Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 55 - 64)

3.1.2 .Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy

3.2.2. Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính

Trƣờng đƣợc sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu từ học phí, lệ phí và nguồn thu khác để chi cho các hoạt động thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên của mình theo quy định để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của đất nƣớc.

Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị đƣợc chủ động sử dụng nguồn thu từ phí và lệ phí. Tuy nhiên trong những năm gần đây do nguồn thu cân đối từ học phí sụt giảm do giảm mạnh số sinh viên, vì vậy nguồn kinh phí từ NSNN cấp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong tổng kinh phí quyết toán của nhà trƣờng.

Các nội dung chi tại trƣờng bao gồm: * Chi hoạt động thƣờng xuyên:

Chi hoạt động thƣờng xuyên của trƣờng là các nội dung chi nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thƣờng của công tác giáo dục và đào tạo. Chi hoạt động

thƣờng xuyên bao gồm các khoản chi cho con ngƣời, chi đào tạo, chi cho dạy nghề( vật tƣ, điện nƣớc...), chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định và chi khác.

Kết cấu chi thƣờng xuyên tại trƣờng qua các năm gần đây nhƣ sau:

Bảng 3.4 – Cơ cấu chi thường xuyên của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội qua các năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Chi thanh toán cá nhân 18.760.934.120 67 19.164.249.663 72 21.264.376.523 75 Tỷ lệ tăng qua các năm (%) 2 11 Chi nghiệp vụ chuyên môn 5.222.211.235 19 4.380.078.843 16 3.542.460.762 12 Tỷ lệ tăng qua các năm (%) - 16 - 19 Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 2.800.603.066 10 1.940.608.060 7 1.880.537.000 7 Tỷ lệ tăng qua các năm (%) - 31 -3 Chi khác 1.151.141.779 4 1.315.856.216 5 1.667.225.861 6 Tỷ lệ tăng qua các năm (%) 14 27 Tổng chi thƣờng xuyên 27.934.890.200 26.800.792.782 28.354.600.146 Tỷ lệ tăng qua các năm (%) - 4 6

(nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội qua các năm 2011 – 2013)

- Chi cho con ngƣời

Khoản chi cho con ngƣời bao gồm tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi tập thể, thu nhập tăng thêm và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội. Khoản chi này nhằm bù đắp hao phí lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho giảng viên, cán bộ viên chức của trƣờng.

Đây là khoản chi chiếm phần lớn trong tỷ trọng chi thƣờng xuyên tại đa số các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và tại các trƣờng Cao đẳng nghề công lập nói riêng. Tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, khoản chi cho con ngƣời chiếm 67%-75% trong tổng chi thƣờng xuyên của Nhà trƣờng. Cùng với sự phát triển không ngừng, khoản chi thanh toán cá nhân cũng có xu hƣớng tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, khoản chi này tăng lên chủ yếu là do Nhà trƣờng trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng số lƣợng cán bộ viên chức làm việc thuộc biên chế của trƣờng và do thay đổi mức lƣơng tối thiểu chung tăng thêm.

Tình hình tăng giảm cán bộ viên chức của Nhà trƣờng qua các năm nhƣ sau:

Năm 2011 có 219 CBVC Năm 2012 có 227 CBVC Năm 2013 có 254 CBVC

Có thể thấy, số lƣợng CBVC đã tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây. Năm 2012 tăng 3,6% so với năm 2011, năm 2013 tăng 11,8% so với năm 2012. Sự tăng nhanh của số lƣợng CBVC trong những năm gần đây là do nhu cầu về cán bộ cũng nhƣ giảng viên tăng lên nhằm đáp ứng kế hoạch đào tạo

trong kế hoạch phát triển nhà trƣờng. Tuy nhiên, sự gia tăng của số CBVC lại chƣa phù hợp với sự gia tăng của khoản chi cho con ngƣời, khoản chi gắn liền với thu nhập của các CBVC trong Nhà trƣờng. Có thể thấy mặc dù khoản chi cho con ngƣời không ngừng tăng lên qua các năm, nhƣng sự tăng trƣởng này là quá thấp so với sự gia tăng số lƣợng cán bộ viên chức của Nhà trƣờng.

