Thực tế tình hình công tác quản lý NSNN tại Quận CầuGiấy trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 49)

CẦU GIẤY – TP HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2014

3.2. Thực tế tình hình công tác quản lý NSNN tại Quận CầuGiấy trong giai đoạn

giai đoạn 2012 – 2014.

3.2.1. Đặc điểm thu, chi ngân sách Quận Cầu Giấy

Ngân sách quận Cầu Giấy trực thuộc ngân sách Thành phố Hà Nội, được tổ chức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các quy định hiện hành. Các cơ quan quản lý ngân sách trên địa bàn quận Cầu Giấy thường xuyên phối hợp trong công tác quản lý nguồn thu, các nhiệm vụ chi phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của quận Cầu Giấy theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó Phòng Tài chính Kế hoạch quận là cơ quan tổng hợp quản lý ngân sách trên địa bàn, quản lý nhà nước về công tác thu, chi ngân sách, phối hợp với Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước Cầu Giấy đôn đốc kiểm tra, kiểm soát các khoản thu ngân sách trên địa bàn quận, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách, phối hợp kiểm soát các khoản chi từ NSNN trên địa bàn quận theo quy định, chính sách chế độ hiện hành. Cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước là cơ quan trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận.

Cơ quan quyền lực của quận là Hội đồng nhân dân quận và cơ quan hành chính là UBND Quận, 8 phường thuộc quận đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các phường. Về nguyên tắc mỗi cấp hành chính thực hiện các nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định, cấp ngân sách Quận và phường đều có ngân sách riêng và nằm trong hệ thống ngân sách của ngân sách nhà nước và là bộ phận ngân sách địa phương. Các cấp ngân sách này phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

* Nguồn thu NSNN

Giai đoạn 2012 – 2014, nguồn thu của ngân sách Quận Cầu Giấy được HĐND Thành phố Hà Nội phân cấp bao gồm các khoản thu sau:

+ Các khoản thu hưởng 100%, có 15 khoản do Chi cục Thuế quận thu gồm: Thuế môn bài, thuế tài nguyên của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiền sử dụng đất, bao gồm đấu giá các dự án đất nhỏ lẻ, xen kẹt nhỏ hơn 5000m2 không

hành chính, sự nghiệp thuộc quận, huyện quản lý nộp, thu phí, lệ phí, thu đền bù, thiệt hại đối với đất giao cơ quan, đơn vị thuộc quận quản lý và các khoản thu khác theo quy định (thu phạt, tịch thu, thu chênh lệch giá, thu kết dư, chuyển nguồn ngân sách….)

+ Các khoản thu của ngân sách quận hưởng theo tỷ lệ (%), có 6 khoản gồm: Thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; tiền sử dụng đất, bao gồm đấu giá quyền sử dụng đất các dự án có diện tích lớn hơn 5000m2 tiếp giáp mặt đường phố; thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ nhà đất. Các khoản thu này do Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy thu (trừ các khoản thu thuế nhà đất, thuế thu từ cá nhân và hộ kinh doanh uỷ nhiệm thu cho các phường thực hiện).

* Nhiệm vụ chi:

Nội dung phân cấp nhiệm vụ chi của ngân sách Quận Cầu Giấy giai đoạn 2012 - 2014 được quy định như sau:

- Đối với nhiệm vụ chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, không có khả năng thu hồi vốn gắn với các nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội đã phân cấp cho quận, huyện, trong phạm vi ngân sách quận huyện được phân cấp.

- Đối với nhiệm vụ chi thường xuyên:

+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ và môi trường do quận quản lý.

+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do quận quản lý (sự nghiệp giao thông, nông nghiệp, khuyến nông, sự nghiệp thị chính duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, cống rãnh thoát nước, hồ, công viên cây xanh).

+ Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp của quận, thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do quận quản lý và các nhiệm vụ chi khác theo quy định.

