Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Yên Mỹ, Hưng Yên (Trang 85 - 87)

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

e) Nhóm tiêu chí khác

4.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Thực tế cho thấy chất lượng cán bộ thẩm định có tính quyết định đến chất lượng thẩm định bởi cán bộ thẩm định chính là người trực tiếp thẩm định, xét duyệt, cho vay, thu nợ… Do vậy để nâng cao chất lượng thẩm định, chi nhánh cần xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, tinh về chất lượng, có đức, có tài trong đó đức là gốc.

Việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ là việc làm cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định. Một khách hàng đi đến ngân hàng vay vốn thì người mà họ tiếp xúc đầu tiên là cán bộ tín dụng, và cán bộ tín dụng là người thẩm định xem xét món vay của khách hàng nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có một trình độ chuyên môn nhất định, am hiểu về nền kinh tế và có khả năng đánh giá được tình hình kinh tế thị trường, đánh giá được tình hình tài chính của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng có mang lại hiệu quả trong nền kinh tế thị trường hay không khi vay vốn của Ngân hàng. Mặt khác, cán bộ tín dụng còn phải hiểu biết về pháp luật của nhà nước như: luật Ngân hàng, luật dân sự, luật đất đai, luật đầu tư, …để trong việc thực hiện xử lý công việc không bị khách hàng lợi dụng. Ngân hàng cần thường xuyên cử cán bộ tín dụng đi học, đào tạo chuyên sâu về phân tích thẩm định đánh giá doanh nghiệp, cập nhật những thông tin quy định mới về kế toán, những thay đổi về luật kế toán,… Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích CBTD trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.Phân công cán bộ giỏi, có nhiều kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn những cán bộ trẻ, kinh nghiệm còn non yếu. Đây là cách thiết thực nhất để nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng trẻ vì nó cho phép kết hợp giữa thực tiễn với cơ sở lý luận. Đối với cán bộ tín dụng phụ trách nhóm doanh nghiệp, loại hình kinh doanh nào thì cần phải đào tạo cho cán bộ tín dụng thêm về chuyên ngành đó.

Tuy nhiên chỉ ở năng lực chuyên môn, sự hiểu biết đa dạng vẫn chưa đủ mà đòi hỏi cán bộ tín dụng còn phải có đạo đức tốt trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp để có được những khoản tín dụng lành mạnh. Muốn được như vậy thì bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thì ngân hàng cần đẩy mạnh phong trào thi đua, tổ chức các cuộc hội thảo nghề nghiệp, động viên, khen thưởng những cá nhân tập thể có thành tích cao trong công việc. Đồng thời nhắc nhở, phê bình kỷ luật đối với những cá nhân tập thể có hành vi sai trái, không đạt hiệu quả trong công việc. Ngân hàng cũng cần thực hiện nghiêm ngặt ngay từ công tác tuyển dụng cán bộ với những điều kiện tối thiểu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Yên Mỹ, Hưng Yên (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)