Thực hiện chi ngân sách Quận CầuGiấy và tỷ trọng các khoản chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 68)

Bảng 3 .2 Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội Quận CầuGiấy giai đoạn 2012 – 2014

Bảng 3.6 Thực hiện chi ngân sách Quận CầuGiấy và tỷ trọng các khoản chi

(%) giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thực hiện (%) Thực hiện (%) Thực hiện (%)

Tổng chi ngân sách quận 1.532.660 100 3.050.200 100 3.895.622 100

Chi đầu tư phát triển 383.165 25.0 671.044 22.0 895.993 23.0 Chi thường xuyên 551.758 36.0 1.098.072 36.0 1.616.683 41.5 Chi BS cho NS cấp dưới 38.317 2.5 137.259 4.5 194.781 5.0 Chi chuyển nguồn 505.778 33.0 1.067.570 35.0 1.032.340 26.5 Chi từ nguồn thu để lại 53.643 3.5 76.255 2.5 97.391 3.5

Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Quận Cầu Giấy

Qua bảng ta có thể thấy chi ngân sách Quận Cầu Giấy thực hiện hàng năm có quy mô ngày càng lớn, năm 2012 đạt 1.532.660 triệu đồng đến năm 2014 đạt 3.895.622 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2012. Trong đó chi đầu tư phát triển tập trung thực hiện các dự án phát triển kinh tế của quận, các dự án bức xúc dân sinh (cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước ngõ xóm, mặt đường), các dự án chỉnh trang kết cấu hạ tầng đô thị, chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng khá trong tổng chi ngân sách và tăng đều qua các năm (năm 2012: 25% tổng chi, năm 2013 chiếm 22% tổng chi, năm 2014 chiếm 23% tổng chi).

Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển tăng cao hàng năm và chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi ngân sách (Năm 2012 chi 383,165 tỷ đồng, năm 2013 chi 671,044 tỷ đồng, năm 2014 chi 895,993 tỷ đồng. Chi đầu tư phát triển bố trí hàng năm theo kế hoạch đều có tăng hơn so với năm trước, ngân sách cấp Quận thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng những công trình dự án gắn với công tác quản lý của quận, huyện, tuy nhiên ta có thể thấy tốc độ tăng chi đầu tư phát triển của quận năm

2013 giảm và tăng trở lại năm 2014 do công tác quản lý đầu tư chưa tốt, năng lực một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, bố trí đầu tư có lúc, có nơi còn dàn trải, còn nhiều vướng mắt trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng nền hầu hết các dự án lớn tiến độ triển khai đều bị chậm nhiều so với kế hoạch dẫn đến kết quả là số vốn thực hiện đạt thấp, phải chuyển nguồn số tạm ứng sang năm sau tiếp tục thanh toán.

Chi đầu tư phát triển Quận Cầu Giấy cơ bản đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư. Cơ cấu chi đầu tư được bố trí bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội và Quận đề ra. Quá trình thực hiện chi đầu tư phát triển luôn coi trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và tập trung ngân sách ở mức cao nhất để thực hiện mục tiêu này nhằm tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi cho Quận trong quá trình phát triển. Theo đó chi đầu tư trong những năm qua tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của Quận, chỉnh trang đô thị, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc trên địa bàn quận, đảm bảo an sinh xã hội.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các phòng, ban chuyên môn coi trọng, trong đó xác định đúng đắn sự cần thiết phải đầu tư đối với các dự án, công trình để có quyết định đầu tư chính xác, phù hợp với điều kiện và khả năng của ngân sách được quan tâm, cùng với đó là nâng cao năng lực của các chủ đầu tư thông qua việc kiện toàn, củng cố bộ máy các ban quản lý chuyên nghiệp của quận cũng như tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của ban quản lý dự án và các đơn vị được UBND quận ủy quyền đại diện chủ đầu tư. UBND quận tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, tiến hành xử phạt hợp đồng đối với các nhà thầu thi công làm ăn gian đối không đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình; tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra xử lý vi phạm đối với các chủ đầu tư và các bên có liên quan trong quản lý chất lượng công trình.

Chi thường xuyên

Chi thường xuyên Quận Cầu Giấy về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Quận. Ngân sách Quận đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất, cấp bách phát sinh nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH quận đã đề ra.

