Kỹ thuật khử khuẩn và làm sạch đường ống cấp nước, tanh chứa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tạo nước ro trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa (Trang 49 - 52)

cho máy thận nhân tạo

- Thực hiện kiểm tra, chuẩn bị trước khi tẩy rửa hệ thống đường ống, tanh

chứa RO

+ Phòng hộ cá nhân: mũ, găng tay, khẩu trang, tạp dề, áo khoác…

+ Nước Javen, bộ thử test tồn dư Javen (có thể dùng hóa chất khác được phép tẩy rửa đường nước R.O cho thận nhân tạo và có test thử hoá chất tồn dư đi kèm).

+ Thùng đựng hoá chất (nước Javen).

+ Máy bơm (Bơm chuyên dụng cấp nước R.O cho máy thận).

+ Dụng cụ để tháo, lắp đường ống nước, ống để nối các đường dẫn nước. - Thực hiện tẩy rửa

+ Thùng đựng hóa chất khoảng 200 lít (tuỳ độ dài của đường ống).

+ Khóa đường cấp nước R.O từ bồn chứa R.O đến bơm nước R.O. Tháo kết nối giữa máy bơm nước R.O với bồn chứa nước.

+ Nối đường ống mềm từ máy bơm vào thùng đựng hóa chất.

+ Chuyển đường nước hồi về bồn chứa R.O sang thùng chứa hóa chất. + Đổ nước vào thùng hóa chất, bật bơm nước, cho chạy khoảng 10 –20 phút, kiểm tra xem nước có bị hao hụt không? (nếu hao hụt là đường ống bị rò rỉ, thủng… phải kiểm tra và sửa chữa). Nếu không hao hụt, đường ống đã đảm bảo cho rửa, tẩy trùng. Tắt bơm.

+ Cho hóa chất vào thùng (Javen 0,2%)

+ Lưu ý lượng nước tồn dư trong đường ống để nước Javen không bị pha loãng.

38

+ Cho bơm chạy khoảng 15’ – 30’ (nước Javen 0,2% chạy vòng trongđường ống). Tắt bơm.

+ Tháo đường hồi khỏi bình chứa, bơm xả hết nước Javen trong bìnhchứa. Tắt máy bơm.

+ Cấp nước R.O vào bình chứa, xả nước khoảng 20’ – 30’ (thời giannày thực hiện chế độ rửa nước ở các máy thận)

+ Tháo kết nối máy bơm với bình chứa hóa chất, kết nối trở lại vớibồn chứa nước R.O. Bật máy bơm xả rửa 25’ – 30’. Sau đó làm test Javen ở đường nước hồi (an toàn ở mức Chloramines < 0,1 ppm). Nếu đạt, lắp lại đường hồi như ban đầu.

+ Nhân viên y tế khử khuẩn các dụng cụ, tháo bỏ phương tiện phònghộ cá nhân để vào nơi quy định, vệ sinh tay và khu vực rửa. Kết thúc công việc.

+ Kiểm tra Javen tồn dư: Chloramines cho phép < 0,1 ppm (< 0,1 mg/L). Nếu lớn hơn mức cho phép, rửa lại bằng nước R.O cho đến khi đạt.

+ Khi rửa đảm bảo hoá chất (Javen) tiếp xúc được hết với lòng ống cấp nước R.O, khi xả hoá chất phải được xả hết không còn tồn dư ở bất cứ đoạn nào trong đường ống cấp R.O.

+ Thời gian giữa các lần rửa có thể dài ngắn tuỳ từng đơn vị. Nếu ống bằng Inox có thể rửa bằng nước nóng hàng ngày.

+ Tốc độ dòng chảy khi rửa theo khuyến cáo tối thiểu 3 feet/s. + Có thể thay thế Javen bằng Peracetic Acid 3.5-4%

+ Khi pha hoá chất để đạt nồng độ đúng cần tính cả lượng nước tồn dư trong hệ thống đường ống

- Tỷ lệ pha Javen

Phụ lục:

C (nồng độ % hóa chất gốc)

─ 1 = Số lít nước cần thêm vào 1 lít hoá chất gốc

C (nồng độ %hóa chất cần pha)

+ Ví dụ: Nồng độ Javen gốc 7%

39

7

─ 1 = 34 lít 0,2

Để có dung dịch Javen 0,2% cần pha 34 lít nước R.O với 1 lít Javen 7%.

ình 1.12. Sơ đồ qình tẩy rửa đường ống cấp nước RO.

40

CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NƯỚC RO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA VÀ MỘT SỐ BỆNH VIỆN KHÁC

TẠI HÀ NỘI

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA

Tên gọi đơn vị: Tên tiếng Việt: Bệnh viện Đa khoa Đống Đa Tên tiếng Anh: Dongda General Hospital

Địa chỉ hoạt động:

- Địa chỉ: Ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội (số cũ 192 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội).

- Số điện thoại: 024.35115269 - Email: bvdongda@hanoi.gov.vn

- Website:benhviendongda.vn

Ngày tháng năm thành lập Bệnh viện: Quyết định số 35/QĐ/TC ngày 26/6/1970 của Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội về việc thành lập Bệnh viện Đống Đa. Bệnh viện đa khoa Đống Đa là bệnh viện đa khoa hạng II tuyến Thành phố, đóng trên địa bàn quận Đống Đa. Hiện nay bệnh viện có 25 khoa phòng, gồm 13 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng và 7 phòng chức năng, với tổng số 397 cán bộ công nhân viên chức. Năm 2017 bệnh viện được giao chỉ tiêu kế hoạch 280 giường bệnh tiếp nhận khám điều trị, chăm sóc sức khỏe chủ yếu cho nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa và quận Thanh Xuân. Bệnh viện cũng được Sở Y tế giao là đơn vị đầu ngành Truyền nhiễm của Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tạo nước ro trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)