Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý nhà nƣớc về đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 108)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ đầu tƣ xây dựng thực

3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý nhà nƣớc về đầu

nước về đầu tư xây dựng thực hiện chương trình.

Con ngƣời luôn là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của bất cứ lĩnh vực kinh tế - xã hội nào. Trong hoạt động quản lý đầu tƣ xây dựng, nhân tố con ngƣời càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung và đầu tƣ xây dựng thực hiện chƣơng trình nói riêng đƣợc điều chỉnh bởi rất nhiều quy định của pháp luật, quy trình, thủ tục đầu tƣ phải trải qua nhiều bƣớc, nhiều thủ tục liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành đòi hỏi cán bộ trực tiếp thực hiện phải nắm vững và áp dụng đúng các quy định của pháp luật trên thực tế. Trong mỗi khâu của quá trình quản lý, sai phạm của mỗi cá nhân đều có thể gây ra thất thoát lãng phí, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. Do đó, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, năng lực, ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ tham gia quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản là giải pháp quan trọng và có tác dụng lâu dài. Nội dung giải pháp này bao gồm:

100

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện chƣơng trình nói chung và đối với nội dung về đầu tƣ xây dựng nói riêng, đảm bảo chuyên môn phù hợp với công việc quản lý và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Rà soát lại điều kiện năng lực của từng thành viên Ban chỉ đạo huyện, các ban quản lý xã, ban phát triển thôn, bản, các cá nhân tham gia quản lý dự án và giám sát kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu quy định về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng. Có các biện pháp sắp xếp lại tổ chức, bổ sung nhân sự phù hợp. Kịp thời bổ sung, thay thế các vị trí thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý còn trống do chuyển công tác, nghỉ việc hoặc không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- Tăng cƣờng tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về chế độ chính sách mới về quản lý dự án đầu tƣ; tập huấn nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác quản lý đầu tƣ; tập huấn nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Nội dung, thời gian đào tạo, tập huấn của chƣơng trình phải phù hợp với thực tiễn và trình độ của cán bộ huyện và cơ sở, kết hợp giữa lý thuyết với tham quan thực tế các điển hình tiên tiến, chú trọng rèn luyện những kỹ năng, nghiệp vụ về việc lập kế hoạch, về quản lý đầu tƣ, đấu thầu, giám sát đầu tƣ…

- Bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao và tạo điều kiện để đội ngũ quản lý phát huy hết năng lực của mình, làm việc chủ động với tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ tăng cƣờng xuống cơ sở giúp đỡ xã hoàn thành tốt nhiệm vụ giao, đồng thời có trách nhiệm truyền đạt, hƣớng dẫn cán bộ quản lý dự án để biết và chủ động trong thực hiện nhiệm vụ giao.

- Đi đôi với việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn phải tăng cƣờng công tác quản lý, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý đầu tƣ. Có cơ chế thƣởng, phạt nghiêm

101

minh. Lĩnh vực đầu tƣ xây dựng khá "nhạy cảm" rất dễ xảy ra tham ô, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác, do đó đòi hỏi nhân lực làm công việc này không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, không vì mục đích tƣ lợi cá nhân mà làm tổn thất, lãng phí cho ngân sách nhà nƣớc.

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý các dự án đầu tư xây dựng thực hiện chương trình

- Rà soát, hoàn thiện quy định phân cấp đầu tƣ cho cấp xã theo hƣớng phân cấp mạnh, tạo sự chủ động ở những xã có đủ năng lực và làm tốt. Còn những xã chƣa làm tốt thì chỉ phân cấp, giao nhiệm vụ thực hiện quản lý các dự án đầu tƣ phù hợp. Phân cấp cho UBND các xã đƣợc quyết định đầu tƣ các công trình, dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản để đảm bảo tăng tính chủ động cho cấp xã, phát huy hết vai trò của nhân dân trong công tác quản lý đầu tƣ nhƣ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, cùng giám sát,...

- Tăng cƣờng hƣớng dẫn các chủ đầu tƣ lập chủ trƣơng đầu tƣ, phê duyệt dự án sử dụng vốn đầu tƣ công đầu tƣ xây dựng NTM, đảm bảo các dự án đƣợc giao kế hoạch đầu tƣ công trung hạn và kế hoạch đầu tƣ hàng năm đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Căn cứ quy định của Luật Đầu tƣ công, các Nghị định hƣớng dẫn Luật đầu tƣ công và hƣớng dẫn của cấp trên về lập chủ trƣơng đầu tƣ, phê duyệt dự án, Phòng Tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT hƣớng dẫn các Ban quản lý xã về quy trình, nội dung, thời gian lập, thẩm quyền phê duyệt, cơ quan trình thẩm định phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, dự án đầu tƣ sử dụng vốn đầu tƣ công xây dựng NTM, trong đó lƣu ý một số nội dung chính nhƣ:

+ Lập chủ trƣơng đầu tƣ: các dự án đƣa vào kế hoạch 5 năm 2016-2020 phải có chủ trƣơng đầu tƣ đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Đối

102

với các dự án thực hiện cơ chế đặc thù rút gọn thì quy trình, nội dung thực hiện theo Nghị định của Thủ tƣớng Chính phủ về thực hiện cơ chế đặc thù rút gọn đối với dự án thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; còn đối với các dự án khác thực hiện theo Luật Đầu tƣ công và các Nghị định hƣớng dẫn các quy định hiện hành.