Chi thường xuyên tăng nhanh và khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi ngân sách quận, tuy nhiên chi thường xuyên của Quận Cầu Giấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi. Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2014 (41.5%) trong khi đó chi chuyển nguồn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi (26.5%) năm 2014, điều đó cho thấy khả năng điều hành ngân sách của quận thời gian này còn nhiều hạn chế, nhiều khoản chi thường xuyên được bố trí dự toán nhưng không thực hiện được, tiến độ giải ngân chậm nên quận phải tiếp tục thực hiện chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục chi. Khoản thi thường xuyên bắt đầu tăng dần qua các năm 2012, 2013, 2014 nguyên nhân chính là do thời kỳ 2011, 2012, Thành phố Hà Nội sau khi sáp nhập theo Nghị quyết 15/NQ-QH bắt đầu tăng cường phân cấp cho các quận, huyện các một số nhiệm vụ chi (công tác duy trì vệ sinh môi trường được chuyển về quận quản lý, thực hiện, khối lượng và đơn giá tăng dần qua các năm do tốc độ đô thị hóa cao), đồng thời bổ sung thêm biên chế, kinh phí hoạt động bộ máy cho việc thành lập thêm một số đơn vị (Phòng y tế, Trung tâm phát triển quỹ đất). Mặt khác nguồn tăng thu của quận hàng năm rất lớn, sau khi dành 50% tăng thu không kể tăng thu từ đất để thực hiện cải cách tiền lương, 50% tăng thu còn lại quận để trong kết dư ngân sách hàng năm. Sang năm sau khi thường trực Hội đồng nhân dân quận phê chuẩn phương án sử dụng kết dư lại bổ sung cho các nhiệm vụ chi thường xuyên đột xuất phát sinh cũng làm tăng tổng chi thường xuyên

của quận.

Bảng 3.7: Thực hiện chi thƣờng xuyên giai đoạn 2012-2014 Quận Cầu Giấy

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%)

Chi quốc phòng an ninh 15.693 2.84 21.995 2.00 40.658 2.51 Chi quản lý hành chính 86.505 15.68 161.494 14.71 257.361 15.92 Chi SN Giáo dục – Đào

tạo

264.769 47.99 630.436 57.41 873.710 54.04 Chi đảm bảo xã hội 48.692 8.82 93.655 8.53 130.878 8.10 Chi SN kinh tế 40.899 7.41 75.427 6.87 119.079 7.37

Chi SN y tế 10.564 1.91 21.355 1.94 40.398 2.50

Chi chương trình MTQG 4.063 0.74 8.771 0.80 14.350 0.89 Chi khác ngân sách 80.572 14.60 84.940 7.74 140.250 8.68

Tổng cộng 551.758 100 1.098.072 100 1.616.683 100

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận CầuGiấy)

Chi thường xuyên ngân sách Quận Cầu Giấy tăng nhanh qua các năm. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ngân sách dành cho sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục không ngừng tăng lên, nhất là sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong giai đoạn 2012-2014. Chi sự nghiệp giáo dục năm 2012 là 264.769 triệu đồng đến năm 2014 là 873.710 triệu đồng (chiếm 54.04% tỷ trọng trong tổng số chi thường xuyên).

+ Chi phục vụ công tác an ninh, quốc phòng và chi các sự nghiệp khác như : sự nghiệp văn hóa – thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp giao thông, môi trường, truyền thanh... cũng tăng dần qua các năm đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển xã hội trên địa bàn quận.

+ Chi sự nghiệp quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể có mức tăng đều qua các năm, tuy nhiên mức tăng không lớn (năm 2012 là 86.505 triệu đồng, đến năm 2014 là 257.361 triệu đồng, chiếm 15.92% tỷ trọng trong tổng số chi thường xuyến. Số

tăng chi quản lý hành chính chủ yếu do tăng biên chế của một số đơn vị mới thành lập theo chủ trương của UBND Thành phố Hà Nội (Phòng Y tế, Trung tâm phát triển quỹ đất), đồng thời tăng chi quản lý hành chính do thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ . Ngân sách quận đã phải chủ động sử dụng các nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ.

+ Chi sự nghiệp y tế giai đoạn 2012-2014 tăng không đáng kể do thời gian này nhiệm vụ chi lĩnh vực y tế (bao gồm cả phòng khám và trạm y tế phường) được chuyển về ngân sách Thành phố, quận phải hoàn trả kinh phí chi sự nghiệp y tế về Thành phố quản lý (do đầu năm đã tính trong cân đối ngân sách quận), điều này thể hiện bất cập trong việc ban hành các chính sách phân cấp của Thành phố Hà Nội giai đoạn này như đã phân tích phần trên.

Giai đoạn 2012-2014 chi sự nghiệp kinh tế tăng ở mức ổn định, do giai đoạn này Thành phố phân cấp toàn bộ công tác duy tu, duy trì vệ sinh môi trường do quận quản lý, tính trong cân đối ngân sách quận. Đồng thời giai đoạn này Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6750/QĐ-UBND phê duyệt đơn giá thanh toán cho các sản phẩm dịch vụ công ích đô thị từ năm 2009 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong đó đơn giá thanh toán công tác duy trì vệ sinh môi trường rất cao. Năm 2012 Thành phố thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách quận để thanh toán chênh lệch đơn giá công tác duy trì vệ sinh môi trường được tổng hợp quyết toán vào lĩnh vực chi sự nghiệp môi trường của quận. Mặt khác thời gian này Hội đồng nhân dân quận quy định đặt tên cho nhiều tuyến đường trên địa bàn quận, các tuyến đường mới đặt tên này phải thực hiện công tác duy trì vệ sinh đã làm tăng khối lượng duy trì, dẫn đến quyết toán chi vệ sinh môi trường tăng cao, đồng thời một số nhiệm vụ thuộc sự nghiệp kinh tế như vỉa hè, cây xanh, công viên, vườn hoa cũng được giao cho quận quản lý.

