Nguồn gốc và chất lượng cây gỗ tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm của một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh ở xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 85 - 116)

Trạng thái Mật độ (cây/ha)

Nguồn gốc tái sinh (%)

Chất lượng cây tái sinh (%)

Hạt Chồi Tốt Xấu TB

Rừng thứ sinh 4.860 61,20 38,8 60,12 20,34 19,54

Thảm cây bụi 3.620 69,04 30,96 57,12 27,80 15,08

Rừng trồng Keo 690 29,55 70,45 29,0 2,28 68,72

Theo kết quả điều tra về nguồn gốc và chất lượng của các cây gỗ tái sinh (bảng 4.10) ta thấy:

*Về nguồn gốc

Các trạng thái thảm thực vật chủ yếu cây tái sinh mọc từ hạt chiếm tỉ lệ lớn hơn. Ở rừng thứ sinh tỉ lệ cây mọc từ hạt chiếm 61,2%, trong đó cây mọc từ chồi chỉ có 38,8%. Ở thảm cây bụi, cây tái sinh mọc từ chồi và hạt chênh lệch lớn hơn, cây mọc từ hạt chiếm 69,04%, còn cây mọc từ chồi chiếm 30,96%. Vào thời điểm điều tra, trong rừng trồng Keo chúng tôi thấy người dân thường xuyên chặt, phát cây bụi, thảm tươi làm củi đun, do vậy khác với hai trạng thái

70,45%, trong khi đó cây tái sinh từ hạt lại rất thấp, chỉ 29,55%. Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc của cây gỗ tái sinh chúng tôi nhận thấy đây là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các tầng rừng chính trong tương lai. Cây mọc từ hạt sẽ có đời sống dài hơn cây có nguồn gốc từ chồi, khả năng thích nghi và chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường sống tốt hơn, do đó chắc chắn sẽ tạo ra một hệ sinh thái đa dạng phong phú, có cấu trúc bền vững hơn.

*Về chất lượng

Kết quả điều tra từ bảng 4.10, phần lớn cây gỗ tái sinh có chất lượng tốt. Ở rừng thứ sinh cây có chất lượng tốt lên tới 60,12%. Cây gỗ tái sinh có chất lượng xấu và trung bình có tỉ lệ xấp xỉ nhau. Tương tự ở thảm cây bụi theo thứ tự giảm dần thì cây có chất lượng tốt chiếm 57,12%, cây xấu chiếm 27,8%, cây trung bình là 15,08%. Ở rừng trồng Keo, số cây chất lượng trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất 68,72%, tỉ lệ cây tốt thấp (chiếm 29%), có thể giải thích sự khác biệt về chất lượng ở rừng trồng Keo do người dân thường xuyên phát cây bụi, thảm tươi làm củi đun nên tỉ lệ cây xấu và trung bình chiếm tỉ lệ cao.

4.2.5.5. Nhận xét về đặc điểm tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong các trạng thái TTV

Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên trong 4 trạng thái thảm thực vật tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Ở thảm cỏ chúng tôi ghi nhận không có sự tái sinh của cây gỗ. Vì ở đây là khu vực chăn thả trâu, bò thường xuyên của người dân ở xung quanh, cây tái sinh không thể phát triển được.

- Ở Rừng thứ sinh có mật độ cây gỗ tái sinh cao (4.860 cây/ha), tỷ lệ cây tái sinh từ hạt cao (chiếm 61,2%), phẩm chất cây tái sinh tốt chiếm tỷ lệ cao (60,12%). Cây tái sinh có kiểu phân bố ngẫu nhiên.

- Ở Thảm cây bụi, mật độ cây gỗ tái sinh đạt 3.620 cây/ha, cây gỗ tái sinh từ hạt chiếm 69,04%, chất lượng cây tái sinh tốt 57,12%. Phân bố cây tái sinh có kiểu phân bố cụm.

- Ở Rừng trồng Keo, mật độ cây gỗ tái sinh đạt 690 cây/ha, với 70,45% cây tái sinh từ chồi, chất lượng cây tái sinh tốt chỉ có 29%. Phân bố cây tái sinh có kiểu cụm.

Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp hợp lý áp dụng cho các trạng thái thảm thực vật ở KVNC.

4.3. Đề xuất một số giải pháp áp dụng cho các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu nghiên cứu

Từ kết quả thu được, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả cao cho từng trạng thái TTV ở KVNC. Cụ thể như sau:

4.3.1. Các giải pháp về kỹ thuật

4.3.1.1. Đối với rừng thứ sinh

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống nảy mầm, cho cây gỗ tái sinh đủ ánh sáng để sinh trưởng, phát triển, cần tiến hành phát luỗng dây leo, cây bụi, thảm tươi.

