CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá về hoạt động xửlý nợxấu tại NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam
3.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
- Về cơ chế chính sách của Ngân hàng: Quy trình thủ tục là yếu tố rất quan trọng để thu hút khách hàng vì nó liên quan đến thời gian giao dịch và cảm nhận của khách hàng về chất lƣợng phục vụ của ngân hàng. Mặc dù Techcombank đã cố gắng rất nhiều để cải tiến quy trình, đƣa ra dịch vụ giao dịch một cửa, đơn giản hóa thủ tục, … nhƣng quy trình và thủ tục, nhất là quy trình và thủ tục cho vay vẫn còn chƣa đƣợc chuẩn hóa hoàn toàn và có sự thay đổi giữa các chi nhánh. Quy trình hiện nay đƣợc thiết kế theo sự tiện lợi của ngân hàng hơn là của khách hàng, tức bảo vệ quyền lợi của ngân hàng hơn khách hàng trong trƣờng hợp có xảy ra rủi ro. Nên văn bản thƣờng phức tạp, dài dòng, có sự chồng chéo giữa các văn bản và thay đổi liên tục. Để các chuyên viên, ngƣời trực tiếp quản lý
khách hàng nẵm vững hết toàn bộ các quy định, quy trình cũng là một vấn đề nan giải. Chƣa kể đến, hệ thống thông tin chƣa thực sự có hiệu quả, bao gồm cả thu thập và xử lý thông tin về hoạt động cho vay, về khách hàng trong quan hệ tín dụng, về kiểm soát chất lƣợng cho vay và phân loại nợ . Hệ thống khách hàng chƣa đƣợc quản lý một cách hiệu quả từ trung tâm điều hành của ngân hàng. Vì vậy, một khách hàng có thể không vay đƣợc ở chi nhánh này nhƣng có thể vay đƣợc ở chi nhánh khác...Nguyên nhân nói trên xuất phát từ hai khía cạnh chủ yếu: Thứ nhất, hệ thống công nghệ quản lý tín dụng chƣa thật sự tiên tiến, không đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý tín dụng tập trung , lƣu trữ lại dữ liệu của khách hàng. Techcombank vẫn đang thực hiện
đề án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, lắp đặt hệ thống công n ghệ ngân hàng lõi: Core Banking. Thứ hai, thiếu sự đồng đều giữa chất lƣợng CBTD. Bộ máy kiểm tra kiểm soát tín dụng sau khi vay và quản lý nợ xấu vẫn đang trực thuộc sự điều hành và quản lý của giám đốc các chi nhánh, do đó, hiệu lực kiểm tra giám sát độc lập không cao. Chỉ khi khoản nợ có vấn đề, mới có sự chú trọng đặc biệt giữa các bộ phận liên quan. Bên cạnh đó, nhìn tổng quan, các con số về dƣ nợ cho vay, nợ xấu qua các năm chƣa phản ánh đúng thực trạng của ngân hàng, những con số biết “làm đẹp báo cáo kết quả kinh doanh”. Nên, để có những giải pháp áp dụng phù hợp cần phải có sự quyết tâm và quyết liệt hơn nữa để quản lý nợ xấu tốt hơn.
- Về cơ chế chính sách của Nhà nƣớc: Ngoài nguyên nhân về mặt chủ quan của nội tại ngân hàng, còn về phƣơng diện khách quan, khi phát sinh các khoản nợ xấu thì vƣớng ngay thủ tục pháp lý. Đây là một trong những rào cản lớn đối với việc xử lý nợ xấu là Việt Nam đang thiếu một khung pháp lý hoàn thiện cho việc mua bán và xử lý nợ. Có thể thấy rằng, pháp luật hiện hành đã có những khung pháp lý cơ bản trong việc hạn chế cũng nhƣ giải quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhƣ: quy định về phân loại nợ; quy định về trích lập dự phòng rủi ro; quy định về xử lý tài sản đảm bảo nợ; quy định về quyền khởi kiện yêu cầu các tổ chức cá nhân hoàn trả vốn vay; quy định về hoạt động mua bán nợ…Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, các quy định khi đi vào thực tế trở nên không phù hợp, không phát huy đƣợc hiệu quả trong việc giải quyết nợ xấu, dẫn đến tình trạng nợ xấu không đƣợc cải thiện mà còn có xu hƣớng tăng lên. Ngoài ra, các khung pháp lý cho hoạt động của một công ty mua bán nợ vẫn hết sức “sơ khai”. Tuy nhiên, ngay cả khi có có khung pháp lý này thì còn các rào cản khác, chẳng hạn nhƣ hệ thống tòa án hiện nay làm việc kém hiệu quả làm cho việc kiện tụng tranh chấp kéo dài và chi phí tốn kém. Do vậy, ngân hàng rất khó thu hồi nợ và chi phí vô cùng tốn kém.