3.2.2. Thực trạng lập và giao dự toán ngân sách Quận Cầu Giấy

Quy trình quản lý NSNN quận là quản lý toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi ngân sách quận hàng năm qua các khâu: lập dự toán , chấp hành, quyết toán và kiểm tra, thanh tra NSNN cấp quận. Trong đó, công tác lập dự toán được xác định là khâu hết sức quan trọng, bởi nó quyết định chất lượng phân bổ về sử dụng nguồn lực tài chính, nó cũng là căn cứ quan trọng cho việc kiểm soát chi phí hàng năm của NSNN.

Ngân sách Quận Cầu Giấy là một bộ phận thuộc ngân sách nhà nước nên việc hình thành ngân sách của mình cũng phải thực hiện đúng, đầy đủ về yêu cầu, căn cứ và phương pháp xây dựng dự toán ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng công tác lập dự toán ngân sách Quận Cầu Giấy cơ bản được đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Quận Cầu Giấy.

Hàng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và Sở Tài chính Hà Nội và các quy định về quản lý NSNN, Phòng Tài chính- Kế hoạch Quận Cầu Giấy chủ trì, phối hợp với Chi cục thuế, các phòng, ban, ngành của quận tổ chức đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm trước, thảo luận dự toán với UBND các phường, các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc quận về dự toán ngân sách năm sau. Trong quá trình thảo luận để tổng hợp và lập dự toán Ngân sách quận năm sau, các nội dung về tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách của năm trước, khả năng thu ngân sách của ngân sách các phường, các tiêu chí, định mức phân bổ dự toán của các đơn vị dự toán thuộc quận và của UBND các phường đều được làm rõ và thống nhất tại biên bản thảo luận dự toán với các đơn vị.

Sau khi thảo luận dự toán với các đơn vị thuộc quận, căn cứ các tiêu chuẩn, định mức hiện hành, định mức phân bổ dự toán trong thời kỳ ổn định ngân sách do Hội đồng nhân dân quận quy định, tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách, dự kiến nguồn thu ngân sách quận năm sau, Phòng Tài chính Kế hoạch tổng hợp dự toán ngân sách quận (bao gồm dự toán thu, chi ngân sách của các phường và các đơn vị), báo cáo UBND quận để tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính.

Căn cứ dự toán ngân sách quận lập và gửi hàng năm, Sở Tài chính tổ chức thảo luận dự toán với quận nhằm thống nhất dự toán ngân sách do quận lập theo quy định hiện hành, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội để trình Hội đồng nhân dân Thành phố phê chuẩn và giao dự toán cho các quận, huyện để thực hiện.

3.2.2.2. Quy trình giao dự toán

Sau khi quận nhận được Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cho quận, Thường trực và hai Ban (Ban kinh tế và Ban pháp chế) của Hội đồng nhân dân quận thẩm định các báo cáo, phương án phân bổ dự toán ngân sách do Ủy ban nhân dân quận chuẩn bị, quyết nghị về dự toán ngân sách quận, trình tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân quận để thảo luận và quyết nghị. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận, Ủy ban nhân dân quận ban hành Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách chi tiết đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và UBND các phường thuộc quận đảm bảo thời gian theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3.2.2.3. Tình hình thực tế lập và giao dự toán thu NSNN quận

Trong những năm qua, dự toán thu được lập căn cứ những quy định về phân cấp nguồn thu; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu; thực trạng thu ngân sách các năm trước; nhiệm vụ phát triển KT-XH... do cơ quan có thẩm quyền thông báo. Căn cứ Luật NSNN và các văn bản của Chính Phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh nhằm thu đúng và đầy đủ các khoản thu, tránh thu sai. Tuy nhiên, dự toán thu hàng năm chưa có cơ sở tính toán rõ ràng, các tài liệu liên quan đến lập dự toán như đánh giá tình hình thực hiện của năm trước, phân tích nhiệm vụ phát triển KT-XH năm thực hiện chưa thực sự coi trọng, do vậy chất lượng của công tác lập dự toán chưa được đảm bảo dẫn đến công tác chấp hành dự toán chưa hiệu quả.

