Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 26 - 28)

1.2. Nguyên nhân chủ quan và khách quan đối với sự tồn tại những mặt

1.2.2. Nguyên nhân khách quan

Quá trình tiếp nhận FDI có những tác động tích cực nhƣng đi kèm theo đó là những gì mà nguồn vốn này chƣa làm đƣợc và còn để lại những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Thực tế tại các quốc gia đang phát triển đã minh chứng điều này, qua đó nói lên rằng tác động tiêu cực trong quá trình thu hút FDI là khó tránh và việc xác định chính xác các tác động tiêu cực đó cùng với việc tìm ra giải pháp khắc phục là rất cần thiết.

Tuy nhiên FDI vào Trung Quốc cũng đặt ra cho quốc gia này một số vấn đề khó khăn. Vào đầu thế kỷ 20, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ chủ yếu tham gia phát triển các ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu nhƣ: thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, in ấn và xuất bản, vật liệu xây dựng, hóa học và nhựa. Nguồn vốn FDI chảy vào các khu đô thị, thành phố lớn quá nhiều và quá nhanh làm tăng mạnh chênh lệch phát triển giữa các khu kinh tế. Việc phát triển nhanh khu công nghiệp và tốc độ đô thị hóa nhanh do quá trình tiếp nhận nguồn vốn FDI dẫn đến một số vấn đề nhƣ quá tải dân số, tội phạm và phá hỏng các dịch vụ công, ngoài ra dẫn đến sự xuất hiện của các khu nhà ổ chuột của ngƣời dân nghèo đô thị, sự mất ổn định xã hội và các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều.

Chất lƣợng môi trƣờng cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Ô nhiễm nguồn nƣớc cũng hết sức trầm trọng, chất thải hữu cơ trong nƣớc sông hồ tăng lên.

Nhƣ vậy, FDI vào Trung Quốc đã phần nào làm tăng gánh nặng và đe dọa phá hoại môi trƣờng, việc phá hủy các vùng đất để xây dựng các đặc khu kinh tế với quy mô lớn không chỉ gây ảnh hƣởng đến nền nông nghiệp mà còn có những ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với môi trƣờng và hệ sinh thái nhƣ gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trƣờng do rác thải, khí bụi của các nhà máy, khu công nghiệp.

Những phân tích trên cho thấy hầu hết các nƣớc đang phát triển trong giai đoạn đầu thu hút FDI đều coi trong mặt đƣợc, mặt tích cực của FDI và sao nhãng mặt trái của FDI. Trung Quốc cũng không là một trƣờng hợp ngoại lệ.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH THU HÚT FDI VÀ MẶT TRÁI CỦA FDI Ở TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)