.5 Cột Cation làm mềm và khử ion

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tạo nước ro trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa (Trang 25 - 27)

14

+ Nếu sử dụng làm mềm sách tay, chương trình thay thế định kỳ phải đặt ra. Loại này thỉnh thoảng sử dụng để đơn giản hóa thiết bị cần và có khả năng thay thế thiết bị kịp thời hơn là chờ thời gian tái sinh phức tạp.

+ Nước cứng cho cả nước nguồn và nước thành phẩm nên nhỏ hơn 35 mg/L (2 gpg), một vài khuyến cáo yêu cầu nhỏ hơn 1 gpg, và được kiểm tra, ghi chép hàng tháng để theo dõi xu hướng và điều chỉnh hành động, là cần thiết. Nên quyết định không xét nghiệm định kỳ hàng tháng, sau đó nước cứng được kiểm tra mỗi 6 tháng hoặc sau khi cột carbon được thay thế, tùy điều kiện nào xảy ra trước. Ghi chép và theo dõi xu hướng kết quả xét nghiệm nước cứng.

+ Khi xét nghiệm nước cứng được làm, tốt nhất xét nghiệm thiết bị làm mềm, một lần vào buổi sáng để xác định rằng làm mềm đã được tái sinh và một lần vào cuối ngày để chắc chắn rằng làm mềm đã làm việc thích hợp. Xét nghiệm độ cứng của nước nên được tiến hành bằng nước “tươi”, không phải là nước mà đã có muối ở trong bể trong một thời gian dài (qua đêm). Do đó, đảm bảo nước đã được chạy qua hệ thống xử lý nước 15 – 30 phút trước khi lấy mẫu. Khi các kết quả chỉ ra mức độ cao của nước cứng (trên 35 mg/L), chú ý thực hiện tái sinh hệ thống theo kết quả xét nghiệm lại. Cột nước RO có thể lắp đặt đồng hồ đo liên tục độ cứng của nước.

* Thực hiện kiểm tra, chuẩn bị trước khi sục xả, tái sinh + Nguồn điện, nước ổn định.

+ Các máy bơm nước cho cột lọchoạt động tốt. + Hệ thống van, đường ống cấp nước

+ Chuẩn bị muối hoàn nguyên

+ Kiểm tra bình đựng nước muối, nước muối phải ở trạng thái bão - Thực hiện sục xả, tái sinh cột lọc Cation

+ Tắt bơm đa cấp, khóa van cấp nước mềm (đề phòng van rò rỉ gây tràn nước vào hệ thống màng RO).

+ Xoay van cột làm mềm về chế độ rửa ngược (Back wash), bật bơm đa cấp, thời gian rửa ngược ít nhất 10 phút.

+ Tắt bơm đa cấp, xoay van về vị trí hút nước muối bão hòa (Brine slow) cho đến khi cạn nước muối bão hòa trong bình muối, tắt bơm. Thời gian ngâm nước muối bão hòa là 30 phút, đủ thời gian để Ion Na+ đẩy các Ion Ca++, Mg++

trên bề mặt các hạt nhựa trao đổi Ion (Hoàn nguyên).

+ Chuyển các van về chế độ rửa xuôi (Fast rinse) , bật bơm đa cấp rửa trong 15 phút. Sau đó tắt bơm, để chế độ rửa ngược , bật bơm rửa trong 15 phút (Back wash).

15

+ Tắt bơm, chuyển van về vị trí Brine refill (nước sẽ được bù vào bình muối, cho đến khi đủ lượng nước). Cho thêm muối vào bình.

+ Mở van nước vào hệ thống R.O hoặc vào bình chứa nước mềm. Chuyển van về chế độ làm việc (Service) hoặc Filter. Nên xả bỏ nước trong khoảng 5 – 10 phút. Sau đó tiến hành kiểm tra đường ống, đo TDS. Khi các chỉ số an toàn thì mới cho nước vào hệ thống R.O hoặc bình đựng nước mềm (TDS đạt từ 20-40 mg/L).

+ Mỗi khi thay đổi chế độ (chế độ các van) phải tắt bơm và bật bơm để hệ thống hoạt động bình thường.

+ Tần suất hoàn nguyên hàng ngày là tốt nhất, hoặc ít nhất là 3 lần/ tuần. + Hạt trao đổi Ion phải được thay mới sau 12 – 24 tháng sử dụng.

+ Sau khi hoàn nguyên xong, bật máy cho hệ thống hoạt động cấp vào bồn nước mềm, kiểm tra lại đường ống cấp nước.

+ Kiểm tra nước bằng que test nước mềm nếu không đạt sẽ phải hoàn nguyên lại

2.6. Màng lọc thô

Hình 2.7 Màng lọc Thô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tạo nước ro trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)