Ưu điểm và Nhược điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tạo nước ro trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa (Trang 56 - 58)

Bảng 5.1Ưu điểm và Nhược điểm

Phương pháp Ưu điểm Khuyết điểm

Điện phân

- Quản lý đơn giản.

- Có thể tự động hóa hòan tòan.

- Không xử lý được vi sinh và các chất hữu cơ, chỉ xử lý được một vài ion.

- Chi phí điện năng lại cao. - Khó áp dụng được với công suất lớn.

- Việc làm vệ sinh 2 bảng điện cực gặp nhiều khó khăn.

Chưng cất

- Nhà máy không cần phải đóng cửa một bộ phận lớn để làm sạch hoặc thay thế thíêt bị thường xuyên.

- Chiếm nhiều diện tích.

- Việc tẩy rửa cặn lắng đọng ở các bề mặt tiếp xúc rất khó khăn.

Trao đổi ion

- Xử lý các ion trong nước gần như triệt để.

- Áp dụng trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước nhiễm mặn, trong công nghiệp thực phẩm…

- Chi phí cao trong cả thiết kế và vận hành.

- Thường xuyên phải gián đọan để tiến hành hòan nguyên cột nhựa.

- Chỉ xử lý tối ưu ở nồng độ muối tương đối thấp (≤3000mg/l).

- Dung dịch hoàn nguyên là hoá chất, không thích hợp sử dụng trong bệnh viện

Lọc màng RO

- Không có pha chuyển tiếp trong tách tạp chất cho phép tiến hành quá trình với chi phí năng lựơng thấp.

- Có thể tiến hành ở nhiệt độ phòng và không có bổ sung hoặc ít bổ sung hóa chất. - Đơn giản trong kết cấu, chiếm ít diện tích mặt bằng xây dựng.

- Phát sinh hiện tượng phân cực nồng độ ở bề mặt màng dẫn đến giảm năng suất, giảm mức độ phân tách các cấu tử và giảm tuối thọ của màng.

- Tiến hành quá trình ở áp suất cao nên cần có bộ phận làm kín đặc biệt và rất khó khăn trong sửa chữa, bảo trì.

45

Nắm bắt được các tiêu chí trên, Bệnh viện ĐK Đống Đa đã lắp đặt hệ thống tạo nước RO sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis) chỉ phục vụ trong điều trị thận nhân tạo của Bệnh viện như sau:

* Là công nghệ lọc nước sử dụng màng siêu lọc, khe lọc 0.0001micron (lọc đến kích thước ion, nguyên tử) để sản xuất nước siêu tinh khiết, ứng dụng trong các lĩnh vực sau:

- Sản xuất nước tinh khiết đóng chai. - Chạy thân nhân tạo.

- Lọc nước biển thành nước ngọt...

- Lọc thẩm thấu ngược là công nghệ phát minh tại Mỹ, được xác định là công nghệ lọc nước tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

- Thẩm thấu là một hiện tượng tự nhiên. Nước bao giờ cũng chuyển dịch từ nơi có nồng độ muối/ khoáng thấp đến nơi có nồng độ cao hơn. Quá trình diễn ra cho đến khi nồng độ muối khoáng từ 2 nơi này cân bằng.

- Để làm điều ngược lại (thẩm thấu ngược), người ta dùng một áp lực đủ để đẩy ngược nước từ nơi có hàm lượng muối/ khoáng cao “thấm” qua một loại màng đặc biệt để đến nơi không có hoặc có ít muối/ khoáng hơn.

Hình 5.1 Nước từ nơi sạch đến nơi có nồng độ muối cao hơn

Hình 5.2 Áp suất cao đẩy nước qua màng, đến nơi tinh khiết

Cơ chế thẩm thấu ngược.

▪ Màng RO: là một màng mỏng làm từ vật liệu Cellulose Acetate, Polyamide hoặc màng TFC có những lỗ nhỏ tới 0.001 micron. Tất cả các màng này đều chịu áp suất cao nhưng khả năng chịu pH và chlorine không giống nhau.

46

▪ Với tốc độ và áp lực cực lớn, dòng nước chảy liên tục trên bề mặt của màng RO. Một phần trong số những phân tử nước “chui” qua được những lỗ lọc. Các tạp chất bị dòng nước cuốn trôi và “thải” bỏ ra ngoài. Với cách thức này, bề mặt của màng RO liên tục được rửa sạch và có tuổi thọ tới 2 - 5 năm.

Hình 5.3 Màng lọc RO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống tạo nước ro trong điều trị thận nhân tạo và tình hình triển khai ứng dụng tại bệnh viện đa khoa đống đa (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)