Nhƣ vậy có thể thấy, sự tăng lên của khoản chi cho con ngƣời là do sự tăng lên của số lƣợng cán bộ viên chức và mức tăng của lƣơng tối thiểu qua các năm, còn thu nhập của cán bộ viên chức mấy năm qua vẫn còn chƣa đƣợc quan tâm, cải thiện. Nhƣng đến năm 2013, Nhà trƣờng đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện bộ máy Nhà trƣờng theo hƣớng tinh giảm biên chế để giảm chi phí hành chính đồng thời nâng cao đƣợc thu nhập cho cán bộ viên chức. Năm 2013, mức chi tiền lƣơng tăng thêm cho CBVC có tăng phần cố định từ 250.000đ lên 400.000đ. Quý 4 năm 2013, mức chi lƣơng tăng thêm đã tăng lên 500.000đ, tiền ăn trƣa hỗ trợ cho CBVC mỗi tháng cũng tăng từ 400.000đ lên 500.000đ/ngƣời. Trong điều kiện các khoản chi tăng trong khi kinh phí cấp có hạn, các nguồn thu tăng không nhiều và còn phải tiết kiệm chi 10%, cho thấy đây là sự cố gắng lớn của toàn thể CBVC – lao động trong Nhà trƣờng.

Việc chi trả lƣơng cho cán bộ công chức và lao động hợp đồng vẫn theo hệ thống thang bảng lƣơng hành chính sự nghiệp. Các khoản phụ cấp lƣơng đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Giảng viên biên chế Nhà nƣớc: phụ cấp lƣơng 30% + Giảng viên hợp đồng dài hạn: phụ cấp lƣơng 25%

+ Cán bộ khối hành chính, phục vụ: phụ cấp lƣơng 20% (13%)

+ Giảng viên dạy môn Mác-Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: phụ cấp lƣơng 45% và đƣợc miễn giảm 20% số giờ chuẩn theo quy định.

+ Trợ lý, giáo vụ khoa chuyên trách hƣởng chế độ nhƣ cán bộ các phòng ban.

+ CBVC làm công tác y tế: phụ cấp 20% + Phụ cấp làm đêm : 50.000đ/đêm trực

+ Phụ cấp làm thêm giờ: 60.000đ – 100.000đ/ngƣời/ngày.

Ngoài tiền lƣơng cơ bản đƣợc trả theo hệ thống thang bảng lƣơng ngạch bậc của Nhà nƣớc, nhà trƣờng thực hiện trích từ chênh lệch thu – chi của năm tài chính để trả lƣơng tăng thêm cho CBVC.

Tiền lƣơng tăng thêm gồm 2 phần: Phần cố định 250.000đ/tháng và phần biến đổi, phân biệt theo mức độ phức tạp của công việc và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và từng CBVC. Căn cứ để xác định phần biến đổi của lƣơng tăng thêm gồm:

+ Loại lao động/ công việc, + Hệ số thâm niên công tác + Hệ số phụ cấp trách nhiệm + Hệ số ƣu đãi

+ Mức độ hoàn thành công việc (thông qua xếp loại A, B, C)

Nhƣ vậy có thể thấy, những quy định trên có phần cứng nhắc, và tồn tại tình trạng có sự cách biệt lớn về thu nhập của các CBVC trong Nhà trƣờng.

Trong chi thanh toán cá nhân chủ yếu là chi lƣơng, các khoản chi phụ cấp cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Đó là do bao gồm cả tiền thừa giờ của giáo viên, còn một phần lớn tiền thừa giờ (thanh toán dƣới dạng hợp đồng gồm cả mời giáo viên ngoài nằm trong khoản chi phí thuê mƣớn và chi nghiệp vụ chuyên môn từng ngành). Điều này cho thấy chi thừa giờ hàng năm của trƣờng tƣơng đối lớn, về vấn đề này Nhà trƣờng cần phải xem xét lại về tỷ trọng giáo viên và phục vụ

toàn trƣờng, để có mức thu nhập công bằng cho toàn thể CBVC và ngƣời lao động trong trƣờng.