+ Tổ chức thẩm định nguồn vốn theo đúng quy định, chỉ phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, dự án đầu tƣ khi xác định đƣợc nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, tổ chức lựa chọn nhà thầu khi dự án đã đƣợc bố trí kế hoạch vốn, tổ chức thi công phù hợp với kế hoạch vốn đầu tƣ đƣợc giao, đảm bảo không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

+ Phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng NTM: điều kiện để các dự án đƣợc đƣa vào bố trí kế hoạch vốn hàng năm là phải có quyết định phê duyệt đầu tƣ của cấp có thẩm quyền trƣớc ngày 31/10 năm trƣớc năm kế hoạch. Đối với các dự án thực hiện cơ chế đặc thù rút gọn không phải lập dự án/báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng công trình mà chỉ cần lập dự toán theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình.

- Tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tƣ theo hƣớng chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác quản lý, thanh toán, tạm ứng, quyết toán vốn đầu tƣ. Các phòng, ban chuyên môn cấp huyện phải theo dõi chặt chẽ, quản lý tốt việc lập kế hoạch, phê duyệt, triển khai thực hiện dự án của cấp xã, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. Quy định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý đầu tƣ và xây dựng khi để xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ của nhà nƣớc do vi phạm các quy định quản lý đầu tƣ xây dựng.

- Thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu, đơn vị triển khai thực hiện. Thực hiện đúng quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định, đảm bảo lựa chọn đƣợc những đơn vị có đủ năng lực và khả năng thực hiện thực sự. Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng đã ký kết với các

103

nhà thầu, quản lý thi công theo biểu tiến độ chi tiết đã đƣợc ký kết; thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc các nhà thầu tập trung máy móc,thiết bị thi công và nhân lực để đẩy nhanh tiến độ. Có chế tài xử lý kiên quyết đối với các nhà thầu cố tình chây ỳ, không thực hiện cam kết theo đúng hợp đồn, thay thế những nhà thầu không đủ năng lực thực hiện.

- Quản lý chặt chẽ việc điều điều chỉnh, bổ sung dự án, chỉ đƣợc phép điều chỉnh, thay đổi khi có văn bản chấp thuận của ngƣời có thẩm quyền và xác định đƣợc nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho phần điều chỉnh bổ sung. Sử dụng kinh phí dự phòng của dự án đúng quy định, khi phê duyệt hoặc điều chỉnh bổ sung dự toán, nếu sử dụng quá số chi phí dự phòng cho khối lƣợng công việc phát sinh thì Chủ đầu tƣ phải báo cáo ngƣời có thẩm quyền. Không phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tƣ đối các dự án sử dụng chi phí dự phòng không đúng quy định.

- Hàng năm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sử dụng hiệu quả, khẩn trƣơng giải ngân kế hoạch vốn đầu tƣ đƣợc giao để sớm bàn giao công trình đƣa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Đối với những dự án đã quyết toán, hoàn thành trƣớc năm kế hoạch đƣợc bố trí vốn các chủ đầu tƣ phải hoàn thiện thủ tục giải ngân trƣớc ngày 30/9 năm kế hoạch, nếu đến thời điểm trên, dự án nào không thực hiện giải ngân sẽ xem xét, điều chuyển vốn cho các dự án khác có nhu cầu thanh toán, đồng thời sẽ không tiếp tục bố trí nguồn vốn cho dự án đó, chủ đầu tƣ sẽ chịu trách nhiệm về việc để mất vốn dự án. Đối với các dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch và dự án chuyển tiếp, các Chủ đầu tƣ chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, chủ động hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu khối lƣợng hoàn thành để giải ngân hết kế hoạch vốn đƣợc giao, đảm bảo đến ngày 30/9 năm kế hoạch phải giải ngân đƣợc ít nhất 70% kế hoạch vốn. Đối với các dự án khởi công mới trong năm kế hoạch, các chủ đầu tƣ tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tƣ, tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công, chỉ đạo giải quyết vƣớng mắc trong công tác đền bù

104

giải phóng mặt bằng, đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công, đến ngày 30/9 năm kế phải đảm bảo giải ngân đƣợc ít nhất 30% kế hoạch vốn giao. Đến 30/9 hàng năm các chủ đầu tƣ không giải ngân đảm bảo tỷ lệ nhƣ trên phải làm rõ nguyên nhân và kiến nghị điều chuyển cho các chủ đầu tƣ, dự án khác. Đến hết năm kế hoạch các chủ đầu tƣ không giải ngân đƣợc hết kế hoạch giao phải làm rõ nguyên nhân, kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ.