- Tiến hành tỉa dặm cây gỗ tái sinh từ chỗ có mật độ cao sang chỗ thưa, nhằm phân bố lại cây gỗ tái sinh để chúng sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

- Những loài cây gỗ tái sinh từ chồi gốc sau khi cây gỗ bị chặt thì cần tỉa chồi, chỉ để lại 2 - 3 chồi khỏe, phát triển tốt.

- Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng cây gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác những loài cây không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi, gỗ ván dăm (Chẹo tía, Thôi ba, Ba soi,..) và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của người dân. Làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị kinh tế như : Trám trắng, Trám đen, Sấu, Đinh, Nghiến, Trai…

4.3.1.2. Đối với thảm cây bụi

Kết quả nghiên cứu cho thấy thảm cây bụi đủ cây tái sinh (> 500 cây/ha), chất lượng cây gỗ tái sinh tốt đạt tỷ lệ cao (57,12%) nên áp dụng phương thức khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi rừng. Có thể kết hợp trồng bổ sung một số loài

cây đặc sản dưới tán như gừng, riềng, nghệ, thảo quả…hoặc trồng dặm thêm một số loài cây mục đích bản địa có giá trị như Trám trắng, Trám đen…vừa có giá trị kinh tế, vừa bảo tồn được nguồn gen các loài này.

4.3.1.3. Đối với rừng trồng Keo

Rừng trồng Keo mật độ cây gỗ tái sinh tuy đạt yêu cầu (> 500 cây/ha). Tuy nhiên, rừng trồng Keo có tỷ lệ cây gỗ tái sinh đạt chất lượng tốt rất thấp (29%) nên không thể lợi dụng để chuyển hoá rừng trồng thành rừng tự nhiên hỗn loài. Sau khi thu hoạch Keo, có thể tiếp tục trồng Keo chu kỳ 2 để đảm bảo nguồn thu nhập của người dân.

4.3.1.4. Đối với thảm cỏ

Do không có cây gỗ tái sinh, thảm cỏ chủ yếu là cỏ Hòa thảo…vì vậy có thể tiếp tục bảo vệ và khai thác hợp lý thảm cỏ phục vụ nhu cầu chăn thả gia súc. Nếu không có nhu cầu chăn thả gia súc thì có thể trồng rừng (Keo tai tượng, Keo lai), để phục vụ nhu cầu kinh doanh, nhu cầu gỗ, củi phục vụ đời sống người dân.

4.3.2. Các giải pháp về kinh tế, xã hội

Xã Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) là xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao. Vì vậy, chính quyền các cấp cần quan tâm đến đời sống kinh tế, xã hội của địa phương bởi các giải pháp sau:

4.3.2.1. Các giải pháp về kinh tế

- Nhà nước có chính sách thuận lợi cho người dân được vay vốn để sản xuất, cấp giống cây trồng nông, lâm nghiệp, vật nuôi, phân bón...để trồng cây nông nghiệp và trồng rừng sản xuất, có thu nhập đảm bảo cuộc sống.

- Nhà nước đầu tư cơ sở chế biến gỗ (bột giấy, chế biến gỗ gia dụng...) giúp nhân dân tiêu thụ sản phẩm từ rừng thuận lợi, nâng cao thu nhập.

4.3.2.2. Các giải pháp về xã hội

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái môi trường của rừng và trách nhiệm của cộng đồng

trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Vận động người dân thực hiện chính sách dân số, đảm bảo dân số ổn định để giảm áp lực của dân số lên tài nguyên rừng.

- Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt đường giao thông xóm, liên xã, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo.

- Thực hiện ký cam kết trong cộng đồng dân cư không đốt, phá rừng làm nương rãy, không khai thác gỗ trái phép.

Các giải pháp về ký thuật, về kinh tế xã hội nếu trên cần triển khai đồng bộ, có sự quyết tâm của cả cộng đồng thì nhiệm vụ bảo vệ, khai thác các thảm thực vật ở địa phương sẽ đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

1. Đã xác định được 4 trạng thái thảm thực vật điển hình tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên gồm: Rừng thứ sinh, Thảm cây bụi, Thảm cỏ, Rừng trồng Keo.

