2.1. Các phƣơng pháp sử dụng
2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin
Việc tiến hành khảo sát điều tra thu thập số liệu phục vụ cho thực hiện luận văn được tiến hành đồng thời ở hai cấp độ, có tính chất hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu.
* Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu Luật
ngân sách nhà nước năm 2015; Các Nghị định hướng dẫn thực hiện luật ngân sách năm 2015; Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Quận Cầu Giấy đến năm 2014 của UBND Quận Cầu Giấy -Trung tâm thông tin tư vấn phát triển, Viện chiến lược phát triển; Kế hoạch phát triển tài chính Quận Cầu Giấy năm 2012 – 2014, Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước Quận Cầu Giấy các năm 2012- 2013-2014; Các số liệu về kinh tế xã hội trong niên giám thống kê TP Hà Nội của Cục Thống kê TP Hà Nội năm 2014; Giáo trình lý thuyết tài chính- Học viện tài chính năm 2003, Thông tin từ các Trang Web báo điện tử của Bộ Tài chính, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
* Thu thập thông tin sơ cấp
- Điều tra nguồn thông tin sơ cấp trên cơ sở tiến hành khảo sát thực tế đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước là Quận Cầu Giấy.
-Cụ thể thông tin được thu thập là các báo cáo tài chính, thống kế về các hoạt động quản lý NSNN thu thập được tại phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Thống kê của Quận Cầu Giấy.
- Thể hiện thông tin: Phương pháp thể hiện thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng biểu và biểu thức toán học.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
* Thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ các báo cáo khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về các thước đo.
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu - Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu
- Thống kê tóm tắt (cụ thể dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu
* Phương pháp so sánh
Phương pháp này cần có sự thống nhất về không gian, nội dung, tính chất. Tùy theo
mục đích ta có thể xác định gốc so sánh. Gốc so sánh cụ thể là về thời gian, không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tương đối.Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh cụ thể thực hiện bằng 2 hình
- So sánh theo chiều ngang: So sánh theo chiều ngang trên các báo cáo tài chính, chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của đơn vị. Qua đó xác định đƣợc mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích.
- So sánh theo chiều dọc: So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện chính là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của phòng Tài chính - Kế hoạch. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính của quận, huyện.
* Phương pháp đối chiếu: Để đánh giá thực trạng khó khăn, thuận lợi từ đó có đề
Luận văn chủ yếu sử dụng công cụ Excel để xử lý số liệu.
2.2. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về
công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNN Quận Cầu Giấy nói riêng.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng công tác quản
lý NSNN Quận Cầu Giấy.
Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý NSNN tại Quận Cầu
Giấy, từ đó rút ra được mặt mạnh, yếu trong công tác quản lý NSNN và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN quận giai đoạn 2012 -2014 và định hướng đến 2020.
Để làm cho các lập luận có tính thuyết phục, đề tài còn sử dụng các kinh nghiệm rút ra từ công trình nghiên cứu của các tác giả do các cơ quan hữu quan cung cấp
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TẠI QUẬN CẦU GIẤY – TP. HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
3.1. Đặc điểm - tình hình kinh tế xã hội của Quận Cầu Giấy
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý
Cầu Giấy là quận được thành lập theo Nghị Quyết 74 CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ. Quận nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp Quận Đống Đa và Quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp Quận Nam Từ Liêm.
Như vậy, với điều kiện về vị trí địa lý Quận Cầu Giấy có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phải kể tới là những điều kiện để phát triển ngành thương mại và dịch vụ cùng với phát triển công nghiệp. Song chủ yếu chúng ta tập trung vào phát triển dịch vụ thương mại và dần chuyển những nhà máy, xí nghiệp được xây dựng trước đây vào những khu công nghiệp tập trung phù hợp. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường.
- Tình hình, khí hậu đất đai
Cầu Giấy có vị trí thuộc vùng châu thổ sông Hồng với thời tiết khí hạu bốn mùa thuận tiện cho phát triển kinh tế cả về các lĩnh vực dịch vụ hay du lịch. Là vùng đồng bằng nền điều kiện về giao thông giao lưu kinh tế, văn hoá – xã hội với các khu vực khác là thuận tiện, nó là điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Khí hậu Quận Cầu Giấy chia thành 2 mùa, mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao nhất là 380C, mưa tập trung nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ thấp nhất khoảng từ 8- 100C. Độ ẩm trung bình là 84,5%.
