nghiệp cổ phần, đây vừa là điều kiện để nâng cao hiệu quả của quá trình tập trung vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển. Mặt khác, việc chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần sẽ là một trong những kênh quan trọng để phát triển kinh tế đất nước do giảm bớt gánh nặng tài chính cho Chính phủ, phát huy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế quốc doanh . Nhà nước chỉ nên giữ một số lượng ít doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng, nắm giữ những ngành mũi nhọn. Với những doanh nghiệp Nhà nước chưa thể tiến hành cổ phần hóa ngay nếu đủ điều kiện thì thực hiện chuyển sang mô hình công ty mẹ – công ty con.

* Hỗ trợ sử dụng vốn có hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu :

• Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu thị trường:

Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp thương mại nước ta còn rất yếu do bản thân các doanh nghiệp không đủ khả năng về kinh phí, phương tiện kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn trong công tác nghiên cứu thị trường nhất là thị trường nước ngoài. Do đó, việc nhà nước hỗ

trợ cho các doanh nghiệp có được các thông tin về thị trường là rất thiết thực và cần thiết. Với khả năng của mình, Nhà nước có thể:

- Thành lập các trung tâm nghiên cứu thị trường thế giới. Các trung tâm này có nhiệm vụ thu nhập, xử lý, phân tích và dự báo các biến động diễn ra trên thị trường thế giới, có nhiệm vụ cung cấp các thông tin và tư vấn thị trường cho các doanh nghiệp.

- Thiết lập hệ thống thông tin hai chiều giữa cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước và doanh nghiệp xuất nhập khẩu . Đảm bảo hệ thống thông tin luôn được thông xuất và chính xác. Trong thời gian tới Nhà nước cần chú trọng với việc thăm dò, khảo sát thị trường thế giới để đưa ra các thông tin về cung cầu, đối với các mặt hàng, sự biến động giá cả và các đối thủ cạnh tranh.

• Hoạt động hỗ trợ và đào tạo cán bộ quản lý :

Con người chính là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Vì vây, việc đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ quản lý là hết sức cần thiết. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao, các doanh nghiệp đã liên tục đầu tư vào việc đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ quản lý của mình. Song việc nhà nước quan tâm và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo cán bộ quản lý cũng là một điều tất yếu. Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông qua một số phương pháp sau:

- Mở các trung tâm đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp. Trong đó, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, còn lại sẽ do các doanh nghiệp tham gia đóng góp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại cử cán bộ đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài.

- Tiến hành mở các cuộc hội thảo, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, nghiệp vụ ngoại thương, Marketing nhằm nghiên cứu và phổ biến cho các doanh nghiệp.

- Bảo toàn vốn cho các công ty xuất khẩu:

Trong hoạt động xuất khẩu, để mang về lợi nhuận cao, bán được nhiều hàng hoá thì công ty phải chịu đựng một mức rủi ro cao hơn. Chẳng hạn như nếu sử dụng phương thức thanh toán bán chịu trong xuất khẩu thì công ty sẽ bán được nhiều hàng hoá hơn khi mà công ty sử dụng phương thức trả tiền ngay, nhưng mà lại chịu rủi ro nhiều hơn khi mà đối tác không trả tiền hàng. Do vậy Nhà nước cần lập nên quỹ bảo hiểm để khuyến khích công ty xuất khẩu hàng hoá của mình

đồng thời giúp công ty bảo toàn vốn khi gặp rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huy động và sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)