Hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước tại Quận CầuGiấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 81 - 89)

CẦU GIẤY – TP HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2014

3.3. Đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Quận CầuGiấy

3.3.2. Hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước tại Quận CầuGiấy

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý NSNN của Quận Cầu Giấy trong thời gian qua còn một số hạn chế. Công tác lập dự toán ngân sách còn thiếu tính chủ động, phụ thuộc vào dự toán Thành phố giao. Một số sắc thuế trong dự

toán thu ngân sách lập chưa đúng với số phát sinh trong năm, dẫn đến nhiều khoản thu thực hiện quá cao so với dự toán. Việc phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, thiếu tập trung. Việc triển khai công tác chuẩn bị đầu tư còn chậm, nhiều dự án chưa đủ thủ tục đầu tư (các dự án giai đoạn thực hiện đầu tư không có quyết định đầu tư tư thời điểm trước 31/10 năm trước năm kế hoạch). Điều hành dự toán thu ngân sách chưa thực hiện theo đúng quy định, cơ quan thu không lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi Phòng Tài chính kế hoạch cùng cấp trước ngày 20 tháng cuối quý trước. Một số đơn vị dự toán chưa chủ động sắp xếp các nhiệm vụ chi trong dự toán ngân sách được giao, việc hoàn thành hồ sơ thanh toán còn chậm, thường xuyên vào cuối năm ảnh hưởng đến việc điều hành ngân sách.

Các hạn chế trong quản lý ngân sách Quận Cầu Giấy thời gian qua tập trung cụ thể vào các vấn đề sau:

3.3.2.1. Phân cấp quản lý ngân sách

- Nguồn thu ngân sách

+ Tại Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND ngày 22/7/2006 của HĐND Thành phố Hà Nội về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2007-2010 và Nghị quyết 15/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 của HĐND Thành phố Hà Nội quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách thuộc Thành phố Hà Nội (thời điểm sau khi Hà Nội mở rộng) quy định các khoản thu thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt của các doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn quận được điều tiết về ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố, thực tế khoản thu này phát sinh rất lớn, quận không được điều tiết, từ đó chưa tạo được động lực nâng cao vai trò quản lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả.

+ Nguồn thu tiền sử dụng đất (bao gồm thu đấu giá quyền sử dụng đất ) cần được gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương. Hiện

nay trên địa bàn Quận Cầu Giấy đang triển khai nhiều dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất, theo phân cấp thì các dự án này thu tiền sử dụng đất ngân sách Thành phố hưởng 100%. Tuy nhiên có thể nói khi các dự án này được đầu tư xong sẽ tạo áp lực lớn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho quận, do đó việc ưu tiên để lại nguồn thu tiền sử dụng đất cho ngân sách quận để quận có thêm nguồn thu thực hiện các dự án đầu tư, các dự án hạ tầng kinh tế xã hội của quận là rất cần thiết.

- Nhiệm vụ chi:

+ Dự toán chi đầu tư XDCB hàng năm của quận được giao còn hạn chế. Quận Cầu Giấy được giao nhiệm vụ quản lý trong rất nhiều lĩnh vực về kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đô thị, quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, điều đó sẽ tạo áp lực rất lớn cho quận về cơ sở hạ tầng, đô thị. Do đó việc giao dự toán cho ngân sách quận hàng năm theo hướng tăng mức chi đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng chi cân đối ngân sách quận rất cần được các Sở, ngành của Thành phố Hà Nội quan tâm.

+ Thiếu sự ổn định trong việc phân cấp một số nhiệm vụ chi trong giai đoạn ổn định ngân sách. Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội phân cấp một số lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của Thành phố giai đoạn 2007- 2010 quy định quận quản lý chiếu sáng, thoát nước tại các ngõ phố thuộc quận, việc quản lý phòng khám đa khoa, trạm y tế xã, phường, vệ sinh phòng dịch, y tế dự phòng thuộc quận quản lý, việc quy định phân cấp quản lý kinh tế-xã hội sẽ tác động đến phân cấp nhiệm vụ chi cho các quận, huyện. Giữa năm 2008, Thành phố Hà Tây sáp nhập với Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội đồng nghĩa với việc các quy định về phân cấp kinh tế, xã hội, phân cấp quản lý ngân sách của Hà Tây trước đây và Thành phố Hà Nội cũ cần được thống nhất.

