1.2 .Ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước cấp quận, huyện
1. 4.4 Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp quận,huyện
1.5. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại Quận Tây Hồ Thành phố Hà Nội
1.5.2. Thực tế công tác quản lý NSNN tại Quận Tây Hồ:
*Công tác lập dự toán
Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của quận UBND quận tiến hành tổ chức lập dự toán. Các khoản thu trong dự toán ngân sách của quận đã được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế của quận, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách. Các khoản chi trong dự toán ngân sách của quận đã được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quản lý nhà nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với các khoản chi thường xuyên, UBND quận, phòng tài chính quận, kho bạc nhà nước quận đã căn cứ vào nguồn thu từ thuế, lệ phí và tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Dự toán chi ngân sách quận Tây Hồ phân bổ cho các đơn vị dự toán được thực hiện trên cơ sở dự toán Thành phố giao hàng năm. Căn cứ số được giao, UBND quận xây dựng phương án phân bổ chi ngân sách theo từng lĩnh vực, từng đơn vị thụ hưởng trình HĐND quận xem xét phê chuẩn. Dự toán chi ngân sách hàng năm được xây dựng trên cơ sở các quy định về phân cấp nhiệm vụ chi trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội do Thành phố quy định theo từng giai đoạn, thời kỳ. Ưu tiên vốn cho công tác đầu tư XDCB; Đảm bảo theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng lĩnh vực trong giai đoạn ổn định ngân sách; đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ chi thực tế của quận cho từng lĩnh vực.
Dự toán chi thường xuyên hàng năm được UBND quận xây dựng trên cơ sở số giao dự toán của UBND Thành phố Hà nội trình HĐND quận xem xét, phê chuẩn. Dự toán chi thường xuyên đảm bảo các chính sách, chế độ, định mức phân
bổ chi Thường xuyên do thành phố ban hành theo từng giai đoạn của thời kỳ ổn định ngân sách và được phân bổ chi tiết cho từng lĩnh vực. Thực hiện theo quyết định số 53/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND Thành phố Hà nội về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách của Thành phố Hà nội giai đoạn 2010-2015 và Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011-2013.
* Tổ chức thực thi dự toán
Nhiệm vụ thực thi ngân sách Nhà nước của quận Tây Hồ được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; trên cơ sở dự toán Thành phố giao hàng năm. Căn cứ số giao dự toán của Thành phố, UBND quận Tây Hồ xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách cho từng đơn vị, theo từng chỉ tiêu để trình HĐND quận quyết định. Căn cứ nghị quyết của HĐND quận về Dự toán và phân bổ dự toán ngân sách, UBND quận Tây Hồ ra quyết định giao dự toán cho từng phòng, ban, ngành, đơn vị để triển khai thực hiện. Được sự chỉ đạo của Quận uỷ, HĐND, UBND quận Tây Hồ, công tác thu ngân sách hàng năm của quận luôn hoàn thành chỉ tiêu. Cụ thể là:
+ Năm 2011 tổng thu NSNN 2.073.828 triệu đồng/2.582.948 triệu đồng đạt 80,2% KH. Năm 2012 tổng thu NSNN 3.080.520 triệu đồng/3.282.948 triệu đồng đồng đạt 93,8% KH. Năm 2013 tổng thu NSNN 3.845.730 triệu đồng 3.725.500 triệu đồng đạt 103,22% KH.
- Số thu năm sau đạt cao hơn so với năm trước, đảm bảo nguồn ngân sách đáp ứng cho các nhiệm vụ chi hàng năm.
* Về chi ngân sách Nhà nước
Năm 2011 - 2013, công tác chi ngân sách của quận Tây Hồ ngày càng đạt hiệu quả cao, đáp ứng kịp thời và toàn diện tới các nhu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của quận. Việc phân bổ nhiệm vụ chi ngân sách phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của quận là: Tập trung ưu tiên cho chi đầu tư XDCB, mua sắm sửa chữa đặc biệt là các công trình, dự án nâng cấp hạ tầng giao thông đô thị; các dự án xây dựng trường
chuẩn; trạm y tế chuẩn; Các dự án giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc; Bảo đảm cơ cấu nguồn chi cho các sự nghiệp theo quy định; Đảm bảo chi hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; Thực hiện các cơ chế, chính sách về tiền lương, an sinh xã hội do Chính phủ và Thành phố quy định. Điều hành, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách, bố trí kinh phí kịp thời cho các nhiệm vụ chi; Điều chỉnh dự toán đối với các nhiệm vụ không có khả năng thực hiện... Kết quả thực hiện dự toán chi ngân sách các năm đều đạt tỷ lệ cao so với dự toán (> 80%) và năm sau đều cao hơn năm trước. Cụ thể: Năm 2011, tổng chi NS đạt 1.525 tỷ đồng bằng 80% so với dự
toán.
+ Năm 2012, tổng chi NS đạt 2.310 tỷ đồng bằng 93% so với dự toán. + Năm 2013, tổng chi NS đạt 3.332 tỷ đồng bằng 96% so dự toán.
* Công tác quyết toán ngân sách:
Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước phải tổ chức hạnh toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán Nhà nước. Vào ngày 30/12 hàng năm các đơn vị khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo mục lục ngân sách nhà nước. Tất cả các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp trong ngân sách năm sau, phải ghi vào ngân sách năm sau. Các khoản chi ngân sách năm trước chưa thực hiện, chỉ được đưa vào dự toán năm sau khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Kết dư ngân sách của Quận được chuyển vào ngân sách năm sau; số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận; Khi xét duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan cùng cấp, thẩm tra quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp lập quyết toán ngân sách địa phương.
1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm từ thực tế công tác quản lý NSNN tại Quận Tây Hồ.
Trên cơ sở nghiên cứu NSNN tại Quận Tây Hồ rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào việc quản lý NSNN ở cấp quận như sau:
Thứ nhất, các quận, huyện cần tuân thủ và thực hiện quản lý NSNN theo luật
và các văn bản hướng dẫn.
Thứ hai, các quận, huyện khác nhau có quá trình phát triển KT-XH khác
nhau, có phương thức tạo lập ngân sách khác nhau nhưng đều phải coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách gồm: Cải cách chủ thể, cơ chế quản lý thu, chi cho phù hợp với tiến trình phát triển chung; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực trong dân và các tổ chức trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.
Thứ ba, chính quyền cấp quận, huyện cần coi trọng vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế và các chính sách liên quan đến thu, chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH một cách toàn diện và vững chắc, vì NSNN liên quan đến nhiều tổ chức, đối tƣợng, chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng.
Thứ tư, thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế; phân cấp
quản lý thu, chi ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ.
Thứ năm, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách xuyên
suốt chu trình quản lý ngân sách từ lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra số liệu báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.
Từ các vấn đề được nêu trên, ta thấy việc quản lý ngân sách quận, huyện là cần làm rõ nội dung quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi trong từng khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và công tác kiểm tra, thanh tra số liệu báo cáo quyết toán ngân sách, đồng thời tìm ra những nhân tố tác động đến công tác quản lý ngân sách quận, huyện.