- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
e) Nhóm tiêu chí khác
3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 1 Tồn tạ
Bên cạnh những mặt đã làm được ở trên, chi nhánh còn có nhiều hạn chế, trong cả hoạt động thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các DN nói riêng, cụ thể là:
- Chưa có sự chuyên môn hóa trong công tác phân công cán bộ thẩm định. Các cán bộ được phân công phụ trách bất kỳ một doanh nghiệp nào, dẫn đến không phát huy được các thế mạnh của cá nhân cán bộ thẩm định.
- Công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn vẫn còn có sự chồng chéo, chưa có sự quy định và phân rõ trách nhiệm cho cán bộ thẩm định và cán bộ có liên quan. Vì vậy, vẫn
còn tình trạng chốn tránh trách nhiệm trong hoạt động thẩm định tín dụng của chi nhánh.
- Trong quá trình thẩm định, mức độ đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra đối với phương án còn thấp, mới chỉ dừng lại ở đánh giá hình thức, qua loa, lấy lệ, chưa mang tính khoa học cao.
- Số lượng kênh thông tin còn hạn chế, hay các thông tin phản ánh chưa được đầy đủ, còn thiếu tin cậy và chưa kiểm tra được, nhất là các thông tin liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến những hạn chế tiêu biểu của chi nhánh, trong đó có những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, cụ thể là:
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, trong những năm qua, các cán bộ tín dụng của Agribank chi nhánh Yên Mỹ đều nỗ lực cố gắng nâng cao trình độ bằng cách học nâng cao trình độ lên đại học, thạc sĩ. Tuy nhiên, vấn đề đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực thẩm định tín dụng chưa nhiều. Cán bộ có kinh nghiệm trên 5 năm còn hạn chế, nên chưa đạt ở mức chuẩn so với yêu cầu của công việc. Do đó, công tác thẩm định tín dụng trước khi cho vay của một số cán bộ còn hạn chế, cụ thể là, báo cáo thẩm định còn chưa sát với thực tế tại đơn vị, các nhận xét đưa ra còn chung chung,... hay việc ước lượng các yếu tố đầu vào, đầu ra còn chưa đầy
đủ và có tính thuyết phục cao. Các cán bộ chưa được phân công phụ trách các doanh nghiệp theo đúng thế mạnh của mình.
Thứ hai, trong thời gian qua, Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và giám sát của chi nhánh còn nhiều hạn chế, thiếu kiên quyết và dứt khoát, công tác xử lý còn yếu kém... dẫn đến tình trạng cho các DN vay một cách quá mức, điều đó dẫn đến tình trạng nợ cần chú ý, nợ xấu của chi nhánh trong năm qua vẫn còn tồn tại.
Thứ ba, khả năng tiếp cận, khai thác và xử lý thông tin của các bộ thẩm định còn chủ quan, nghèo nàn và đơn giản. Chủ yếu các thông tin được lấy từ các doanh nghiệp, đôi khi thì được lấy cả ở trung tâm CIC hay của hội sở, do đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của thẩm định.
Thứ tư, trong quá trình thẩm định còn quá coi trọng việc có tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp, họ vẫn chưa ý thức được sự sâu xa của tài sản bảo đảm chỉ là điều kiện cho vay, giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi mà khách hàng không thể trả được nợ thì mới phải dùng đến tài sản bảo đảm, do đó tài sản bảo đảm không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng của thẩm định và của các món vay.
Thứ năm, sự tha hoá, biến chất của một số cán bộ thẩm định tín dụng, họ vì mục đích cá nhân mà đã làm sai lệch kết quả thẩm định. Dẫn đến kết quả thẩm định không cao và tiềm ẩn rủi ro lớn đối với chi nhánh.
Thứ sáu, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ trong công tác thẩm định của chi nhánh chưa được triển
khai, thực hiện. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của chi nhánh,...
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, môi trường pháp lý chưa đồng bộ.
Trong những năm qua, Đảng và chính phủ đã chủ trương chỉ đạo các ban ngành nhằm điều chỉnh, thực hiện đổi mới nhằm tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chung cho nền kinh tế vẫn còn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, thiếu ổn định và thường xuyên thay đổi. Mặt khác,
các văn bản nhằm hướng dẫn thi hành luật chuyển đến các doanh nghiệp còn chậm chạp, nội dùng còn nhiều kẽ hở đã làm ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh của các doanh nghiệp (có những doanh nghiệp lách luật, chốn thuế... nên sức cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp khác). Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, và làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của chi nhánh trong thời gian qua.
Thứ hai, cơ chế thị trường của nước ta mới được xác lập, nên còn nhiều bất cập. Cụ thể, thị trường trong nước kém phát triển, thiếu đồng bộ và còn chia cắt. Thiếu cả thị trường đầu ra, lẫn đầu vào, thị trường hàng giả, hàng lậu và hàng kém chất lượng còn tràn lan, chưa kiểm soát được,... Những điều này đã tạo lên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, làm nhiều doanh nghiệp không có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chi nhánh, điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn của chi nhánh.
Thứ ba, hiện nay, xuất hiện nhiều doanh nghiệp lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn của ngân hàng, hay tình trạng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng trốn nợ là rất phổ biến, những điều này được pháp sinh sau khi chi nhánh giải ngân. Do đó, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh.
Mặt khác, trong một số trường hợp, các doanh nghiệp sau khi được ngân hàng giải ngân còn cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích. Những điều này đã làm ảnh hưởng dán tiếp đến kết quả thẩm định của chi nhánh trong thời gian qua.
Chương 4
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP