Dạng sống Trạng thái thảm thực vật nghiên cứu
Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Thảm cỏ Rừng trồng Keo
Ph Số lượng 246 175 6 45 Tỉ lệ (%) 67,03 62,95 14,63 52,33 Ch Số lượng 19 18 4 4 Tỉ lệ (%) 5,18 6,48 9,76 4,65 He Số lượng 35 31 17 13 Tỉ lệ (%) 9,54 11,15 41,5 15,12 Cr Số lượng 31 21 4 7 Tỉ lệ (%) 8,50 7,55 9,76 8,14 Th Số lượng 36 33 10 17 Tỉ lệ (%) 9,81 11,87 24,39 19,77 Tổng số 367 278 41 86
Ở KVNC chúng tôi nhận thấy cả 4 TTV đều có đầy đủ 5 dạng sống là cây chồi trên đất (Ph), cây chồi mặt đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (Cr), cây chồi nửa ẩn (He), cây một năm (Th). Như đã thấy ở Rừng thứ sinh và thảm cây bụi thì nhóm dạng sống chồi trên mặt đất (Ph) chiếm lớn nhất, vì ưu thế ở đây chủ yếu là các cây gỗ và cây bụi. Trong khi đó ở trạng thái thảm cỏ thấp thì dạng cây chồi nửa ẩn (He) lại nhiều hơn. Các dạng sống còn lại chênh lệch nhau
4.2.3.1. Rừng thứ sinh
Rừng thứ sinh có đầy đủ 5 dạng sống, dạng sống cây chồi trên mặt đất thuộc các loài như cây gỗ, cây bụi có tỉ lệ cao nhất, với 246/367 loài chiếm tỉ lệ 67,03%. Tiếp theo dạng sống cây một năm với 36/367 loài, chiếm 9,81%; Cây chồi nửa ẩn có 35/367 loài, chiếm 9,54%; Cây chồi ẩn có 31/367 loài (8,5%) và ít loài nhất là dạng cây chồi sát đất chỉ có 19/367 loài, chiếm tỉ lệ 5,18%. Từ đó có thể viết công thức phổ dạng sống thực vật ở rừng thứ sinh là:
SB = 67,03 Ph + 5,18 Ch + 9,54 He + 8,50Cr + 9,81 Th
Một số cây chồi trên mặt đất như: Ô rô gai (Acanthus ilicifolius), Lá cẩm (Peristrophe bivalvis), Cơm nếp (Tarphochlamys afinis), Nóng (S. tristyla), Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Thôi ba lông vàng (A. kurzii), Sau sau (Liquidambar formosana), Dâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Muối (Rhus chinensis), Sơn rừng (Toxicodendron succedanea), Hoa giẻ thơm (Desmos chinensis), Dời dơi (F. polyanthoides), Dất mèo (F. latifolium), Bổ béo trắng (F. thorelii), Lòng mức trung bộ (Wrightia annamensis), Ba gạc lá to (Rauvolfia latifrons), Sừng dê (Strophanthus divaricatus), Sừng trâu (S. wallichii), Lòng mức trái to (Wrightia balansae), Lòng mức lông (W. pubescens), Ngũ gia bì thường (Acanthopanax gracilistylisb), Ngũ gia bì gai (A. trifoliatus), Tung trắng (Heteropanax fragrans), Chân chim (Schefflera heptaphylla), Đáng chân chim (S. heptaphylla), Đáng (S. octophylla), Thông thảo (Tetrapanax papyriferus), Đu đủ rừng (Trevesia palmate), Đại hồi (Illicium verum), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Kè đuôi nhông (Markhamia caudafelina), Đinh (M. stipulate), Núc nác (Oroxylum indicum), Gạo rừng (Bombax ceiba), Bông gòn (Ceiba pentandra), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (C. tramdenum), Móng bò trắng (Bauhinia acuminate), Móng bò lửa (B. pyrroclada), Làu máu (B. touranesis), Muồng lông (Cassia hirsute), Cồng mộ (Gymnocladus angustifolius)...
Theo sau đó là thực vật một năm (Th). Một số loài trong dạng sống này xuất hiện ở rừng thứ sinh như: Quyển bá quấn (Selaginella involvens), Cốt toái bổ (Drynaria fortune), Dền cơm (Amaranthus lividus), Dền gai (A. spinosus), Dầu giun (Dysphania ambrosioides), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus), Tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Ké đầu ngựa (Xathium inaequilaterum), Vòi voi (Heliotropium indicum), Cải đất núi (Rorippa dubia), Cỏ sữa lông (E. hirta), Chó đẻ (Phyllanthus amarus), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Bạc hà (Mentha piperita), Kinh giới hoang (Mosla dianthera)…
Số lượng cây chồi nửa ẩn được xác định xấp xỉ như cây một năm. Một số loài có dạng sống này như: Me đất chua (Oxalis acetosella), Mã đề (Plantago major), Thồm lồm (Polygonum chinensis), Nghể răm (P. hydropiper), Dâu núi (Duchesnea indica), Nhân trần (Adenosma caeruleum), Mật đất (Picria felterrae), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Cỏ chít (Thysanolaena maxima)…
Loài có dạng sống chồi ẩn như: Hoàng tinh bột (Maranta arundinaceace), Chuối rừng (Musa acuminate), Cỏ gà (Cynodon dactylon); Sả chanh (Cymbopogox citratus), Lau (Saccharum arundinaceum), Thổ phục linh (Smilax menispermoidea), Kim cang lá to (S. ovalifolia), Riềng rừng (Alpinia conchigera), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (A. villosum), Nghệ (Curcuma longa), Địa liền (Lampferic galanga ), Sâm cau đầu (Curculigo capitulate), Củ gấu (Cyperus rotundus)…
Số lượng ít nhất là những cây chồi mặt đất, ở dạng sống này chủ yếu các loài có độ cao không lớn, có 19/367 loài. Những cây thuộc dạng sống này bao gồm: Thanh táo (Justicia gendarussa), Tước sang (J. procumbens ), Lài trâu (ernaemontana bovina), Đại bi (Blumea balsamifera), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Tóc tiên dây (Ipomoea quamoclit), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Trạng nguyên (Euphorbia cyathophora), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Cây cối xay (Abutilon indicum), Ké hoa đào (Urena lobata), Đơn nem lá to (Maesa balansae), Đơn Ấn độ (M. indica), Đơn màng (M. membranacea), Đơn nem (M.
perlarius), Dây lạc tiên (Passiflora foetida), Lá lốt (Piper lolot), Dứa thơm (Pandanus amaryllifolius), Dứa Bắc Bộ (P.tonkinensis).
4.2.3.2. Thảm cây bụi
Giống như trạng thái rừng thứ sinh, thảm cây bụi cũng có đầy đủ 5 dạng sống, trong đó dạng sống cây chồi trên mặt đất có tỉ lệ lớn nhất với 175/278 loài (chiếm 62,95%). Các dạng sống còn lại là cây một năm với 31/278 loài (chiếm 11,15%); Cây chồi nửa ẩn có 31/278 loài (chiếm 11,15%); Cây chồi ẩn có 21/278 (chiếm 7,55%); Cây chồi mặt đất có 18 loài (chiếm 6,48%). Phổ dạng sống của thảm cây bụi là:
SB = 62,95 Ph + 6,48 Ch + 11,15 He + 7,55Cr + 11,87 Th
Các loài cây chồi trên mặt đất ở thảm cây bụi thường gặp là: Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Dâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Dời dơi (F. polyanthoides), Ba gạc lá to (Rauvolfia latifrons), Dây thìa canh(Gymnema sylvestre), Kè đuôi nhông (Markhamia caudafelina), Cải đất núi (Rorippa dubia), Kim ngân (Lonicera dasystyla), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong lá nhỏ (L. microphyllum), Dây gắm (Gnetum latifolium), Ô rô gai (Acanthus ilicifolius), Nóng lá to (Saurauia dillenioides),…
Nhóm cây một năm gồm: Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ hương bài (Vetiveria zizanoides), Thài lài (Commelina communis), Đay dại (Corchorusaestuan), Cỏ sâu róm (Setaria viridis), Tô liên bò (Torenia scandens), Chó đẻ (Phyllanthus amarus), Cải đất núi (Rorippa dubia)…
Một số loài có dạng sống chồi nửa ẩn như: Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Cỏ bông (Eragrostis interrupa), Thài lài lông (Commelina bengalensis), Rau đắng (Mazus pumilus), Bồ bồ (A. Indiana), Thồm lồm (Polygonum chinensis), Nghể răm (P. hydropiper), Rau răm (P.odoratum), Mã đề (Plantago major), Me đất chua (Oxalis acetosella), Me đất nhỏ (O. corniculata), Lục lạc (Crotalaria pallida), Dây mật (Derris elliptica), Bìm bìm hoa vàng (Merremia hederacea ), Sài đất (Wedelia biflora)…
Một số cây chồi ẩn như: Ráy (Alocasia macrorrhiza), Dọc mùng (C.gigantea), Ráy leo lá xẻ (Epipremnum pinnatum), Sâm cau đầu (Curculigo capitulate), Củ gấu (Cyperus rotundus), Hoàng tinh bột (Maranta arundinaceace), Chuối rừng (Musa acuminate), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Riềng rừng (Alpinia conchigera), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (A. villosum), Địa liền (Lampferic galangal), Gừng gió (Zingiber zerumbet)…
Một số loài mang dạng sống cây chồi sát đất như: Trạng nguyên (Euphorbia cyathophora), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Cây cối xay (Abutilon indicum)…Dạng sống chồi nửa ẩn như: Mã đề (Plantago major), Nghể răm (P. hydropiper), Thài lài long (Commelina bengalensis), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Cỏ bông (Eragrostis interrupa)…
4.2.3.3. Thảm cỏ
Đây là trạng thái thực vật nghèo loài nhất trong bốn trạng thái, khác với hai trạng thái trên thì ở thảm cỏ, dạng sống cây chồi nửa ẩn có số lượng nhiều nhất 17/41, chiếm tỉ lệ 41,5% chủ yếu là cây thân thảo. Đây là dạng sống phù hợp với thảm cỏ chăn thả bị trâu bò thường xuyên dẫm đạp. Một số đại diện ở dạng sống này như: Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Me đất chua (Oxalis acetosella), Lục lạc (Crotalaria pallida), Bìm bìm hoa vàng (Merremia hederacea), Sài đất (Wedelia biflora), Ngải cứu (Artemisia dzacunculus), Rau má dại (Hydrocotyle javanica), Rau má (Centella asiatica), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Rau dệu (Alterranthera sesilis), Rau dớn (Cyclosorus parasiticus), Dương xỉ (Dryopteris filix - max); Tóc vệ nữ (Adiantum capillus - veneris)…
Dạng sống giàu loài tiếp theo là cây một năm có 10/41 loài, chiểm tỉ lệ 24,49%, một số loài có dạng sống này như: Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia hymifolia), Trinh nữ (Mimosa pudica), Thài lài (Commelina communis), Cỏ mật (Chloris barbata)…
