.10 Sơ đồ cấu tạo mànglọc RO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tạo nước ro trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa (Trang 31 - 34)

20

nước tinh khiết hơn, đảm bảo cho sức khỏecủa con người. Nhờ vào áp lực nước đầu vào khiến chocác phân tử nước chỉ có thể lọt qua còn các chất khác bịgiữ lại và đi ra ngoài cùng nước thải.

- Quá trình thẩm thấu ngược

+ Dòng chảy ngược với thẩm thấu bình thường

+ Dung dịch chảy qua màng bán thấm từ phía nồng độ thấp sang phía nồng độ cao

+ Bằng cách xử dụng một áp lực lớn hơn áp lực thẩm thấu dung dịch chảy ngược lại

+ Bơm được nối modul màng dạng tấm phẳng hoặc sợi rỗng có kết cấu xoắn ốc

+ RO thắng áp lực thẩm thấu và đẩy nước qua lỗ màng kích thước 5 Angstrom với áp lực tạo ra do bơm ly tâm

+ Dòng chảy đi vào RO và đi dọc theo bề mặt màng, có hai dòng tồn tại + Dòng thấm (Nước tinh khiết)

+ Dòng cô đặc (Nước không qua màng thải ra ngoài)

+ Điều này làm giảm tắc lỗ màng và chỉ một tỷ lệ nhỏ nước được thấm qua màng

+ Tỷ lệ thấm và dòng đến gọi là hệ số hồi phục (dòng sản xuất(thấm)/(dòng thoát + dòng sản xuất)).

+ Hệ số phục hồi càng cao, chất lượng nước thấm càng kém + Các hệ thống lớn có thể đạ hệ số hồi phục t ừ 33 đến 50% - Các tính toán khác có thể được dùng:

- Quay vòng: nghĩa là khả năng tăng hiệu suất của hệ thống bằng việc giảm hao phí nước

- Màng loại bỏ 90-98% các ion hóa trị 1 (Natri) và 95-99% ion đa hóa trị. - Có thể loại ra các chất hữu cơ lớn (>200 dalton)

- Thuận tiện để lọc các chất vô cơ và hữu cơ không hòa tan, vi khuẩn, các chất gây sốt và các hạt rất nhỏ

- Màng celulo và màng tổng hợp (tương tự màng lọc máu) đã được sử dụng

- Khả năng thực hiện được đo bằng độ dẫn nước vào. - Khi dưới nước chấp nhận được màng phải được tái tạo - Màng có thể dùng vài năm nếu có hệ thống tiền lọc

- Calcium, magnesium và sắt có thể tạo nên sức cản cho màng RO - Màng cellulo có thể hòng với pH >8 và vi khuẩn

21

- Một số màng tổng hợp có thể hỏng do chlorine và chloramine

* Cấu tạo

Màng lọc RO có cấu tạo như những tấm phim mỏng được gắn chặt với nhau ở 2 đầu và cuộn lại dạng hình xoắn ốc xung quanh 1 trục bằng nhựa. Trong đó bao gồm 1 màng dẫn nước sạch, 1 màng lọc thẩm thấu ngược và 1 màng dẫn nước cấp. Khi nước chảy vào sẽ vào màng lọc nước cấp ở 1 đầu của lõi lọc, một phần nước sẽ lọc bởi màng RO và chảy vào ống dẫn nước sạch, một phần khác không được lọc qua màng RO sẽ chảy qua màng dẫn nước cấp, được gọi là nước thải và sẽ chảy ra đầu còn lại của lõi lọc. Nước sạch sẽtập trung vềmột mép của lõi lọc sau đó chảy đến ống dẫn nước sạch.

* Các bước thực hiện tẩy tửa màng RO

- Thực hiện kiểm tra, chuẩn bị trước khi tẩy rửa màng RO

+ Chuẩn bị hệ thống quay vòng hóa chất:

+ Khóa van và tháo rời các đường cấp nước và xả thải của hệ thống màng R.O.

+ Đấu nối các đường cấp và xả thải của hệ thống màng R.O vào bình hóa chất (dùng ống mềm).

- Thực hiện tẩy rửa màng RO

+ Cho vào bình hóa chất 1 lượng nước vừa đủ, bật bơm cho chạy tuần hoàn 15 phút, đạt nhiệt độ 35 - 40ºC. Kiểm tra xem đường tuần hoàn có rò rỉ không, nếu rò rỉ phải khóa ngay, tắt bơm.

+ Cho hóa chất làm sạch chất hữu cơ trước (1kg với 40 lít nước RO): sau khi hóa chất tan hết (khuấy tay), bật bơm cho chạy 40 – 50 phút (nhiệt độ không quá 50ºC). Ngâm từ 2 - 4h sau đó xả sạch. (Đấu lại đường cấp nước mềm, xả sạch từ 15-20 phút, thử test nếu hết hóa chất tồn dư, làm bước 3).

+ Cho nước vừa đủ, bật bơm chạy vòng 15 phút. Tắt bơm cho hóa chất làm sạch chất vô cơ (1kg với 40 lít nước R.O), khuấy tan và cho chạy 40 – 50 phút (nhiệt độ không quá 50ºC). Ngâm từ 2 - 4h, sau đó xả rửa sạch. Thaylõi lọc 5µc (Lõi này được lắp phía trước màng RO – sau cột làm mềm).

+ Đấu lại đường nước mềm cấp vào hệ thống màng R.O. Bật bơm xảnước 30 – 50 phút, sau đó thử hóa chất tồn dư và đo TDS. Nếu an toàn (không còn hóa chất tồn dư và TDS < 20 ppm) thì đóng đường dẫn R.O vào bồn chứa, mở van, đồng thời mở van xả R.O.

+ Cho hệ thống R.O chảy vào bình chứa 15 – 20 phút, kiểm tra hóachất tồn dư lần cuối. Nếu an toàn, thu dọn dụng cụ, ghi sổ nhật ký, báo cáo lãnh đạo

22

khoa quy trình rửa hoàn tất. Sáng hôm sau xả nước R.O khoảng 15 phút, kiểm tra TDS, lưu lượng, áp lực.

+ Sau rửa màng, cần theo dõi: độ điện dẫn của nước < 20 ppm, tỷ lệ loại muối ≥ 90%.

+ Màng R.O nên rửa 2 – 3 tháng/ lần. + Thay màng R.O sau 2 năm sử dụng. + Sau rửa nên kiểm tra vi sinh, Endotoxin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tạo nước ro trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)