- Chi nghiệp vụ chuyên môn

Trong khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, chi hội nghị đây là khoản chi thƣờng xuyên, đòi hỏi cần phải quản lý tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài ra, các khoản chi mua giáo trình, tài liệu, dụng cụ học tập, vật liệu, phục vụ thực hành, thù lao hƣớng dẫn thực tập, thí nghiệm…tuỳ theo nhu cầu thực tế từng năm của Nhà trƣờng. Khoản chi này nhằm đáp ứng các phƣơng tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiến thức một cách có hiệu quả. Đây là khoản chi có vai trò quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo. Vì vậy việc tăng chi cho giảng dạy là một trong những điều kiện giúp Nhà trƣờng nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, khoản chi nghiệp vụ chuyên môn cũng là một trong những khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi thƣờng xuyên, sau khoản chi cho con ngƣời. Năm 2011, chi nghiệp vụ chuyên môn là 5,2 tỷ đồng (chiếm 19% trong tổng chi thƣờng xuyên), năm 2012 khoản chi này là 4,3 tỷ đồng (chiếm 16% trong tổng chi thƣờng xuyên), năm 2013 khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn là 3,5 tỷ đồng (chiếm 12% trong tổng chi thƣờng xuyên. Có thể thấy các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn của Nhà trƣờng đã giảm qua các năm một phần cũng là do giảm nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng.

Từ năm 2011, Nhà trƣờng đã tiến hành chuyển đổi hình thức đào tạo, từ Modul sang đào tạo tín chỉ và nhân rộng việc thực hiện giáo án tích hợp trong các môn học thực hành. Mặc dù bƣớc đầu còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, nhƣng nhờ sự cố gắng và quyết tâm của Ban giám hiệu Nhà trƣờng và toàn thể

đội ngũ giảng viên, đến năm 2013 Nhà trƣờng cơ bản đã hoàn thành chƣơng trình đào tạo theo học chế tín chỉ về mọi mặt, từ công tác lập kế hoạch đến chƣơng trình đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Trong khoản chi nghiệp vụ chuyên môn thì chi cho nghiệp vụ chuyên môn của từng khoa và chi phí thuê mƣớn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, thực tế là kinh phí cho sinh viên và giảng viên đi thực tập, thực tế, mua thiết bị thực hành, theo yêu cầu đào tạo còn hẹp, mới chỉ đáp ứng tối thiểu cho một số nghề thực hành, đối với các nghề liên quan đến kế toán và công nghệ thông tin còn rất thiếu thốn. Mặc dù trong năm 2013, một số định mức đã tăng nhƣ thực hành, thực tập, công tác phí, chi chuyên môn nghiệp vụ…

Mục chi thuê mƣớn tăng lên rất nhiều hàng năm chủ yếu là số chi cho thừa giờ (Trung cấp và cao đẳng) thanh toán dƣới dạng hợp đồng bao gồm cả mời giáo viên ngoài trƣờng giảng dạy trong chƣơng trình tiên tiến. Thực tế, công tác mời giảng viên của một số khoa chuyên môn đôi khi chƣa thực sự hợp lý. Hơn nữa, một số nghề có số lƣợng lớp học, học viên đông, giáo viên cơ hữu lại ít, còn lại chủ yếu là mời ngoài. Điều đó làm tăng chi phí thuê ngoài vừa làm cho công tác thực hiện đôi khi không theo kế hoạch.

Việc mua giáo trình, tài liệu và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy đƣợc giao cho Trung tâm thông tin thƣ viện đảm nhiệm, việc này tuy đã thực hiện tốt trong việc phục vụ giáo viên và học sinh tại các phòng đọc nhƣng vẫn gây nên nhiều bất cập nhƣ diện tích thƣ viện còn hạn chế, tài nguyên điện tử còn thiếu, thiếu kinh phí bổ sung, trong xử lý tài liệu còn gặp nhiều khó khăn,…Vì vậy, tình trạng chung là học chay, dạy chay do tài liệu, các trang thiết bị không đủ và không phù hợp, dẫn đến chất lƣợng đào tạo chƣa đƣợc cải thiện nhiều. Việc chi trả vƣợt giờ, chi đào tạo bồi dƣỡng cán bộ…cũng còn nhiều bất cập, chƣa tƣơng

xứng với công sức của giảng viên, do đó không tạo động lực để họ dành thời gian nâng cao trình độ và chất lƣợng giảng dạy.