Chi chuyển nguồn của Quận Cầu Giấy cũng rất lớn, năm 2012 là 505.778 triệu đồng chiếm 33% so tổng chi đến năm 2014 là 1.032.340 triệu đồng chiếm 26.5 % so tổng chi ngân sách. Trong số chi chuyển nguồn năm 2012 sang năm 2013 chủ yếu là chuyển nguồn cải cách tiền lương; chi chuyển nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ nguồn tăng thu, thưởng vượt thu hàng năm được bố trí cho các dự án trong

năm 2014).

Chi chuyển nguồn ngân sách

Chi chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư lớn cũng là một vấn đề cần bàn. Theo quy định của Bộ Tài chính, ngân sách các cấp phải dành 50% tăng thu không kể tăng thu từ đất, 10% tiết kiệm chi thường xuyên không kể lương và các khoản có tính chất lương, 40% số thu từ phí, lệ phí được để lại tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các nguồn cải cách tiền lương còn dư. Toàn bộ nguồn kinh phí này phải được theo dõi và quản lý riêng. Chính vì vậy, Quận Cầu Giấy đã phải theo dõi và thực hiện chuyển nguồn năm này qua năm khác các nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, không được sử dụng cho việc khác là hết sức lãng phí. Quận đã có văn bản gửi UBND Thành phố, Sở Tài chính cho phép sử dụng một phần nguồn kinh phí trên để đảm bảo kinh phí cho các dự án dân sinh bức xúc, các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế của các phường thuộc quận.

Nhìn chung ngân sách quận đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục, đảm bảo chi cho sự nghiệp kinh tế, thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo xã hội, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi quản lý hành chính hợp lý và tiết kiệm phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.

Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình kinh tế, xã hội của quận như chuyển đổi cơ cấu kinh tế…Cơ cấu chi ngân sách quận đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận. Các cơ quan đơn vị sử dụng NSNN đã có ý thức trong việc sử dụng có hiệu quả, hạn chế được tiêu cực. Các đơn vị thực hiện thí điểm khoán kinh phí hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, hiệu quả hoạt động, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ công tác đã được nâng lên một bước. Ở các đơn vị này đã chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình nghiệp vụ. Các Phòng, ban đã đề ra quy chế chi tiêu nội bộ làm cho ý thức tiết kiệm chống lãng phí được nâng lên, việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị đi vào thực chất hơn. Thu nhập của cán bộ, công chức được nâng

lên, đời sống được cải thiện đáng kể.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quận theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã đạt được những kết quả rất khả quan. Các đơn vị sự nghiệp có thu được giao quyền tự chủ tài chính đã từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và người lao động theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, việc quản lý khai thác và mở rộng nguồn thu sự nghiệp được chú trọng hơn, ý thức sử dụng kinh phí tiết kiệm hơn, thu nhập của viên chức sự nghiệp được nâng lên đáng kể. Qua kiểm tra quyết toán cho thấy thu nhập bình quân các cán bộ, viên chức đã tăng thêm từ 600 nghìn – 800 nghìn đồng/tháng. Các đơn vị đã phấn đấu tăng thu một cách tự giác để nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức đơn vị, thực tế cho thấy sau khi được giao quyền tự chủ tài chính các đơn vị này đều hoàn thành kế hoạch năm sau cao hơn năm trước.

3.2.4. Thực tế công tác quyết toán ngân sách tại Quận Cầu Giấy

Căn cứ quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN, Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán ngân sách hàng năm và hướng dẫn của Sở Tài chính Hà Nội, Phòng Tài chính Kế hoạch Quận Cầu Giấy chủ trì phối hợp với Kho bạc nhà nước, Chi cục thuế Cầu Giấy tổ chức quyết toán ngân sách nhà nước Quận Cầu Giấy, báo cáo Ủy ban nhân dân Quận thông qua, trình Hội đồng nhân dân quận phê chuẩn, báo cáo Sở Tài chính để thẩm định và tổng hợp chung vào tổng quyết toán ngân sách của Thành phố Hà Nội.

Công tác đối chiếu số liệu thu, chi NSNN được Phòng Tài chính Kế hoạch rà soát, kiểm tra cùng Kho bạc nhà nước, Chi cục thuế, các đơn vị toán và UBND các phường thực hiện khi kết thúc năm ngân sách. Thực hiện đôn đốc các khoản tạm thu, tạm giữ để nộp NSNN theo chế độ quy định. Thực hiện đối chiếu số thu NSNN phát sinh trên địa bàn quận và số thu, chi ngân sách do quận quản lý đảm bảo khớp đúng về tổng số và chi tiết theo Mục lục NSNN trước khi lập báo cáo quyết toán NSNN. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, Phòng Tài chính Kế hoạch thực hiện ghi thu, ghi chi các khoản thu để lại đơn vị chi, quản lý qua NSNN. Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)