- Về chấp hành quy trình nghiệp vụ
+ Yếu tố đạo đức: Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù, cần dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo đức phải đƣợc đặt lên hàng đầu và ở khía cạnh nào đó còn mang tính bắt buộc. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ ngân hàng đã thông đồng rút ruột với khách hàng, cho vay khống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đạo đức nghề nghiệp ảnh hƣởng đến quản lý nợ xấu của ngân hàng. Thực tế cho thấy rằng, phần lớn các sai phạm nổi cộm trong hoạt động ngân hàng những năm qua là do đạo đức nghề nghiệp, những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của ngân hàng. Khách hàng và dƣ nợ cho vay tăng nhanh qua các năm, trong khi năng lực quản trị cho vay, quản trị tín dụng, quản lý nợ xấu còn hạn chế, việc mở thêm mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch đang bị giới hạn bởi chính sách và qui định chung.
+ Yếu tố năng lực cá nhân: Bộ máy quản lý tín dụng chƣa phối hợp chặt chẽ lắm với các bộ phận thông tin khách hàng. Mặc dù Techcomba nk có các phòng ban độc lập nhƣ phòng quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro và bộ phận quản lý tín dụng, tuy nhiên, trách nhiệm quản lý nợ xấu vẫn là các chuyên viên tín dụng, nên không loại trừ đƣợc việc CBTD cố ý làm sai lệch thông tin, báo cáo khống, chỉ đến khi vụ việc vỡ lỡ mới bắt đầu đi giải quyết. Hằng năm, tuyển dụng mới nhân viên ngân hàng nói chung, CBTD nói riêng hàng năm nhiều, còn nhiều bất cập, thiếu thực tiễn, chƣa có kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên đông, tuổi đời còn rất trẻ, phần đông mới ra trƣờng hoặc chuyển từ các NHTM nhà nƣớc sang. Điều này nói lên rằng họ thiếu kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, nhƣng khả năng nắm bắt nghiệp vụ mới, ứng dụng công nghệ tin học để quản lý tín dụng thì có lợi thế, song chƣa đủ.
Mặc dù vấn đề quản lý nợ xấu gần đây rất đƣợc quan tâm, nhƣng không phải cán bộ nào cũng hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản lý nợ xấu. Quản lý nợ xấu là quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ xấu nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra. Quy trình quản lý nợ xấu gồm các bƣớc: nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ xấu; kiểm tra hồ sơ các khoản nợ xấu; gặp gỡ, làm việc với khách hàng; lập kế hoạch hành động; thực hiện kế hoạch; quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch. Ngoài việc xây dựng một chính sách chung về quản lý, xử lý đối với các nhóm, loại nợ xấu. Hiện tại, ngân hàng thƣờng chỉ xây dựng kế hoạch, phƣơng án chi tiết cho việc xử lý từng món nợ xấu cụ thể khi chúng phát sinh. Còn một khung chung, hƣớng dẫn vẫn còn đang khuyết.Việc giám sát và phát hiện kịp thời các khoản nợ xấu cần đƣợc chú trọng hơn nữa. Điều này sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển bền vững của ngân hàng.
Nguyên nhân hạn chế:
Việc thiếu minh bạch hóa, công khai hóa thông tin của doanh nghiệp, của khách hàng vay vốn vẫn còn đang là vấn nạn lớn mà hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt. Các thông tin chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa đƣợc minh bạch do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng chƣa có thói quen công khai hóa các thông tin tài chính một cách chính xác cho ngân hàng hoặc qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng vì lo sợ các cơ quan thuế hay đối thủ cạnh tranh,...Sự tồn tại những tiêu cực từ không ít khách hàng trong quan hệ kinh tế thƣơng mại nhƣ: gian lận thƣơng mại; trốn thuế, tham ô, khai khống để hƣởng thuế GTGT,... là những điều ngân hàng khó có thể phát hiện kịp thời. Tại Việt Nam hiện nay, ngoài Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN - CIC cũng chƣa có một công ty định mức tín dụng chuyên nghiệp nào cung cấp dịch vụ điều tra, phân tích thông tin tài
chính và định mức tín nhiệmvà xếp hạng tín dụng DN theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ ngân hàng trong quá trình thẩm định khách hàng trƣớc khi đƣa ra quyết định cho vay. Chính việc thiếu những nguồn thông tin đa dạng, chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp đã khiến cho việc sử dụng vốn tại các ngân hàng thƣơng mại chƣa đạt hiệu quả cao mà cụ thể là chất lƣợng tín dụng chƣa cao, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng và có thể sẽ kéo theo các khoản nợ xấu khi các khoản tín dụng đến hạn không thu hồi đƣợc do khách hàng không đủ năng lực tài chính để hoàn trả.
Bên cạnh đó, do ảnh hƣởng tiêu cực của kinh tế thế giới và khu vực, tình hình kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, tăng trƣởng chậm, lạm phát cao, từ cuối năm 2011 nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu lộ diện và có chiều hƣớng tăng nhanh. Ngay tại thời điểm, NHNN đã xác định nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề thanh khoản, làm giảm sút hiệu quả kinh doanh, đe dọa sự an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả điều hành của NHNN, làm hạn chế nguồn vốn tín dụng cho các DN, là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của DN.
Kể từ cuối năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho chất lƣợng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng .
Công tác quản trị, điều hành hoạt động quản lý nợ xấu còn bất cập, nhƣ: Công tác thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chƣa tuân thủ đúng quy định; Công tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chƣa sát với thị trƣờng để có biện pháp ứng xử kịp thời; Việc đánh giá tài sản
đảm bảo cao hơn giá trị thực tế, nhận tài sản đảm bảo không đầy đủ tính pháp lý, có tranh chấp dẫn tới tình trạng khó xử lý, phát mại hoặc phát mại đƣợc thì giá trị thu hồi thấp.
Ngoài ra, bên cạnh việc thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc trong một thời gian dài còn hạn chế, chƣa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng, nhất là các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tƣ quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao; thì ngay cả công tác kiểm tra, kiểm soát trƣớc và sau khi vay vẫn còn nhiều hạn chế hay nói cách khác, việc kiểm tra nội bộ chƣa đƣợc chú trọng.
Có thể thấy rõ trình độ chuyên môn của các CBTD còn hạn chế. Sau một thời gian dài cho vay tràn lan, thiếu thẩm định chắc chắn, chạy theo tăng trƣởng tín dụng mà không suy xét tình hình thực tế của khách hàng liệu có hoạt động và sử dụng vốn vay hiệu quả hay không, đã khiến cho ngân hàng phải trả giá, vì ngay thời điểm tăng trƣởng tín dụng nóng, CBTD đã không làm tốt nhiệm vụ phân loại, thẩm định của mình.
Tính đồng bộ của công nghệ, hiệu quả chƣơng trình phần mềm, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh ngân hàng. Mặc dù, Techcombank tự hào là một trong những ngân hàng mà hệ thống công nghệ là hàng đầu nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng cũng nhƣ ngân hàng. Việc đầu tƣ công nghệ thật sự cần một quá trình dài, tốn không chỉ thời gian mà còn rất nhiều vốn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong bối cảnh thị trƣờng tiền tệ có những diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng dễ phát sinh nợ xấu, công tác quản lý nợ xấu tiếp tục đƣợc chú trọng theo hƣớng chuyên sâu và thích ứng với tình hình mới. Thông qua chƣơng 3, ta đã thấy đƣợc một phần nào bức tranh về công tác quản lý nợ xấu tại Techcombank, thấy đƣợc những mặt hiệu quả và hạn chể đang tồn tại cũng nhƣ những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý nợ xấu tại Ngân hàng.Từ đó đƣa ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế đó, góp phần đem lại hiệu quả trong công tác quản lý nợ xấu.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM
(TECHCOMBANK)