Dạng cây chồi trên đất có 6/41 loài, chiếm tỉ lệ 14,63%. Một số đại diện như: Bòng bong (Lygodium flexuosum), Mua thường (Medinilla normale), Mua đồi (Melastoma candidum), Mua bà (M. sanguineum)…
Cây chồi sát đất và chồi ẩn ở thảm cỏ có tỉ lệ bằng nhau 9,76% (4/41 loài). Một số loài ở dạng sống chồi ẩn là: Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Củ gấu (Cyperus rotundus), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus)…
Cây có chồi mặt đất với các loài Thanh táo (Justicia gendarussa), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Tóc tiên dây (Ipomoea quamoclit), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia)… Phổ dạng sống thực vật ở thảm cỏ là:
SB = 14,63 Ph + 9,76 Ch + 41,50 He + 9,76Cr + 24,39 Th
4.2.3.4. Rừng trồng Keo
Với 86 loài ở Rừng trồng Keo thì có 45 loài là dạng sống chồi trên mặt đất (chiếm tỉ lệ 52,33%) cao nhất trong các dạng sống còn lại. Đại diện của dạng sống này gồm các loài như: Nóng (Saurauia tristyla), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Táo dại (Docynia delavayi), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Găng gai (Randia spinosa); Tử châu lá dài (C.longifolia), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum)…
Cây một năm có 17/86 loài, chiếm tỉ lệ 19,77%. Một số loài thuộc dạng sống này là Cỏ hương bài (Vetiveria zizanoides), Cỏ sâu róm (Setaria viridis), Cỏ rác (Microstegium vagans); Cỏ mật (Chloris barbata); Thài lài (Commelina communis), Tầm bóp nhỏ (Physalis minima); Tô liên bò (Torenia scandens); Cam thảo nam (Scoparia dulcis); Trinh nữ (Mimosa pudica); Sắn dây rừng (Pueraria montana); Chó đẻ (Phyllanthus amarus)…
Cây chồi nửa ẩn có 13/86 loài, chiếm tỉ lệ 15,12% như: Rau má dại (Crotalaria pallida), Tóc vệ nữ (Adiantum capillus - veneris), Dớn đen (Stenochlaena palustris), Thông đất (Lycopodiella cernua); Lục lạc (Hydrocotyle javanica)…
Dạng sống cây chồi ẩn có 7/86 loài chiếm 8,14%, đại diện là các loài Củ gấu (Cyperus rotundus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ tranh (Imperata cylindrical), Kim cang lá to (Smilax ovalifolia), Gừng gió (Zingiber zerumbet)…
Cây chồi mặt đất có số loài ít nhất với 4/86 loài, chiếm tỉ lệ 4,65% có một số loài đại diện như Thóc lép (Desmodium gangeticum), Cỏ lào (Eupatorium odoratum)…Phổ dạng sống thực vật ở rừng keo là:
SB = 52,23 Ph + 4,65 Ch + 15,12 He + 8,14 Cr + 19,77 Th
Ở cả 4 trạng thái thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu đều có đầy đủ 5 nhóm dạng sống là cây chồi trên đất (Ph), cây chồi sát đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), cây một năm (Th). Theo quá trình phát triển của thảm thực vật thì tỉ lệ của nhóm cây chồi trên mặt đất tăng dần từ trạng thái thảm cỏ đến rừng trồng, thảm cây bụi và cao nhất ở rừng thứ sinh. Tỉ lệ cây chồi nửa ẩn giảm dần từ thảm cỏ, rừng keo, thảm cây bụi, rừng thứ sinh. Sự thay đổi tỉ lệ các nhóm dạng sống giữa các trạng thái TTV là hoàn toàn hợp với quy luật theo điều kiện ngoại cảnh, nguồn gốc hình thành.
4.2.4. Đặc điểm về cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật
Nghiên cứu cấu trúc phân tầng của các quần xã thực vật là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của TTV. Cấu trúc phân tầng chính là sự phân bố theo không gian của các tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc nhu cầu ánh sáng, đặc tính sinh học của các loài tham gia tổ thành. Trong mỗi kiểu thảm thực vật đều có cấu trúc tầng riêng với tổ hợp các loài thực vật, còn dây leo và thực vật bì sinh thuộc thực vật ngoại tầng. Kết quả nghiên cứu về cấu trúc hình thái của từng trạng thái TTV được trình bày ở bảng 4.6.