CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xửlý nợxấu tại NHTMCP
4.2.2. Nâng cao trình độ thẩm định và chất lượng của CBTD
Nâng cao trình độ thẩm định của CBTD, đặc biệt là thẩm định tƣ cách khách hàng là rất cần thiết vì điều này có ảnh hƣởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của KH. Việc thẩm định giá trong việc quản lý nợ xấu, định giá TSBĐ phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc nhằm phản ánh giá trị thực của tài sản. Trong trƣờng hợp năng lực của CBTD còn hạn chế, ngân hàng có thể mở rộng liên kết với một số công ty định giá độc lập.
Bên cạnh đó, CBTD phải đổi mới và tăng cƣờng công tác thu thập và xử lý thông tin tín dụng hơn nữa. Điều này góp phần hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Để đạt đƣợc điều này, theo cá nhân tôi thấy nhƣ sau:
Trƣớc hết, cần sự kết hợp chặt chẽ các bộ phận: Bộ phận Quản lý thông tin khách hàng và quản trị rủi ro, khai thác khách hàng, quản lý tín dụng, kiểm tra và kiểm soát nội bộ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, cần phải hỗ trợ nhau trong quá trình quản lý tín dụng để cập nhật thông tinđầy đủ, chính xác về khách hàng. Cùng với việc cung cấp thông tin CIC cho Ngân hàng Nhà nƣớc, cần tổ chức khai thác, sử dụng thƣờng xuyên và có hiệu quả nguồn thông tin từ CIC của Ngân hàng Nhà nƣớc để phục vụ công tác tín dụng đối với khách hàng
Đặc biệt, cần xem xét kỹ thông tin về doanh nghiệp mới đặt quan hệ tín dụng, thông tin về các DNNN trong một số ngành, tổng công ty đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cảnh báo về khả năng rủi ro tín dụng cao
Ngoài ra, CBTD phải xây dựng thông tin khách hàng, vì CBTD là ngƣời thƣờng xuyên tiếp cận khách hàng, nắm bắt các thông tin về khách hàng từ khâu nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu khách hàng chủ yếu đến khâu điều tra, thẩm định dự án xin vay, nắm bắt các thông tin trong quá trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn trả nợ. Phƣơng pháp điều tra quan trọng mà CBTD cần áp dụng tốt là làm việc, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, kiểm tra tại chỗ nơi hoạt động Sản xuất kinh doanh của khách hàng. Mặt khác phải khai thác tốt các thông tin từ các cơ quan chức năng nhƣ cơ quan quản lý thuế, chính quyền địa phƣơng, khách hàng của khách hàng, phƣơng tiện thông tin đại chúng,... Ngoài ra, một nguồn thông tin quan trọng có độ tin cậy cao cần chú ý khai thác là thông tin nội bộ.
Bên cạnh đó, thƣờng xuyên tiến hành phân tích tài chính của khách hàng thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất mà khách hàng gửi theo quy định cho ngân hàng hoặc CBTD kiểm tra tình hình kinh doanh và tài chính tại chỗ, lấy số liệu phản ánh trung thực để đánh giá thực trạng hoạt động Sản xuất-Kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu để có những ứng xử tín dụng phù hợp. Việc kiểm tra tại chỗ tình hình kinh doanh của khách hàng phải đƣợc tiến hành theo định kỳ, ngoài ra, có thể kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Đó là quá trình thực hiện các bƣớc công việc sau khi cho vay để hƣớng dẫn, đôn đốc ngƣời vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu ngƣời vay không thực hiện đầy đủ và đúng hạn các cam kết. Đây là bƣớc công việc đặc biệt quan trọng sau khi cho vay đối với tất cả các khoản mục đầu tƣ, nếu bỏ sót hoặc xem nhẹ bƣớc công việc này, rủi ro không thu đƣợc đủ vốn đầu tƣ sẽ rất ca o.
Hơn nữa khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các báo cáo tín dụng Những báo cáo tín dụng đƣợc lập (theo quy định) từ ngân hàng cơ sở, ngoài việc gửi ngân hàng cấp trên nghiên cứu, chỉ đạo kịp thời, đúng hƣớng, cần phải khai thác, sử dụng thông tin có hiệu quả trong công tác quản lý tín dụng tại các ngân hàng cơ sở. Những thông tin, số liệu thu thập đƣợc là cơ sở, tài liệu tác nghiệp trong chỉ đạo hàng ngày của lãnh đạo ngân hàng cơ sở và CBTD chuyên quản. Lãnh đạo ngân hàng có thể đƣa ra một số hành động khẩn cấp nếu xét thấy cần thiết khi nguy cơ vốn tín dụng có thể gặp rủi ro không thu hồi đƣợc đầy đủ và đúng hạn.