Quận Cầu Giấy nằm trên trục đường Quốc lộ 32 nối liền Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, có trục đường Láng – Hoà Lạc nối Hà Nội với khu công nghệ cao Hoà
Lạc, có trục đường Nam Thăng Long nối Hà Nội với sân bay Nội Bài, trong quận có nhiều khu vực có cảnh quan đẹp như: Công viên Nghĩa Đô, sông Tô Lịch, nhiều khách sạn lớn… các trung tâm văn hoá (Bảo tàng dân tộc học…); các viện nghiên cứu và trên 50 công trình di tích lịch sử văn hóa tạo điều kiện để quận phát triển kinh tế về văn hoá –du lịch.
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, thành lập phường Dịch Vọng Hậu trên cơ sở điều chỉnh 52,88 ha diện tích tự nhiên và 8.684 nhân khẩu của phường Quan Hoa, điều chỉnh 94,84 ha diện tích tự nhiên và 11.281 nhân khẩu của phường Dịch Vọng. Như vậy, Quận Cầu Giấy có 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa. Quận có diện tích 12,04 km². Dân số là 236.981 người (thời điểm 2010).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Quận Cầu Giấy
- Tình hình dân số và lao động:
Quận Cầu Giấy là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa cao, dân số cơ học tăng nhanh, số người bước vào độ tuổi lao động trên địa bàn khá cao, (tính đến cuối năm 2014 là hơn 130 nghìn lao động). Để thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động, quận đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, như: Tạo cơ chế, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là đối với khu Công nghệ thông tin tập trung của quận. (Đây là khu công nghệ thông tin tập trung thứ 3 của cả nước và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố), tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, như: Tin học, nấu ăn cho đối tượng chính sách xã hội và hội viên Hội Nông dân trên địa bàn; đồng thời thực hiện tốt Chương trình vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm. Từ đầu năm 2015 đến nay quận đã thực hiện được 60 dự án, với số tiền 13 tỷ, thu hút được 1.232 lao động.
Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống với các cơ chế ưu đãi về vốn, tín dụng từ Ngân hàng chính sách Xã hội, đào tạo tay nghề, hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo nhiều việc làm mới. Năm nay, tổng số lao động được giải quyết việc làm của toàn quận là 3850/5000
người (đạt 79% kế hoạch), góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội. Nhờ có các biện pháp giải quyết việc làm hữu hiệu, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn quận hiện chiếm 0,15% hộ dân (thấp nhất thành phố).
Quận Cầu Giấy là một quận có tốc độ đô thị hoá nhanh và điều kiện thuận lợi về giao thông cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Mục tiêu, nhiệm vụ của quận ngay từ khi mới thành lập là nhanh chóng ổn định tổ chức, xây dựng các kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, phát triển nhanh và ổn định trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, giao thông đô thị, giáo dục, văn hoá, xã hội…Chính vì vậy, ngân sách nhà nước được xác định là một công cụ quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của quận đã đề ra.
- Cơ cấu kinh tế
Kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên địa bàn Quận tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề và nhiều cơ quan, ban ngành lãnh đạo trung ương và địa phương. Đây là điều kiện cho công tác phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, bên cạnh đó là đội ngũ trí thức có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, là điều kiện phát triển kinh tế nhanh chóng nên chúng ta phải sử dụng sao cho hợp lý nhất để đem lại hiệu quả cao nhất.
Năm năm qua cũng là thời điểm Quận Cầu Giấy có quá trình đô thị hóa mạnh mẽ với những bước phát triển đột phá về xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị như đầu tư xây dựng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm nhiều dự án hạ tầng làm thay đổi cơ bản diện mạo không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Đặc biệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, nhiều tuyến giao thông quan trọng được xây dựng mới như tuyến đường ven sông Tô Lịch, đường Trung Kính, phố Trần Vỹ, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài… Cùng với đó, từ năm 2010 đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đối với các công trình trọng điểm của quận và thành phố được thực hiện với 61 dự án và 11 tiểu dự án; thu hồi và bàn giao trên 88ha, chi
trả tiền bồi thường gần 3.000 tỷ đồng, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho gần 1.000 hộ gia đình.
Trước yêu cầu đô thị hoá nhanh, Đảng bộ, chính quyền quận đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp, huy động, khai thác tốt các nguồn lực để phát triển và đạt được nhiều kết quả nổi bật trong các lĩnh vực. Kinh tế của quận chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội đề ra.
Kể từ năm 2002 đến 2012, sau 10 năm phát triển , giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn Quận Cầu Giấy t ăng đột biến. Từ hàng trăm, nghìn tỷ đồng lên hàng chục nghìn tỷ đồng, cụ thế:
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn Quận Cầu Giấy (giai đoạn 2002-2006) (giai đoạn 2002-2006)
Đ ơn vị: T ỷ đồng
Năm Tổng GTSX Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp
2002 2.136 1.563 564 853
2003 2.752 1.900 845 658
2004 3.212 2.165 1.041 513
2005 3.864 2.619 1.242 195
2006 4.745 3.086 1.658 0.32
[Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận Cầu Giấy]
Qua bảng 3.1 cho thấy, ngành công nghiệp, xây dựng tăng 1.563 tỷ đồng (năm 2002) lên 3.086 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 28,14%. Ngành dịch vụ tăng 564tỷ đồng lên 1.658 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 33,5%. Ngành nông nghiệp giảm 853 triệu đồng đã giảm xuống chỉ còn 32 triệu đồng trong năm 2006.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, chỉ sau 5 năm phát triển, kể từ năm 2011 trở đi, tỷ trọng các ngành nghề thay đổi đáng kể, cụ thể; ngành Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất bằng 70.01%, tiếp đó là ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ trọng 29.99% …, đặc biệt tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế của quận do Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị. Tỷ trọng các ngành có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng CNH – HĐH phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của một quận nội đô.
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quận Cầu Giấy giai đoạn 2012 – 2014
Nghành kinh tế Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân /năm Tổng GTSX Tỷ đồng 75.214 124.985 157.409 119.203 GTSX ngành T.Mại, dịch vụ Tỷ đồng 45.363 80.289 95.943 73.865 GTSX ngành C.nghiệp, XD Tỷ đồng 29.851 44.696 61.466 43.338
Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100 100
Thương mại, dịch vụ % 60.31 64.24 60.95 61.83
Công nghiệp, xây dựng % 39.69 35.76 39.05 38.17
[Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế hoạch Quận Cầu Giấy]
Qua bảng 3.2 cho ta thấy rõ hơn tỉ trọng các ngành luôn giữ thế ổn định qua các năm gần đây của 2 ngành tiêu biểu là Thương mại, dịch vụ luôn giữ ở mức trên 60% và Công nghiệp, xây dựng ở mức trên 30% đến gần 40%.
Cơ cấu kinh tế mới lấy dịch vụ làm trọng tâm và là ngành chủ đạo còn công nghiệp là ngành quan trọng song dần có thể giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp và trong thời gian tới tiếp tục cơ cấu và điều chỉnh tại các nhà máy. Các nhà máy phải cải tạo hệ thống vệ sinh môi trường của mình và tiến tới là di chuyển những nhà máy không đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như những nhà mày ở những nơi đông dân cư vào các khu công nghiệp tập trung đã được thành phố phê duyệt.
Nhìn chung những năm đầu tiên của giai đoạn 2010 – 2015 tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế Quận Cầu Giấy vẫn duy trì khả năng tăng trưởng và tương đối ổn định, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế được thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra (Thương mại, dịch vụ chiếm 61,8% và tăng trưởng bình
quân 17,6%/năm, với các loại hình dịch vụ chất lượng cao; Công nghiệp, xây dựng chiếm 38,2% và tăng trưởng bình quân 13%/năm).
Một số kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) duy trì được mức cao hơn so vớí bình quân cả nước. Các nguồn lực tập trung cho đầu tư phát triển được huy động trong những năm qua khá tốt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển cả về lượng và chất, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội