1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của tập đoàn
1.3.6. Về nguồn nhân lực
Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong tập đoàn. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phẩm, mẫu mã, chất lượng ... và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, tập đoàn sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững.
1.3.6. Năng lực đầu tƣ nghiên cứu và triển khai.
Đầu tư cho khoa học công nghệ (KH&CN) là một công thức phát triển bền vững của bất cứ tập đoàn, DN mạnh trên thế giới, đặc biệt nếu họ chọn lĩnh vực công nghệ cao. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quy luật phát triển này. Tại
nhiều nước trên thế giới, các tập đoàn luôn coi R&D (Nghiên cứu và Phát triển) là bộ phận không thể thiếu đối với tập đoàn. Đầu tư cho KHCN chính là đầu tư để phát triển bền vững, giúp tập đoàn ổn định và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
1.3.7. Năng lực hợp tác trong nƣớc và quốc tế
Một tập đoàn tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của tập đoàn trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường. Nếu tập đoàn không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trở thành nguy cơ với tập đoàn.
1.3.8. Thƣơng hiệu và uy tín
Thương hiệu và uy tín của tập đoàn là sự tổng hợp các thuộc tính như chất lượng dịch vụ, lợi ích dịch vụ và các dịch vụ sau bán hàng. Thương hiệu không những là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt dịch vụ của công ty này với dịch vụ của công ty khác, mà nó còn là tài sản rất có giá trị của công ty, là vũ khí quan trọng trong cạnh tranh, là uy tín và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với dịch vụ.
Trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt, muốn đứng vững được trên thị trường buộc các công ty phải tạo dựng cho các dịch vụ, sản phẩm của mình một thương hiệu mạnh, có tên tuổi trong lòng khách hàng.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận
Định nghĩa: “Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận” (Nguồn: Tạp chí Triết học, 2011)
Luận văn này là thành quả vận dụng các phương pháp nghiên cứu và lý thuyết đã được trang bị trong chương trình đào tạo cao học quản lý kinh tế vào quá trình tìm hiểu thực tế. Tác giả đã vận dụng một cách linh hoạt và có tính toán các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể vào thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô, phương pháp mô hình hóa, phương pháp thống kê; đồng thời quán triệt và vận dụng đường lối đổi mới kinh tế, đổi mới tổ chức và quản lý đối với các tập đoàn kinh tế của Việt Nam.
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu
Quá trình thực hiện luận văn được bắt đầu từ những kiến thức tiếp thu từ lớp học của người viết, kết hợp với việc nghiên cứu, đúc kết các lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT trong các đề tài đã thực hiện trước, các tài liệu và các bài báo được đăng tải trên các tạp chí để đưa ra những vấn đề cơ bản nhất về năng lực cạnh tranh của VNPT.
Trên cơ sở quan sát, thu thập tại liệu, các số liệu cụ thể, tiếp cận và trao đổi với các chuyên gia trong ngành trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, tác giả có thể tổng hợp và trình bày lại những nhận định về quá trình triển khai các hoạt động một cách có tổ chức và rõ ràng.
- Tài liệu từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Cục thống kê, Bộ Công nghệ thông tin và Truyền Thông Việt Nam. Các quyết định phê duyệt của Thủ tướng chính phủ…
Phương pháp phỏng vấn trả lời: Tiến hành gặp gỡ và thảo luận với các chuyên gia trong ngành để lấy thông tin và số liệu. Tác giả đã sắp xếp các cuộc phỏng vấn tại những nơi thuận lợi và thoải mái để dễ dàng đạt được các kết quả như mong đợi (VD: nhà riêng, văn phòng làm việc, quán café…). Tác giả thực hiện phỏng vấn và đặt các câu hỏi tùy theo tình huống và mức độ hiểu biết của người được hỏi. Các thông tin mà những chủ thể tham gia phỏng vấn cung cấp được ghi chép lại cẩn thận làm tư liệu cho quá trình thực hiện phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan tới đề tài.
Phó giám đốc trung tâm Viễn thông quốc tế khu vực 3, Trường phòng tổ
chức VNPT Net, trao đổi các vấn đề liên quan tới tình hình nhân sự, kế
hoạch phát triển của VNPT sau tái cơ cấu.
Chuyên viên kế toán, tổ chuyên gia cao cấp Công ty VNPTI trao đổi các
vấn đề liên quan tới tình hình kinh doanh của VNPT.
Trưởng phòng Sản phẩm dịch vụ, công ty số liệu toàn cầu GDS. Trao đổi
các vấn đề liên quan tới trình độ trang thiết bị và công nghệ của VNPT…
Chuyên viên kế toán Bưu điện Hà Nội 2, trao đổi các vấn đề liên quan tới
tình hình kinh doanh của VNPT cấp cơ sở.
Cùng một số cán bộ, nhân viên, bạn bè.
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu
Phương pháp phân tích: Trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng
nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Theo đó, ngay khi xác định tiêu đề của luận văn, tác giả đã có thể bóc tách thành những vấn đề cơ bản nhất (cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tốt ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh, các giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh,…). Bằng cách phân tích các cấu phần này, tác giả có thể hiểu rõ về bản chất của đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp: Có thể được nhận định là bước tiếp theo của phân
tích. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Ở đây, vấn đề là tìm hiểu rõ các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh, biết được các nguyên nhân sẽ tìm được giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT.
Phân tích SWOT: Sử dụng mô hình SWOT để rà soát và đánh giá vị trí, phân
tích điểm mạnh, điểm yếu của Tập đoàn để đưa ra các chiến lược, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mô hình phân tích SWOT:
1. Bên trong: nêu ra những điểm mạnh (Strengths) và điểm yếu (Weaknesses) hiện tại của VNPT.
2. Bên ngoài: nêu ra cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) đối với VNPT.
3. Đề ra chiến lược trên cơ sở kết hợp và phân tích 4 điểm S, W, O và T của ma
trận SWOT.
Phương pháp thống kê mô tả, so sánh: Các số liệu thu thập được ở dạng rời
rạc, vì vậy cần phải có những điều chỉnh và biến đổi để đạt được những con số cụ thể trên từng lĩnh vực. Sau khi tổng hợp được số liệu theo quý, theo năm, tác giả tiến hành so sánh số liệu qua các năm, các quý trên từng lĩnh vực của VNPT để thấy được thực trạng tăng trưởng phát triển của VNPT. So sánh với các đối thủ cùng ngành trên các lĩnh vực cụ thể để rút ra các kinh nghiệm, và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT trong giai đoạn phát triển tới.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)
3.1. Tổng quan về Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của VNPT 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của VNPT
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Vietnam Posts and Telecommunications Group (viết tắt là VNPT) là một DNNN chuyên đầu tư, sản xuất, hoặc kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt Nam. V N P T được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các ĐVTV theo quyết định số 58/2005/QĐ- TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn BCVT Việt Nam. Ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ra quyết định số 06/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - VNPT. Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 955/QĐ-TTg chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với mục tiêu xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam có tiềm lực to lớn, sức cạnh tranh cao để có thể sẵn sàng bước vào hội nhập với khu vực và thế giới. VNPT có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó bưu chính, viễn thông và CNTT là ngành nghề kinh doanh chính.
VNPT được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con nhằm tăng cường tích tụ về vốn, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận. Điểm khác biệt cơ bản so với trước là cơ chế liên kết giữa các ĐVTV. Trong Tập đoàn, các ĐVTV liên kết theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ - VNPT có tư cách pháp nhân, có con dấu theo tên gọi, là công ty TNHH Nhà nước một thành viên, nhà nước giữ 100% vốn và nắm giữ từ 51 - 100% vốn ở các công ty con; có vai trò tối đa hoá lợi nhuận của Tập đoàn; trực tiếp kinh doanh một số lĩnh vực như mạng đường trục; quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn; hoạch định chiến lược mở rộng kinh doanh; hỗ trợ các công ty con hoạt động; nghiên cứu phát triển. Bên cạnh đó còn có
nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ công ích; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào các công ty con theo qui định của pháp luật; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn - công nghệ - thị trường; thay mặt nhà nước giao vốn cho TCT Bưu chính Việt Nam; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về bảo toàn, phát triển vốn; điều hành thống nhất mạng lưới viễn thông và CNTT của Tập đoàn; là pháp nhân đại diện cho Tập đoàn. Vốn chủ sở hữu Nhà nước của Tập đoàn bao gồm vốn chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn và vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đầu tư tại các ĐVTV và doanh nghiệp khác.
Quan hệ giữa Tập đoàn với các ĐVTV mà Tập đoàn góp vốn là quan hệ giữa các pháp nhân độc lập, chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu vốn điều lệ đồng thời giữ quyền chi phối các ĐVTV thông qua chiến lược, công nghệ, thương hiệu, thị trường, nghiệp vụ.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của VNPT
VNPT thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh doanh tổng hợp toàn ngành theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT là sự tập hợp, đan xen, đa dạng của nhiều loại hình kinh doanh. Trong đó hoạt động kinh doanh các dịch vụ Bưu chính – Viễn thông – Tin học là nòng cốt, các hoạt động sản xuất công nghiệp, tư vấn thiết kế, xây lắp, thương mại, dịch vụ tài chính là quan trọng; các hoạt động đào tạo, nghiên cứu phát triển, chăm sóc sức khỏe là chỗ dựa. Với ưu thế là doanh nghiệp nhà nước chủ đạo, có mạng lưới rộng khắp trên phạm vi cả nước, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ lao động có trình độ, kinh nghiệm, VNPT hiện là nhà khai thác cung cấp hầu hết các dịch vụ Bưu chính – Viễn thông – Tin học trong nước và quốc tế.
VNPT có nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ về bưu chính và viễn thông, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Bưu chính – Viễn thông, các bộ, cơ quan ngang Bộ. Hoạt động cụ thể của VNPT bao gồm: Xây dựng, quản lý và phát triển mạng lưới Bưu chính – Viễn thông công cộng; kinh doanh các dịch vụ Bưu chính – Viễn thông; bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ cho sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; phục
vụ quốc phòng, an ninh, ngoại giao; sản xuất công nghiệp Bưu chính – Viễn thông, tư vấn và xây lắp các công trình Bưu chính – Viễn thông; xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị Bưu chính – Viễn thông; cung cấp dịch vụ tài chính; liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước…
3.1.3. Mô hình tổ chức quản lý của VNPT
Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014 – 2015, VNPT đã thực hiện triển khai tổ chức sắp xếp VNPT và các đơn vị thành viên. Trong đó điều chuyển nguyên trạng Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin di động VMS (Mobifone); Bưu điện Trung ương; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Điều chuyển các bệnh viện đa khoa, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng tại Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, các trường trung học bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tại Hà Nam, Tiền Giang, Thái Nguyên về các địa phương quản lý và sắp xếp các đơn vị còn lại của VNPT. Đến nay, tổ chức bộ máy Tập đoàn về cơ bản đã được hình thành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó:
Công ty mẹ - VNPT là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; có chức năng, nhiệm vụ chính là: Tổ chức, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn; nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thị trường, mạng lưới, dịch vụ; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới; thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực và đổi mới quản trị doanh nghiệp; thực hiện công tác tài