Đặc biệt, thiết lập và quản lý tốt hồ sơ tín dụng xuất phát từ xu hƣớng chung trong quản trị tín dụng của ngân hàng hiện nay là chú trọng mở rộng cho vay các DN nhỏ và vừa, cho vay hộ kinh doanh, hộ gia đình, cho vay tiêu dung,… nên số lƣợng khách hàng cũng có xu hƣớng tăng nhanh,… tức là
ngân hàng phải quản lý một khối lƣợng hồ sơ tín dụng và khách hàng rất lớn. Hồ sơ tín dụng là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng. Do đó phải làm tốt công tác quản lý hồ sơ tín dụng.
Tóm lại, bên cạnh việc chấp hành nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật; thì CBTD phải thực hiện đúng quy trình cho vay, thƣờng xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn nợ chính xác, phù hợp với chu kỳ sản xuất của khách hàng, thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ để định hƣớng mức độ rủi ro và phải đƣợc thực hiện ngay khi xem xét cho vay, thực hiện việc tốt công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng . Bên cạnh đó, Ngân hàng phải xác định số lƣợng khách hàng và dƣ nợ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và khả năng quản lý của từng CBTD để thực hiện tốt việc kiểm tra trýớc, trong vŕ sau khi cho vay.
Đồng thời ngân hàng cũng cần chú trọng nâng cao chất lƣợng CBTD. Yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Vì vậy, để quản lý nợ xấu tốt cần phải có đội ngũ CBTD có phẩm chất, năng lực công tác, và tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc. Lựa chọn các cán bộ có trình độ chuyên môn, có đạo đức tốt vào các vị trí phù hợp. Đảm bảo đúng ngƣời, đúng việc, đúng tiêu chuẩn nhằm khai thác tối đa tiềm năng, sử dụng triệt để năng lực, sở trƣờng, thế mạnh của cán bộ. Ban hành và cụ thể hoá các chính sách thu hút nhân tài, nhất là các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi, những ngƣời có trình độ cao trong lĩnh vực chuyên môn, sản phẩm mới, công nghệ Ngân hàng. Đây là cơ sở tiền đề để tạo ra năng lực cạnh tranh mới cho Ngân hàng.
Bảo đảm tính thừa kế giữa các lớp cán bộ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, mạnh dạn sử dụng và bố trí cán bộ trẻ, có năng lực và phẩm chất thực sự vào các
chức vụ quản lý. Ngoài ra cần tập trung đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ truyền thống, cập nhật kiến thức mới, đào tạo về sản phẩm mới, công nghệ ngân hàng hiện đại. Tích cực đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức cho đội ngũ cán bộ tín dụng trên cơ sở xác định rõ đối tƣợng và nội dung đào tạo, chú trọng cả về kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức và các kiến thức xã hội khác. Thƣờng xuyên tổ chức học tập, trao đổi, thảo luận các tình huống rủi ro tín dụng thực tế mà báo chí đã đăng tin và các tình huống mà các cán bộ tín dụng gặp phải để chia sẻ, nâng cao kinh nghiệm thực tế. Sử dụng tối đa các nguồn lực của ngân hàng trong phạm vi cho phép. Đồng thời khai thác triệt để các nguồn tài trợ bên ngoài cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Trên cơ sở đó phân loại và thực hiện sắp xếp lại cán bộ. Dựa vào kết quả thu đƣợc, Ngân hàng đề ra chính sách tiền lƣơng phù hợp với từng loại trình độ, từng loại công việc chuyên môn, độ phức tạp và trách nhiệm cho từng cán bộ từ đó phát huy hết sức sáng tạo, chủ động của mỗi cán bộ trong hệ thống. Có thể thấy một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa nợ xấu chính là bản thân mỗi cán bộ tín dụng. Việc Ngân hàng giao mức tăng trƣởng tín dụng cho từng cán bộ tín dụng là một chính sách rất dễ gây rủi ro. Để chạy theo mức tăng trƣởng tín dụng đƣợc giao cán bộ tín dụng có thể làm trái các quy định. Vì vậy để phòng ngừa rủi ro Ngân hàng không nên giao tăng trƣởng tín dụng mà cần nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Một thực trạng đang xảy ra tại Techcombank là hiện trạng nhân sự thay đổi liên tục. Mức độ cam kết gắn bó với ngân hàng thấp. Thiết nghĩ, Techcombank cần có những chính sách có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút ngƣời giỏi, có chế độ tiền lƣơng, chế độ khen thƣởng phù hợp, công bằng dựa trên năng lực và thành tích công việc để khuyến khích, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các cán bộ.Thƣờng xuyên theo dõi, phát hiện các nhân tố trẻ có tài, có đức, có năng lực phẩm chất để đƣa vào diện quy hoạch ngắn hạn,
trung hạn nhằm bảo đảm tính kế thừa giữa các lớp cán bộ, sẵn sàng điều động lên vị trí cao hơn. Tinh giảm, thuyên chuyển công tác đối với các cán bộ tín dụng không đáp ứng đƣợc các yêu cầu công việc.