chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới
3.1.1. Chủ trương, quan điểm của tỉnh Lai Châu về xây dựng nông thôn mới nói chung và đầu tư xây dựng thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2020
Triển khai thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Tỉnh ủy Lai Châu đã ban hành chỉ thị số 36-CT/TU ngày 10/4/2015 về tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 15/7/2016 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 thông qua Đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 1095/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 v/v phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Các văn bản của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đều thống nhất quan điểm và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến hoạt động đầu tƣ xây dựng nhƣ sau:
3.1.1.1. Về quan điểm:
- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi vừa phải kiên trì vừa phải có bƣớc đột phá và phải có sự đồng thuận của Nhân dân.
91
- Quá trình quản lý, điều hành, triển khai thực hiện phù hợp với chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, quy hoạch nông nghiệp, đô thị. Đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế ở địa phƣơng.
- Nhà nƣớc tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn từng bƣớc hiện đại
3.1.1.2. Về mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu
- Duy trì và triển khai đồng bộ chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 96/96 xã. Phấn đấu đến năm 2020 có 35-40% xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 15,5 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dƣới 10 tiêu chí. Thu nhập của ngƣời dân khu vực nông thôn đạt 23 triệu đồng/ngƣời/năm (tăng 2,5 lần so với năm 2015).
- Hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch đảm bảo chất lƣợng phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng; xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, hoàn thành 6 loại công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã dự kiến hoàn thành 19 tiêu chí.
3.1.1.3. Về nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tƣ vào nông thôn giai đoạn 2016-2020: 9.031 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tƣ trực tiếp chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 720 tỷ đồng; Vốn lồng ghép từ các chƣơng trình, dự án khác: 7.715 tỷ đồng; vốn Nhân dân đóng góp: 596 tỷ đồng.
3.1.2. Chủ trương, quan điểm của huyện Than Uyên về xây dựng nông thôn mới nói chung và đầu tư xây dựng thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2020
Triển khai thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Ban chấp hành đảng bộ huyện Than Uyên đã ban hành
92
chƣơng trình hành động số 10-CTr/HĐ ngày 17/10/2016 về thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 15/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Ủy nhân dân huyện Than Uyên ban hành Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 22/8/2017 về thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện Than Uyên, giai đoạn 2017 – 2020. Các văn bản của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đều thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu nhƣ sau:
3.1.2.1. Mục tiêu chung
- Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế, hình thức sản xuất hợp lý, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; đời sống, tinh thần vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Giữ vững an ninh chính trị, tật tự an toàn xã hội.
- xã, đối với các xã đã
hoàn thành duy trì và nâng cao các tiêu chí, tập trung đầu tƣ, chỉ đạo phấn đấu hoàn thành đến năm 2020 huyện Than Uyên có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 54,54%, bình quân toàn huyện đạt 17,5 tiêu chí/xã.
3.1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể
- Quy hoạch: Tiếp tục rà soát thực hiện điều chỉnh quy hoạch và lập đề án 11/11 xã cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế văn hóa xã hội trong giai đoạn mới.
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội:
+ Giao thông: Thƣờng xuyên duy tu, bảo dƣỡng, bảo vệ các tuyến đƣờng đã đƣợc đầu tƣ, tiếp tục quy hoạch, đầu tƣ nâng cấp, làm mới hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, trong đó: đƣờng trục xã, liên xã tỷ lệ cứng hóa đạt 100%; đƣờng trục bản liên bản tỷ lệ cứng hóa đạt 78%; đƣờng nội bản tỷ
93
lệ cứng hóa đạt 55%; đƣờng nội đồng tỷ lệ cứng hóa đạt 50%.
+ Thủy lợi: Duy trì và nâng cao tỷ lệ cứng hóa hệ thống kênh mƣơng
các xã đã đạt, đầu tƣ nâng cấp cứng hóa các xã chƣa đạt; đƣa tỷ lệ cứng hóa bình quân đạt 80%.
+ Điện: Đầu tƣ nâng cấp, làm mới hệ thống điện lƣới quốc gia đƣa tỷ lệ
hộ dùng điện an toàn từ các nguồn điện đạt 95%,11/11 xã có hệ thống điện lƣới quốc gia.
+ Trường học: Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất các nhà
trƣờng; đầu tƣ xây dựng mới các lớp học, phòng chức năng, các công trình phụ trợ, nâng tỷ lệ cứng hóa cơ sở vật chất các nhà trƣờng đạt 80%.
+ Cơ sở vật chất văn hóa: Tăng cƣờng công tác vận động nhân dân hiến đất, góp công, vật chất đầu tƣ nâng cấp, làm mới nhà văn hóa các thôn bản, quản lý sử dụng có hiệu quả nhà văn hóa hiện có, nâng tỷ lệ số thôn bản có nhà văn hóa đạt 70%.
+ Chợ nông thôn: Huy động các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng chợ nông thôn theo quy hoạch.
+ Bưu điện: Duy trì, quản lý, sử dụng có hiệu quả các điểm bƣu điện, bƣu chính viễn thông tại các xã, quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống Internet không dây.
+ Nhà ở dân cư: Huy động tối đa các nguồn lực, hỗ trợ nhân dân làm mới, tu sửa chỉnh trang nhà ở đảm bảo an toàn, bền vững, hợp vệ sinh môi trƣờng, tập trung xóa nhà tạm dột nát, nâng tỷ lệ nhà đạt chuẩn trung bình đạt 70%.
3.1.1.3. Về nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tƣ thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của huyện Than Uyên: 570 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tƣ trực tiếp chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới:
94
91 tỷ đồng; Vốn lồng ghép từ các chƣơng trình, dự án khác: 461 tỷ đồng; vốn Nhân dân đóng góp: 18 tỷ đồng.
Hình 3.1. Cơ cấu nhu cầu vốn đầu tƣ theo ngành lĩnh vực
Nguồn: UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu