Cơ chế quản lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 69 - 72)

3.1.2 .Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy

3.2.4. Cơ chế quản lý tài sản

Về cơ sở vật chất của nhà trƣờng đƣợc Nhà nƣớc giao quản lý, sử dụng đất, diện tích các công trình xây dựng nhƣ phòng học, xƣởng thực hành, khu ký túc xá, nhà ăn, căng tin, các phƣơng tiện máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải, thiết bị tin học.v.v.

Bảng 3.7 – Tình hình sử dụng tài sản cố định của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội qua các năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TSCĐ hữu hình 103.214.166.926 83.304.084.449 70.429.422.749

+ Nhà cửa, vật kiến trúc 89.206.594.626 70.893.211.349 61.062.472.749 + Máy móc, thiết bị 4.009.126.000 3.593.882.000 2.682.796.000 + Phƣơng tiện vận tải,

truyền dẫn 7.462.043.000 6.809.114.000 5.504.154.000 + Thiết bị, dụng cụ quản

lý 2.536.403.300 2.007.877.100 1.180.000.000

TSCĐ vô hình 53.464.221.314 53.464.221.314 53.464.221.314

+ Quyền sử dụng đất 53.464.221.314 53.464.221.314 53.464.221.314

(nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội qua các năm 2011 – 2013)

Cơ chế mua sắm, sửa chữa, quản lý và sử dụng tài sản, trang thiết bị của nhà trƣờng đƣợc quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ với các nội dung chủ yếu nhƣ:

Về việc mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ đào tạo:

- Thực hiện thành lập Hội đồng mua sắm và hội đồng nghiệm thu đối với tài sản, trang thiết bị đào tạo.

- Mua hàng hóa phải đảm bảo chất lƣợng, giá cả hợp lý.

- Mua sắm tài sản, thiết bị phải tuân thủ Luật đấu thầu và các quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

- Hàng năm các khoa, phòng ban có nhu cầu về mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phải lập dự trù về chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật gửi phòng quản trị đời sống, từ đó phòng sẽ tập hợp và trình Hiệu trƣởng, Hội đồng nhà trƣờng phê duyệt trên cơ sở phù hợp với kinh phí đƣợc Nhà nƣớc phân bổ hàng năm.

- Đối với tài sản cố định đầu tƣ, mua sắm bằng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc các nguồn huy động khác để phục vụ cho hoạt động dịch vụ phải đƣợc nhà trƣờng cân đối kinh phí và phê duyệt quyết định đầu tƣ, mua sắm.

- Các khoa, phòng ban có liên quan đến việc mua sắm tài sản, thiết bị phải có trách nhiệm kiểm tra về chất lƣợng, giá cả để có căn cứ trƣớc khi quyết định mua.

Về quản lý tài sản, trang thiết bị đào tạo:

- Tài sản khi mua về phải có hội đồng nghiệm thu, bàn giao gồm: Phòng tài chính kế toán, phòng quản trị đời sống, phòng nhận tài sản về sử dụng.

- Hóa đơn, chứng từ, hợp đồng và thanh lý hợp đồng, hƣớng dẫn sử dụng, phiếu bảo hành phải đầy đủ, rõ ràng khi giao nhận tài sản.

- Đơn vị đƣợc giao quản lý, sử dụng, điều khiển, vận hành tài sản, máy móc, trang thiết bị phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng nếu để xảy ra mất mát, hƣ hỏng.

- Không tự ý di chuyển, điều khiển, cho mƣợn khi chƣa đƣợc sự đồng ý của lãnh đạo nhà trƣờng.

- Nghiêm cấm việc sử dụng tài sản, máy móc, thiết bị đào tạo cho lợi ích các nhân nhƣ: cho mƣợn, sử dụng ngoài giờ...

Về sửa chữa tài sản, thiết bị đào tạo:

- Ngƣời đƣợc giao quản lý, vận hành khi phát hiện tài sản, máy móc, trang thiết bị dạy nghề có sự cố cần phải kiểm tra, sửa chữa thì cần phải báo cáo với phòng quản trị đời sống, viết giấy đề nghị có xác nhận của ngƣời phụ trách phòng, phòng gửi lên phòng chức năng, phòng chức năng cử cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật đến kiểm tra thực tế và lập kế hoạch sửa chữa, trình bày lãnh đạo phê duyệt, tiến hành các thủ tục sửa chữa.

Trên thực tế việc kiểm kê, quản lý tài sản hiện nay, hàng năm nhà trƣờng mới chỉ nắm đƣợc tổng quan về số lƣợng, giá trị và cơ cấu sử dụng tài sản và lập báo cáo theo dõi tình hình sử dụng tài sản.

Quản lý tài sản thực tế chƣa trích khấu hao TSCĐ theo thông tƣ 203/2009/TT-BTC và quy định Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó nếu tài sản đƣợc sử dụng vào hoạt động dịch vụ thì phải trích khấu hao TSCĐ và đƣợc để lại để đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất và trả nợ vốn vay(nếu có). Đối với tài sản đƣợc thanh lý, sau khi trừ chi phí thanh lý, đƣợc để lại đơn vị và hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Thực tiễn việc quản lý tài sản, cơ sở vật chất tại nhà trƣờng còn chƣa thực sự hiệu quả, mới chỉ thực hiện tính hao mòn theo Quyết định số 32/2008/QĐ- BTC ngày 29/5/2008

của Bộ tài chính và chƣa thực hiện việc trích khấu hao, hình thành Quỹ khấu hao để tái đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất cho nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)