Dựa vào bảng số liệu Bảng 3.3, công tác lập dự toán của quận phù hợp theo quy định của Luật NSNN, tỷ lệ tăng thu ngân sách quận qua các năm nhìn chung là tăng đều. Các nguồn thu tăng chủ yếu là thu từ thuế GTGT, thuế môn bài, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Cụ thể, mức thu thuế GTGT năm 2012 là: 352.790 triệu đồng, đến năm 2014 thu 795.320 triệu đồng. Mức thuế TNDN năm

2012 thu 171.940 triệu đồng, đến năm 2014 thu 699.515 triệu đồng. Thuế môn bài năm 2012 thu 8.755 triệu đồng, năm 2014 thu 26.262 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ lệ thu thuế GTGT năm 2013 giảm so với năm 2014 từ 167% xuống còn 135% hay thuế TNDN giảm từ 214% xuống còn 190% là do tình hình kinh tế chung của cả nước còn nhiều khó khăn, nên các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế. Đây là vấn đề cần đôn đốc, quan tâm để đảm bào nguồn thu NSNN được đúng theo chỉ tiêu đặt ra. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động ngày càng phát triển, nhiều đơn vị mới được thành lập, và đặc biệt thu nhập của lao động trên địa bàn tăng cao, mức sống của người lao động được đáp ứng đầy đủ. Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu trong ngân sách quận, cần có giải pháp tăng cường quản lý nguồn thu này nhằm thu đúng và nộp đủ vào NSNN. Nhìn chung tình hình thu ngân sách các quận, phường trên địa bàn những năm gần đây có nhiều cố gắng, kế hoạch thành phố giao luôn hoàn thành và hoàn thành với tỷ lệ cao.

Các khoản thu từ Phí, lệ phí là nguồn thu cần được đặc biệt quan tâm bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đợi sống, kinh tế xã hội trên địa bàn thì quận cũng đã hoàn thành đạt kế hoạch. Số thu phí, lệ phí trên địa bàn qua các năm: 2012 là 4.000 triệu đồng, năm 2013 là 6.988 triệu đồng, tăng 175% so với năm 2012, năm 2014 là 17.307 triệu đồng. Tăng 248% so với năm 2013.

Qua việc phân tích trên cho thấy về cơ bản Quận Cầu Giấy lập dự toán thu đúng theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan; tuy nhiên việc lập dự toán thu còn hạn chế đó là chưa tính toán được hết khả năng thu ngân sách thực tế trên địa bàn quận, thể hiện có những chỉ tiêu thực hiện vượt dự toán nhưng tỷ lệ thấp hơn so với năm trước. Do vậy, cần xem xét các căn cứ khi tiến hành lập dự toán thu NSNN cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phân tích các chỉ tiêu, các cơ sở tính toán để lập dự toán thu NSNN hàng năm.

Bảng 3.3: Tình hình lập dự toán thu và giao dự toán thu ngân sách Quận Cầu Giấy giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận Cầu Giấy)

Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán quận lập Số TP giao Dự toán quận lập Số TP giao Tỷ lệ % quận lập (DT13/ DT12) Dự toán quận lập Số TP giao Tỷ lệ % quận lập (DT14/ DT13) Thu NSNN trên địa bàn 1.804.110 1.907.069 2.789.505 2.942.956 155 3.800.110 4.003.316 136 I. Các khoản thu từ thuế 1.113.765 1.168.609 1.859.135 1.949.406 158 2.505.333 2.622.893 135

1. Thuế GTGT 352.790 367.490 590.620 615.229 167 795.320 828.458 135

2. Thuế TTĐB hàng SX trong nước 489.585 515.353 679.475 715.237 118 698.525 735.829 103

3. Thuế TNDN 171.940 177258 367.340 378.701 214 699.515 721.149 190

4. Thuế tài nguyên 200 208 300 313 150 572 596 191

5. Thuế TN đối với người có TN cao 79.175 85.134 195.140 209.828 246 265.339 285.311 136 6. Thuế sử dụng đất phi NN 11.300 13.951 13.500 16.667 119 19.800 24.444 147

7. Thuế môn bài 8.755 9.261 12.760 13.432 146 26.262 27.644 206

II. Các khoản phí, lệ phí 87.195 91.970 120.220 126.871 138 194.562 205.604 162

8. Lệ phí trước bạ 83.180 87.558 113.200 119.158 136 177.200 186.526 157

9. Thuế bảo vệ môi trường 15 16 32 34 213 55 59 172

10. Các loại phí, lệ phí 4.000 4.396 6.988 7.679 175 17.307 19.019 248

III. Các khoản thu khác 603.150 646.490 810.150 866.678 134 1.100.215 1.174.819 136

11. Thu tiền thuê đất, mặt nước 36.600 38.526 65.200 68.362 178 128.620 135.389 197 12. Thu giao quyền sử dụng đất 540.000 580.645 680.000 731.183 126 855.945 920.371 126

13. Thu khác 21.550 22.216 55.950 57.680 260 99.650 102.732 178

3.2.2.4. Tình hình thực tế lập và giao dự toán chi NSNN quận

Chi ngân sách cơ bản thực hiện theo dự toán được duyệt vào đầu năm, Dự toán chi NSNN Quận Cầu Giấy do Phòng Tài chính – Kế hoạch quận tổng hợp và lập dự toán chi. Quy trình này thực hiện hoàn toàn giống quy trình lập dự toán thu NSNN quận đã nêu ở trên. Nhờ có dự toán chi NS, đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.

- Đối với chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển năm 2012 là 237.693 triệu đồng, năm 2013 là 554.102 triệu đồng năm 2014 là 595.630 triệu đồng nên tốc độ tăng qua các năm 2013 so với năm 2012 là 233%, năm 2014 so với năm 2013 là 107 % .

- Đối với chi thường xuyên:

Với những lỗ lực trong công tác kiểm soát chi, hạn chế các nội dung chi chưa phải là cấp thiết. Qua các năm 2012 - 2014 công tác chi thường xuyên ngân sách cấp quận về cơ bản hoàn thành kế hoạch giao.

Khoản chi chiếm tỉ trọng cao nhất là chi cho giáo dục đào tạo năm 2012 chiếm 47.99%, năm 2013 chiếm 57.41%, năm 2014 chiếm 54.40% trong tổng chi thường xuyên ngân sách cấp quận, đặc biệt tốc độ chi cho giáo dục đào tạo tăng đều nếu lấy năm 2012 làm mốc thì năm 2013 tốc độ tăng chi là 239% và năm 2014 là 101 % với giá trị tuyệt đối thực chi qua các năm là 138.345 triệu đồng năm 2012, 330.650 triệu đồng năm 2013 và 335.231 triệu đồng năm 2014. Như vậy cho thấy công tác quản lý ngân sách thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước là tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo, bởi giáo dục đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nội dung chi đáng quan tâm nhất trong giai đoạn này là chi cho quản lý hành chính, nội dung này đã được tập trung chỉ đạo sát sao của các cấp Ủy đảng cho thấy đã có tác dụng trong thực tiễn năm 2012 tổng thực chi cho công tác quản lý hành chính là 45.200 triệu đồng; Số chi cho nội dung này cao nhất là năm 2014 là 98.746 triệu đồng; Như vậy về cơ bản ngân sách cấp quận, huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chi ngân sách nội dung này. Chi cho sự nghiệp văn hoá thông tin chiếm tỉ trọng

thấp, Tương tự như vậy chi cho sự nghiệp y tế, cũng chiếm tỉ trọng thấp, trong lĩnh vực này tỉnh đã phân cấp cho sở Y tế nên thuộc đơn vị cấp thành phố quản lý.

Căn cứ số kiểm tra về dự toán, kết quả thực hiện dự toán chi ngân sách các năm trước và nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch, những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện KT-XH và tự nhiên của từng vùng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)