Ngày 11/6/2009, UBND Thành phố Hà Nội lại ban hành Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND về việc sửa đổi một số nội dung của Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND, trong đó UBND Thành phố Hà Nội quy định toàn bộ lĩnh vực y tế (bao gồm Trung tâm y tế quận, bao gồm cả các phòng khám đa khoa, trạm y tế phường) được chuyển về Thành phố quản lý, việc thay đổi liên tục các quy định về

phân cấp kinh tế-xã hội của Thành phố Hà Nội đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách quận Cầu Giây nói riêng. Sau khi Quyết định 79/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội có hiệu lực, việc thay đổi chính sách liên tục về phân cấp của Thành phố Hà Nội đã tác động đến việc điều hành ngân sách của các quận, huyện thuộc Thành phố, trong đó có Quận Cầu Giấy.

3.3.2.2. Hạn chế trong công tác quản lý thu ngân sách quận

Một là, công tác kế hoạch hoá nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức.

Đây là một trong những hạn chế lớn hiện nay về công tác quản lý thu ngân sách. Cơ quan quản lý thu ngân sách chưa làm tốt công tác kế hoạch hóa các nguồn thu để từ đó có biện pháp quản lý và thu đúng, thu đủ. Hạn chế này thể hiện ở chỗ chưa nắm chắc được khả năng nguồn thu trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp đa dạng hóa các nguồn thu. Ngoài ra do chưa có chiến lược phát triển nguồn thu nên buộc phải tập trung quản lý thu đối với các đơn vị doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có để nhằm đạt được dự toán được giao.

Hai là, công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính. Dự toán thu là cơ sở để điều hành, quản lý

thu ngân sách nhưng chưa được xây dựng một cách có khoa học, thường tham khảo số kiểm tra của Sở Tài chính Thành phố và tình hình thu ngân sách năm hiện hành, ước khả năng phát triển KT-XH của năm kế hoạch đề ra dự toán thu, (tuy nhiên số kiểm tra của Sở Tài chính thường cũng dựa trên số kiểm tra của Bộ Tài chính mà thông báo cho các quận, huyện). Trong thực tiễn xây dựng dự toán thường dựa vào yếu tố chủ quan, kinh nghiệm. Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân công tác kế hoạch hóa nguồn thu còn yếu, ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là thường bị áp đặt của cơ quan cấp trên về số thu ngân sách, việc cấp dưới xây dựng dự toán để thảo luận còn mang tính thủ tục, hình thức, cấp dưới cứ xây dựng, cấp trên cứ giao. Mặt khác có thể thấy rằng số thưởng vượt thu ngân sách hàng năm của Quận Cầu Giấy cao có thể thấy công tác dự báo nguồn thu của quận có vấn đề, tăng thu ngân

sách quận hàng năm cao, thưởng vượt thu lớn (các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương lớn), Việc thực hiện dự toán thu cao có thể thấy do quận tổ chức thực hiện dự toán thu tốt song cũng có thể nói tính chủ quan trong việc giao dự toán của các cơ quan cấp trên cho ngân sách cấp dưới (giao dự toán thấp ở các sắc thuế quận có khả năng thu cao để tính tăng thu cho ngân sách quận…).

Ba là, tình trạng thất thu thuế, sót hộ, nợ đọng thuế, dây dưa, gian lận thương mại còn phổ biến. Đây là một trong những yếu kém mà nhiều năm nay ngành thuế

của quận vẫn chưa khắc phục được. Mặc dù tổng số thu hàng năm đều vượt so với dự toán được giao nhưng trong đó rất nhiều loại thuế còn thất thu (thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế nhà đất…). Việc đôn đốc thu nợ thuế chưa tốt, công tác phối hợp giữa các phòng, ban, ngành của quận chưa hiệu quả làm ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN.

Bốn là, công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử

dụng hoá đơn tuy có một số tiến bộ bước đầu, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển. Thủ tục hành chính trong

quản lý kê khai thuế còn quá rườm rà qua nhiều thủ tục, nhiều bước. Mặt dù đã có sự chỉ đạo trong việc cải cách hành chính đối với vấn đề này nhưng qua thực tế khảo sát điều tra cho thấy sự phiền hà về thủ tục trong việc kê khai tính thuế nộp thuế của Quận Cầu Giấy còn rất lớn.

3.3.2.3. Hạn chế trong quản lý chi ngân sách quận

Thứ nhất, chất lượng công tác tư vấn chưa cao. Nhất là tư vấn lập dự án, lập

thiết kế dự toán dẫn đến nhiều sai sót về khối lượng, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật… kết quả là tính chính xác về tổng mức đầu tư các công trình chưa phản ánh đúng thực tế, bố trí vốn chưa chính xác. Công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế dự toán cũng còn nhiều sai sót. Tiến độ triển khai các dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành trong năm nhất là một số dự án lớn dẫn đến chuyển tiếp, chuyển nợ nhiều, hậu quả tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư trong một số năm thấp, không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân quận. Công tác

lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục công trình hoàn thành của các chủ đầu tư thường chậm so với quy định, chất lượng báo cáo còn nhiều sai sót, thiếu mẫu biểu theo quy định. Công tác thẩm định, phê duyệt quyết toán của Phòng Tài chính Kế hoạch và UBND quận còn hạn chế, Phòng Tài chính Kế hoạch thường chỉ thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dựa trên hồ sơ do chủ đầu tư cung cấp mà không xuống thực tế công trình để kiểm tra.

