Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao ở các trạng thái TTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm của một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh ở xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 82 - 84)

Qua các số liệu điều tra trên các ô dạng bản chúng tôi đã thống kê được số loài cây gỗ tái sinh theo 7 cấp chiều cao. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao ở các trạng thái TTV Cấp chiều cao Cấp chiều cao

(m)

Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Rừng trồng Keo N (cây/ha) Tỷ lệ (%) N (cây/ha) Tỷ lệ (%) N (cây/ha) Tỷ lệ (%) Cấp I: <0,50 556 11,44 1067 29,48 134 19,4 Cấp II:0,50-1,0 1390 28,60 978 27,02 230 33,3 Cấp III:1,0 -1,5 1045 21,50 691 19,89 102 14,78 Cấp IV:1,5 - 2,0 345 7,1 299 8,26 198 28,7 Cấp V: 2,0-2,5 838 17,24 312 8,62 26 3,8 Cấp VI: 2,5 - 3,0 423 8,70 198 5,47 Cấp VII:3,0 - 3,5 263 5,44 75 2,07 Tổng 4.860 100 3.620 100 690 100

Từ kết quả bảng 4.8 sự phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao ở các trạng thái nghiên cứu, cây gỗ tái sinh đều có các cấp chiều cao từ cấp I đến cấp VII. Sự phân bố cây tái sinh ở các cấp chiều cao không đồng đều, không cố định một cấp độ nào đó có số lượng loài lớn. Với sự phong phú về thành phần loài và thời gian hình thành lâu dài mà rừng thứ sinh và thảm cây bụi có mật độ cây gỗ tái sinh cao hơn, cấp độ cây tái sinh theo chiều cao phân bố từ 1m trở lên cũng xuất hiện nhiều hơn. Cụ thể ở rừng thứ sinh số lượng cây gỗ tái sinh nhiều nhất ở cấp II có chiều cao từ 0,5-1m, với 1390 cây/ha, chiếm 28,6%. Sau đó lần lượt là cấp III chiều cao từ 1-1,5m với 1045 cây/ha (21,5%), cấp V có chiều cao từ 2-2,5m với 838 cây/ha (17,24%), cây cấp I là những cây có chiều cao nhỏ hơn 0,5m có 556 cây/ha, (11,44%), cây cấp độ VI có chiều cao từ 2,5- 3m có 423 cây/ha (8,7%), cây cấp độ IV có chiều cao từ 1,5-2m có 345 cây/ha (7,1%). Ở cấp VII với chiều cao 3-3,5m số lượng cây gỗ tái sinh tìm thấy ít nhất chỉ có 263 cây/ha chiếm 5,44%.

Ở thảm cây bụi hầu hết cây gỗ tái sinh còn nhỏ, chiều cao thấp. Số lượng cây gỗ tái sinh phân bố theo cấp chiều cao giảm dần là: Chiều cao cấp I có 1067 cây/ha (29,48%), cấp II có 978 cây/ha (27,02%), cấp III có 691 cây/ha (19,89%), cây cấp V có 312 cây/ha (8,62%), cấp IV có 299 cây/ha chiếm 8,26%, cấp VII có 198 cây/ha (5,47%), ít nhất là cấp VII 75 cây/ha chỉ chiếm 2,07%.

Đối với rừng Keo, chủ yếu là những cây gỗ tái sinh có chiều cao thấp. Các cấp chiều cao theo kết quả thống kê có từ cấp I đến cấp V, theo thứ tự giảm dần thì cấp II nhiều nhất có mật độ 230 cây/ha, chiếm 33,3%, cấp IV có 198 cây/ha (28,7%), cấp I có 134 cây/ha (19,4%), cấp III có mật độ 102 cây/ha (14,78%), ít nhất là cây cấp V có 26 cây/ha chỉ chiếm 3,8%. Như vậy trong các trạng thái sự phân bố mật độ loài tái sinh ở các cấp không đồng đều. Điều này cũng chứng tỏ tại các trạng thái thảm thực vật có sự cạnh tranh không gian sống, chất dinh dưỡng và ánh sáng của cây mạ, cây gỗ tái sinh với cây bụi, thảm tươi diễn ra khá mạnh mẽ, nên nhiều cá thể bị đào thải.

4.2.5.3. Phân bố cây tái sinh theo bề mặt đất rừng

Nghiên cứu sự phân bố cây tái sinh theo bề mặt đất rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Sự phân bố cây tái sinh không đều trên mặt đất là một đặc điểm khá đặc trưng của tái sinh tự nhiên, từ đó đã tạo ra các khoảng trống thiếu tái sinh. Sự phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính sinh vật học của loài, không gian dinh dưỡng, nguồn gieo giống tự nhiên…

Trên thực tế đã có những lâm phần có mật độ cây tái sinh cao, chất lượng và tổ thành cây tái sinh đảm bảo cho quá trình tái sinh, nhưng vẫn phải thúc đẩy tái sinh do phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng chưa hợp lý. Do đó, nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh là một việc rất có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy tái sinh theo hướng có lợi cho quá trình phục hồi rừng. Để nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh, sử dụng tiêu chuẩn U của tác giả Clark và Evans.

Áp dụng công thức: U (r. 0,5). n 0,26136

  

Kết quả điều tra cho thấy phân bố cây tái sinh trên mặt đất tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.9 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm của một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh ở xã văn lăng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)