Các khoản chi quản lý hành chính tuy đã thực hiện theo chủ trƣơng tiết kiệm, nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi. Đó là do tính lạc hậu, cứng nhắc trong các tiêu chuẩn định mức chi cho quản lý hành chính nhƣ chi sử dụng điện thoại, công tác phí, hội nghị phí, ngoài ra còn do giá cả các loại vật tƣ, hàng hóa, dịch vụ tiếp tục biến động theo xu hƣớng tăng.

- Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ

Chi mua sắm, sửa chữa, bảo dƣỡng tài sản cố định, nâng cấp trƣờng lớp, bàn ghế, trang thiết bị trong lớp học thay thế các trang thiết bị cũ và trang bị thêm các phòng học, phòng thực hành, phòng máy vi tính, thƣ viện …nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Khoản chi này trong năm 2012 và năm 2013 đã giảm ngoài lý do là các công trình cần đƣợc sửa chữa bảo dƣỡng thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu hoạt động của Nhà trƣờng. Mà còn do trong năm 2013, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ tiết kiệm chi tiêu, trong đó hạn chế mua sắm thiết bị quản lý nên tập trung vào sửa chữa để duy trì hoạt động bình thƣờng của các thiết bị, tài sản phục vụ các nhiệm vụ của Nhà trƣờng. Trong những năm qua, phần lớn các nhu cầu mua sắm tài sản cố định của trƣờng đƣợc thực hiện thông qua các dự án đầu tƣ, chƣơng trình mục tiêu. Các nhu cầu còn lại phải cân đối từ nguồn thu sự nghiệp, còn ngân sách Nhà nƣớc cho chi thƣờng xuyên không bao gồm mục chi này. Mặc dù vậy, vào tháng 5 năm 2012, Nghị định 13/CP ra đời tháo gỡ phần nào khó khăn về công tác mua sắm tài sản, về cơ bản những nhu cầu về trang thiết bị dạy học, làm việc và phục vụ đào tạo năm qua đã đƣợc đáp ứng (mua thêm 1 ôtô 16 chỗ phục vụ công tác đi lại của CBVC).

- Chi khác

Các khoản chi hoạt động thƣờng xuyên không hạch toán vào các khoản chi trên đƣợc hạch toán vào khoản chi khác, khoản chi thƣờng xuyên khác chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 5% trongtổng chi thƣờng xuyên. Bao gồm các khoản chi cho tiếp khách, chi hỗ trợ khác.v.v.

* Quản lý chi không thƣờng xuyên

Chi không thƣờng xuyên tại trƣờng gồm các khoản chi không thƣờng xuyên của chi hoạt động và các khoản chi theo đơn đặt hàng của Nhà nƣớc hoặc các khoản chi cho chƣơng trình dự án.

Cơ cấu chi không thƣờng xuyên tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội qua các năm nhƣ sau:

Bảng 3.5 – Cơ cấu chi không thường xuyên của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội qua các năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chi hoạt động 3.436.637.180 57 2.849.926.475 59 3.979.288.041 66 Chi Dự án 2.571.930.000 43 1.741.266.090 41 1.903.958.192 34 Tổng chi không thƣờng xuyên 6.008.567.180 4.591.192.565 5.883.246.233

(nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội qua các năm 2011 – 2013)

thƣờng xuyên của Nhà trƣờng là các khoản chi không thƣờng xuyên của chi hoạt động. Các khoản chi này phát sinh theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôngiao hàng năm phù hợp với nhiệm vụ Nhà trƣờng thực hiện trong năm đó. Các khoản chi này không ổn định, tăng giảm không đều qua các năm, việc phân chia khoản chi thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên cũng không thống nhất qua các năm. Điều này đã gây lúng túng và bị động cho cán bộ làm công tác kế toán và lập dự toán của Nhà trƣờng.

Các khoản chi khác nhƣ : Tài trợ, viện trợ của các hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài trợ học bổng sinh viên, quà biếu tặng …đƣợc quản lý chi theo nội dung chi tiết đã thoả thuận với các tổ chức tài trợ. Đối với nguồn tài trợ từ nƣớc ngoài cấp thì các đơn vị đƣợc tài trợ sau khi thực hiện xong các nội dung chi theo thoả thuận tài trợ tiến hành lập báo cáo theo quy định của bên tài trợ, đồng thời đƣa vào quyết toán theo biểu mẫu báo cáo quyết toán của nhà nƣớc ở nguồn kinh phí tài trợ theo năm tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)