.11 Hình ảnh hệ thống nước RO tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tạo nước ro trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa (Trang 78)

67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Vấn đề chất lượng nước RO trong điều trị thận nhân tạo đang là mối quan tâm rất lớn của các cấp, các ngành, các cơ sở y tế của cả nước nói chung và của Bệnh viện Đa kha Đống Đa nói riêng. Mặc dù điều kiện thời gian và không gian nghiên cứu có hạn, tuy nhiên bài luận văn “Nghiên cứu hệ thống tạo nước RO trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa” đã được hoàn thành với 5 chương và đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Bài luận văn cũng đã nêu rõ được cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần trong hệ thống tạo nước RO, trong đó công nghệ thẩm thấu ngược được nhắc nhiều và phân tích kỹ, về cơ bản thì nguyên lý này đơn giản nhưng nó có thể tạo ra những hệ thống tạo nước RO có hiệu quả rất cao để đáp ứng trong điều trị thận nhân tạo. Tuy nhiên bài luận văn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tạo nước RO chứ chưa đề cập đến vấn đề vận hành, bảo dưỡng, thay thế vật liệu của hệ thống. Ngày nay, một số hệ thống nhập khẩu và trong nước cũng đã cập nhật công nghệ giám sát, cảnh báo cho người dùng biết được chi tiết quá trình vận hành của hệ thống.

KIẾN NGHỊ

Bệnh viện ĐK Đống Đa luôn chú trọng việc bảo đảm hệ thống nước RO trong điều trị thận nhân tạo. Hệ thống xử lý nước RO được bộ phận kỹ thuật bệnh viện thực hiện bảo dưỡng, thay thế vật tư tiêu hao, tẩy rửa hệ thống màng, đường ống RO; phối hợp giám sát hàng ngày, làm xét nghiệm hóa lý nước RO… đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn. Nhờ vậy, bệnh viện luôn bảo đảm an toàn cho người bệnh điều trị tại bệnh viện trong thời gian qua.

Bên cạnh đó do điều kiện cơ sở vật chất của Bệnh viện còn hạn chế nên không gian hoạt động của hệ thống chưa được quy hoạch cụ thể, hệ thống chưa được nâng cấp mới vì vậy trong thời gian tới, bệnh viện cần có hướng phát triển, nâng cấp hệ thống để có thể đáp ứng tốt hơn cho công tác khám và điều trị cho các bệnh nhân suy thận.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Carlo Boccato, David Evans et al (2015), “Water and Dialysis Fluids a Quality Management Guide” –good dialysis practice series editor: jorgvienken vol 8, Pabst Science Publishers.

2. Prakash R. Keshaviah (1989), “Pretreatment and preparation of citywater for hemodialysis”, Replacement of renal function by dialysis. Thirdedition- Kluwer academic publishers, pp 189 - 198.

3. Richard A. Ward phD (2008), “Water Treatment Equipment forIn- CenterHemodialysis: Including Verification of Water Quality and Disinfection”, Handbook of Dialysis therapy, 4th Edition, Saunders Elsevier, pp: 143 – 156.

4. Richard A. Ward, Todd S. Ing (2015), “Dialysis water and Dialysate”, Handbook of Dialysis, Fifth Edition, Wolters Kluwer, pp 89 - 98.

5. Nguyễn Nguyên Khôi (2013), “Hệ thống xử lý nước”, Kỹ thuật thận nhân tạo nâng cao, Nhà xuất bản Y học, trang 48-59.

6. A. Grassmann, I. Uhlenbusch, et al (2000), “Management of dialysis fluidchemical and microbial quality”, Composition and management ofHemodialysis fluids, Pabst Science Publishers, pp 181-197.

7. Hoenich N.A, Lexia R. (2008), “Water of dialysis: Techology and clinicalimplications Hemodialysis from Basic Research to clinical Trials”, Karger, pp 1-11.

8. Cappelli G., Racordi M., et al (2007), “Quality of Water, Dialysate and Infusate”, Hemodialysis Filtration, Karger, pp 79-86

9. Quy trình quản lý chất lượng nước R.O (Theo dự án hợp tác giữa Bệnh viện Bạch Mai với Lien AID và Quỹ thận quốc gia Singapore tháng 2/2012)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tạo nước ro trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)