2. Thành phần loài, thành phần dạng sống thực vật tại KVNC khá phong phú và đa dạng:

- Đã xác định được 409 loài thuộc 277 chi, 93 họ của 5 ngành thực vật bậc cao là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta), ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Trong đó ngành Mộc lan có số lượng lớn nhất (392 loài, 264 chi, 84 họ).

- Đã xác định được phổ dạng sống của hệ thực vật trong KVNC là: SB = 66,50 Ph + 5,62 Ch + 9,78 He + 8,07Cr +10,03 Th

3. Cấu trúc thẳng đứng của các trạng thái thảm thực vật ở KVNC có từ 2- 4 tầng, trong đó Rừng thứ sinh có cấu trúc gồm 4 tầng. Thảm cây bụi có cấu trúc 3 tầng. Thảm cỏ thấp có 2 tầng. Rừng trồng Keo có cấu trúc 3 tầng.

4. Đã xác định được khả năng tái sinh của từng trạng thái TTV ở KVNC: Ở rừng thứ sinh và thảm cây bụi mật độ cây gỗ tái sinh từ 3620 – 4860 cây/ha, cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt đạt 61,20% – 69,04%, cây tái sinh có chất lượng tốt từ 57,12%-60,12%. Ở rừng trồng Keo, mật độ cây gỗ tái sinh đạt 690 cây/ha, cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt đạt thấp (29,55%), chất lượng cây tái sinh loại tốt chỉ đạt 29%. Ở thảm cỏ không có cây gỗ tái sinh.

5. Đã đề xuất các giải pháp sử dụng phù hợp cho các trạng thái TTV ở KVNC gồm: Các giải pháp về kỹ thuật và các giải pháp về kinh tế, xã hội nhằm góp phần bảo vệ và phát triển rừng nói riêng và TTV nói chung.

2. Đề nghị

Kết quả nghiên cứu thu được mới chỉ là bước đầu. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, tái sinh tự nhiên của cây gỗ ở các trạng thái thảm thực vật khác trong huyện Đồng Hỷ. Từ đó xây dựng các giải pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh nhằm phục hồi rừng đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáp Thị Hồng Anh (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hóa học đất tại xã Canh Nậu - huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ Sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 2. Phạm Hồng Ban (2000), Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học trong

nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh.

3. Phạm Hồng Ban (2010), "Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật ở vùng Tây Bắc, Vườn Quốc gia Vụ Quang, Hà Tĩnh", Tạp chí NN&PTNT (5), tr.115-118. 4. Baur, G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương

Tấn Nhị dịch, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Bân (1983), Danh lục thực vật Tây Nguyên, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bộ NN&PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Lê Mộng Chân (1994), “Điều tra tổ thành thực vật vùng núi cao Ba Vì”,

Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4.

9. Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn, tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ sinh học, Hà Nội.

10. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

11. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Duy Chuyên (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1995, tr. 53-56.

14. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1994), “Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái”, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, số 2.

15. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ môi trường của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi trung du một số tỉnh miền núi, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 16. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh

nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

17. Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (1996), "Động thái thảm thực vật sau nương rẫy ở Con Cuông, Nghệ An", Tạp chí Lâm Nghiệp, số 7.

18. Ngô Tiến Dũng (2004), “Đa dạng thực vật VQG Yok Don”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5.

19. Trần Đình Đại (2001), Những dẫn liệu về hệ thực vật Tây Bắc Việt Nam (ba tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La), Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 1996 - 2000, tr.45-49, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây Cỏ Việt Nam, quyển I - III, Nxb Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh.

21. Đỗ Khắc Hùng (2014), Nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật và quá trình phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận án tiến sỹ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

22. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), “Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh”, Thông báo khoa học Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 3.

23. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh),

Luận án tiến sỹ Sinh học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 24. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Vũ Tự Lập và cộng sự (1995), Địa Lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án tiến sỹ Sinh học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

27. Phan Kế Lộc (1978), Tập san sinh vật học, 2 (16), Trường Đại học tổng hợp Hà Nội.

28. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, (12). 29. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội.

30. Hoàng Thị Hương Lý (2015), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sỹ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

31. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình cao học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

32. Ma Thị Ngọc Mai (2007), Nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận,

Luận án tiến sỹ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Ngọc (2000), Nghiên cứu một số mô hình rừng phục hồi tự

nhiên sau nương rẫy ở Bắc Kạn, Luận văn thạc sỹ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

34. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (1998), Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

35. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

36. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

37. Đinh Thị Phượng (2010), Nghiên cứu sự thay đổi môi trường đất trong quá trình phục hồi thảm thực vật rừng ở một số khu vực tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm của một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh ở xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 85 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)