- Đẩy mạnh thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành. UBND huyện hƣớng dẫn các xã quy trình, thủ tục nghiệm thu, quyết toán công trình. Tiến hành rà soát, lập danh mục các dự án hoàn thành đang chậm lập báo cáo quyết toán từ đó có kế hoạch đôn đốc, xử lý nghiêm các chủ đầu tƣ, nhà thầu i phạm quy định về lập hồ sơ quyết toán công trình. Đối với các công trìnhđang triển khai, thực hiện thi công đến đâu nghiệm thu đến đó, công trình hoàn thành thì chủ đầu tƣ cũng phải hoàn thiện hồ sơ quyết toán gửi phòng Tài chính kế hoạch để thẩm định, quyết toán.

- Hàng năm trong quá trình phân bổ dự toán ngân sách cho các xã, UBND huyện bố trí kinh phí duy tu, bảo dƣỡng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo các xã, thôn, bản tuyên truyền, nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ, quản lý khai thác các công trình sau đầu tƣ để đảm bảo phát huy hiệu quả lâu dài.

- Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng thực hiện chƣơng trình, đảm bảo độ tin cậy, chính xác, nhanh chóng kịp thời của thông tin về tình hình thực hiện các dự án.

3.2.4. Giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện chương trình

Đây phải đƣợc xác định là nhiệm vụ quan trọng và là công việc cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và có trọng tâm, trọng điểm nhằm sớm phát hiện những sai phạm để xử lý, ngăn ngừa thất thoát lãng phí, nâng cao

105

hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. Do vậy, phải tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đầu tƣ xây dựng thực hiện chƣơng trình, cụ thể:

- Thanh tra, kiểm tra cần kết hợp chặt chẽ với giám sát đánh giá đầu tƣ, tiến hành từ khâu lập chủ trƣơng đầu tƣ, quyết định đầu tƣ, triển khai thực hiện cho đến khi dự án hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng. Tập trung thanh tra sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch và hiệu quả đầu tƣ. Từ đó nêu ra kết luận và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý nếu khâu nào đó của dự án vi phạm pháp luật.

- Tăng cƣờng công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ xây dựng đối với tất cả các dự án sử dụng vốn đầu tƣ công đầu tƣ trực tiếp cho chƣơng trình. Tăng cƣờng giám sát cộng đồng, đồng thời phát hiện những bất cập trong các văn bản pháp luật về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung và đầu tƣ xây dựng NTM để có kiến nghị với các cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, ngăn ngừa thất thoát, lãng phí.

- Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật về thanh tra, các quy định về đầu tƣ xây dựng thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới cho cán bộ thanh tra. Giáo dục nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra của huyện. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện nể nang, né tránh, thiếu trung thực, khách quan, có chế tài xử lý nghiêm đối với các đoàn thanh tra có dấu hiệu, hành vi dung túng, bao che cho sai phạm.

- Nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra của thanh tra nhà nƣớc huyện.

Bên cạnh đó phải phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan kiểm tra của Đảng đối với đảng viên trong các cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý đầu tƣ. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các đoàn thanh tra, kiểm toán, giám sát của trung ƣơng, của tỉnh thực hiện nhiệm vụ liên quan đến đầu tƣ xây dựng thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

106

- Ban chỉ đạo chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM cấp huyện tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên hơn, kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện, tháo gỡ khó khăn, bất cập trong quản lý, thực hiện chƣơng trình. Việc kiểm tra, giám sát phải xây dựng kế hoạch cụ thể, kết luận kiểm tra, giám sát phải đƣợc công khai và yêu cầu các cơ quan. Yêu cầu các chủ đầu tƣ phải thƣờng xuyên tổ chức quán triệt, phổ biến, rút kinh nghiệm các nội dung kết luận sau các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền để khắc phục, rút kinh nghiệm; báo cáo tình hình thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra theo quy định.

3.2.5. Tăng cường sự tham gia của người dân đối với quản lý đầu tư xây dựng thực hiện chương trình

Trong xây dựng nông thôn mới, sự tham gia của ngƣời dân có vai trò rất quan trọng. Ngƣời dân trực tiếp tham gia trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, triển khai các hoạt động thi công, tham gia đóng góp các nguồn lực và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)