Giải pháp về nội dung thẩm định tín dụng doanhnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Yên Mỹ, Hưng Yên (Trang 88 - 92)

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

e) Nhóm tiêu chí khác

4.2.3 Giải pháp về nội dung thẩm định tín dụng doanhnghiệp

4.2.3.1 Giải pháp về thẩm định tư cách khách hàng

Thông thường khi một khách hàng đến ngân hàng vay vốn, danh mục các hồ sơ bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ vay vốn.

Ngân hàng quan tâm tới tính trung thực, đầy đủ và hợp lệ của các bộ hồ sơ pháp lý. Bởi vì trên thị trường có không ít những công ty lừa đảo thành lập nên để vay vốn Ngân hàng. Để tránh gặp phải những truờng hợp khách hàng lừa đảo, Ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin, xác minh tính trung thực của các thông tin đó để tránh ra những quyết định sai lầm trong cho vay.

Việc thẩm định tư cách khách hàng cần thông qua phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ cần thiết. Qua việc phân tích và đánh giá về doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ có được kết luận về phong cách làm việc, quản lý điều hành, mức độ chính xác và trung thực của khách hàng. Ngân hàng có thể lập ra một bản chi tiết các vấn đề hoặc các câu hỏi cần tìm hiểu về khách hàng và đưa ra các phương án trả lời, câu trả lời của khách hàng sẽ được đối chiếu và so sánh với tiêu chuẩn đánh giá có sẵn của ngân hàng. Như vậy CBTD sẽ có căn cứ để đưa ra kết luận về tư cách của khách hàng dễ dàng và chủ động hơn.

4.2.3.2 Giải pháp về thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp

Việc phân tích tình hình tài chính khách hàng thưuờng dựa trên các BCTC của doanh nghiệp. Thông thường bộ hồ sơ tài chính gồm có: báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên khi lập các

báo cáo tài chính, doanh nghiệp thường cố ý làm đẹp các báo cáo, sai lệch so với thực tế để được vay vốn ngân hàng.

Nội dung chính cần thẩm định hồ sơ tài chính doanh nghiệp

 Đối với Bảng cân đối kế toán: CBTD cần phải xem xét, đánh giá các khoản mục bên Tài sản, bên nguồn vốn. Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp bao gồm: tài sản lưu động (tiền và các chứng khoán ngắn hạn đẽ bán, các khoản phải thu, dự trữ), tài sản tài chính, tài sản cố định hữu hình và vô hình. Bên nguồn vốn xem xét nợ ngắn hạn (nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, nợ ngắn hạn ngân hang thương mại và các tổ chức tín dụng khác), nợ dài hạn( nợ vay dài hạn ngân hang thương mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu), vốn chủ sở hữu (vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới).

Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản, bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp.

Nhìn vào bảng cân đối kế toán, cán bộ thẩm định phân tích và đánh giá để kết luận về loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho cán bộ thẩm định biết được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.

 Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết qủa kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Cán bộ thẩm định cần xem xét những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó. Trên cơ sở đó, CBTD phân tích BCTC: doanh thu ròng, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chi phí lãi vay, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế; các thông số này sẽ được sử dụng để tính toán các tỷ số tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyêt định tài trợ đúng đắn.

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, CBTD cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp

Đối với bản báo cáo lưu chhuyển tiền tệ, CBTD phải tiến hành:

 Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ, bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hoá hoặc dịch vụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường.

 Xác định dòng tiền thực xuất quỹ, bao gồm: dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện hoạt động tài chính, dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường.

Trên cơ sở dòng tiền thực nhập quỹ và dòng tiền thực xuất quỹ, CBTD thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quuỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.

Để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, cán bộ thẩm định phải đọc và hiểu được các BCTC, qua đó họ nhận biết được nên tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan đến mục tiêu phân tích tài chính của họ, để từ đó có nhận định đúng về khả năng hoan trả nợ vay của doanh nghiệp.

Việc thẩm định PASXKD sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của PASXKD, hiệu quả về mặt xã hội, kinh tế sẽ phụ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu của PASXKD.

Trong thẩm định phương án, dự án vay vốn thì CBTD cần tiến hành phân tích, đánh giá.

 Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của PASXKD

 Nhu cầu sản phẩm của PASXKD trên thị trường

 Đánh giá về khả năng cung cấp sản phẩm của doanhnghiệp

 Đánh giá về thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

 Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm dự kiến của sản phẩm

 Đánh giá về phương diện tổ chức, kỹ thuật của phương án, dự án

 Đánh giá về hiệu quả dự tính của phương án, dự án

Thẩm định phương diện hiệu quả tài chính của doanh ngiệp rất quan trọng, quyết định việc ngân hàng có nên tài trợ hay không. Việc đánh giá hiệuquả tài chính có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu của cán bộ thẩm định

 Đánh giá và phân tích rủi ro có thể xảy ra 4.2.3.4 Giải pháp về thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

Đối với tài sản đảm bảo (kể cả tài sản của người bảo lãnh thứ ba) là máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… cán bộ thẩm định phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, hao mòn, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản; mục đích sử dụng thay đổi. Những biến động về giá trị tài sản do tăng giảm giá thị trường; do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản.

Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ ba, CBTD phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.

Khi tham gia định giá bất động sản theo phương pháp so sánh trực tiếp thì nên lấy những thông tin chính xác từ các giao dịch ở các trung tâm địa ốc của các NHTM, ở các trung tâm giao dịch bất động sản của cơ quan có thẩm quyền hoặc có thể đến tận nơi có bất động sản để xem xét đánh giá.

Xây dựng một hệ thống dữ liệu cơ sở về hoạt động định giá TSĐB trong toàn hệ thống ngân hàng một cách cụ thể và nhanh chóng. Như vậy sẽ giúp cho việc lấy thông tin của các cán bộ nhanh hơn và có cơ sở hơn, giúp cho việc quản lý được thuận tiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Yên Mỹ, Hưng Yên (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)