Thứ hai, bộ máy quản lý chi đầu tư còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu

cầu quản lý. Các đơn vị được UBND quận ủy quyền dại diện chủ đầu tư năng lực

quản lý dự án còn hạn chế, Phòng Tài chính kế hoạch, cơ quan tham mưu cho UBND quận công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng nhưng do đội ngũ cán bộ thiếu, trình độ và khả năng còn hạn chế nên dẫn đến hiệu quả quản lý chi đầu tư từ ngân sách còn thấp. Công tác kiểm soát chi đầu tư của Kho bạc nhà nước Cầu Giấy còn bất cập, chưa đổi mới một cách toàn diện về kiểm soát chi đầu tư. Chưa làm tốt quá trình kiểm soát trước, trong và sau khi đã đầu tư. Chưa có qui định một cách cụ thể rạch ròi, chức năng của việc kiểm soát chi đầu tư ngân sách của các phòng chức năng ở kho bạc nhà nước. Điều này dẫn đến một số khâu chưa kiểm soát chặt chẽ và thiếu thống nhất, đồng bộ trong kiểm soát chi ngân sách giữa các khâu liên quan với nhau. Nhiều trường hợp cấp phát tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành chưa đảm bảo hồ sơ, thủ tục, chưa đảm bảo chế độ quy định. Công tác cải cách thủ tục hành chính chậm, thiếu niêm yết công khai các quy định về hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn đầu tư; thời gian thanh toán chưa đảm bảo theo quy định, đôi khi quá máy móc trong giải quyết hồ sơ thanh toán. Việc phối kết hợp giữa kho bạc nhà nước, Phòng Tài chính Kế hoạch quận chưa chặt chẽ. KBNN thường không đảm bảo chế độ báo cáo về kết quả thanh toán vốn đầu tư quý, năm cho cơ quan tài chính theo quy định.

Thứ ba, công tác lập dự toán chi thường xuyên của quận còn hình thức, việc quyết định và phân bổ dự toán còn bị động

- Quy trình lập dự toán chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước, tốn kém thời gian và công sức của

các đơn vị cơ sở và cơ quan tài chính các cấp. Hạn chế lớn nhất ở đây là trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, thường không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phương pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.

- Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách còn chậm về thời gian theo quy định, thường là không đủ thời gian chuẩn bị do thời gian giữa kỳ họp HĐND Thành phố và HĐND quận quá ngắn.

- Phương án phân bổ ngân sách cấp quận hoàn toàn phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên nên thường cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực mang tính chất bình quân, dễ xảy ra khả năng có nơi thừa nơi thiếu, phân bổ nguồn lực tài chính chưa thực sự hợp lý. Việc xây dựng các kế hoạch ngân sách trung và dài hạn khó thực hiện được vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong từng thời kỳ ổn định và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, do đó nảy sinh tâm lý bị động, trông chờ vào cấp trên. Điều này dẫn đến hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự ưu tiên, cơ cấu và nội dung các khoản chi thường xuyên cũng như khả năng đề ra chiến lược chi thường xuyên.

Thứ tư, việc chấp hành dự toán chi ngân sách tại một số đơn vị dự toán chưa tốt. Công tác phân bổ dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách đôi khi chưa

khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế, điều này thường xảy ra đối với đơn vị dự toán cấp 1 có các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, các đơn vị này thường có xu hướng muốn giữ lại một phần dự toán chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc dưới danh nghĩa phục vụ cho các nhiệm vụ chung của ngành (ví dụ Phòng giáo dục và đào tạo khi giao dự toán cho khối mầm non cơ quan thuộc phòng thường giữ lại một tỷ lệ nhất định). Do việc phân bổ dự toán chưa thực sự sát hợp với như cầu chi nên thường xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và kiểm soát chi của kho bạc nhà nước.

Chi thường xuyên phải bổ sung trong năm rất lớn, các đơn vị dự toán không tính toán kỹ các nhiệm vụ của đơn vị phải thực hiện trong năm nên không lập dự toán từ đầu năm (cũng có thể do khả năng cân đối dự toán không đảm bảo, định mức phân bổ thấp..), nên các hoạt động chuyên môn của các đơn vị phát sinh thường do ngân sách quận phải bổ sung thêm. Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên còn lớn và tương đối phổ biến. Thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, định mức tại Quyết định 170/QĐ-TTg

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)