PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 39 - 42)

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Loại hình nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài này là nghiên cứu ứng dụng. Thông qua các phƣơng pháp thống kê, so sánh, nghiên cứu định tính để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để rút ra những kết luận về công tác quản lý tại đơn vị.

2.1. Phƣơng pháp thống kê

Dùng phƣơng pháp thống kê để thu thập thông tin về tình hình quản lý tài chính tại đơn vị, bao gồm thông tin về các nguồn thu và nguồn chi, số lƣợng và giá trị,… Thông tin đƣợc phản ánh tập trung trong các giấy tờ giao nhận (vốn, tài sản,…), ghi nhận sổ sách và báo cáo kế toán, quyết toán thu - chi của đơn vị. Thông tin từ thống kê phục vụ nghiên cứu quản lý tài chính công có thể bao gồm các loại sau:

- Quy chế quản lý tài chính tại đơn vị; chế độ, định mức chi ngân sách nhà nƣớc

- Dự toán thu sự nghiệp hàng năm: đảm bảo phản ánh đƣợc đầy đủ chi tiết các nguồn thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động dịch vụ, thu khác

- Quy trình tổ chức thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp; chứng từ, sổ sách kế toán ghi nhận các nghiệp vụ thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất kinh doanh

- Bảng kê xác nhận chênh lệch thu chi, phân phối chênh lệch, trích lập quỹ...

- Chứng từ, sổ sách kế toán ghi nhận các nghiệp vụ chi : chi thƣờng xuyên, chi không thƣờng xuyên, ...

- Chứng từ kế toán chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, gồm 4 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu lao động tiền lƣơng; + Chỉ tiêu vật tƣ;

+ Chỉ tiêu tiền tệ;

+ Chỉ tiêu TSCĐ (Tài sản cố định).

2.2. Phƣơng pháp so sánh

Xác định đại lƣợng so sánh:

- So sánh giữa dự toán thu chi với thực tế thu chi

- So sánh dữ liệu năm trƣớc với năm sau, kỳ trƣớc với kỳ sau - Tính toán các chỉ số liên quan đến quản lý tài chính

- So sánh bình quân chỉ số đơn vị với bình quân chung của ngành

2.3. Phƣơng pháp phân tích chỉ số

Phân tích chỉ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ tỷ lệ giữa 2 đối tƣợng trên báo cáo kế toán, nhằm phản ánh ý nghĩa thu – chi, nguồn vốn – tài sản…nhất định. Phƣơng pháp phân tích chỉ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ số là sự biến đổi các đại lƣợng tài chính.

Về nguyên tắc, phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngƣỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các giá trị tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các chỉ số tài chính đƣợc phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Tuy nhiên áp dụng vào phân tích tài chính tại

các đơn vị sự nghiệp, các nhóm có sự biến đổi phù hợp với mục đích quản lý, có thể bao gồm:

- Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính: - Chỉ số về tình hình tài sản

- Nhóm chỉ số về hoạt động

Mỗi nhóm chỉ số lại bao gồm chỉ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tùy theo góc độ nhìn nhận, phân tích, đối tƣợng phân tích để phục vụ mục tiêu phân tích, quản lý riêng. Chọn đúng các chỉ số và tiến hành phân tích đúng, chắc chắn ta sẽ xem xét và đánh giá đƣợc tình hình tài chính. Phân tích chỉ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hƣớng vì một số dấu hiệu có thể đƣợc kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tƣợng nghiên cứu riêng rẽ.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI

3.1. Khái quát đặc điểm hoạt động tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)