2.2. Mặt trái của quá trình thu hút FDI vào Trung Quốc
2.2.2. FDI và kinh tế
* Chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền trong nước tăng
Công cuộc cải cáchkinh tế trong 3 thập niên qua ở Trung Quốc đã đƣa hàng triệu ngƣời thoát khỏi tình cảnh đói nghèo cùng cực, nhƣng đồng thời cũng làm sự phân hóa giàu nghèo trở nên nặng nề hơn. Tại kỳ họp lần thứ sáu Uỷ ban Thƣờng vụ, Hội nghị Chính trị Hiệp thƣơng Trung Quốc khoá 11 diễn ra vào năm 2009, đã chỉ ra: “Mấy năm gần đây, do cục diện phân phối thu nhập quốc dân mất cân đối đã dẫn tới mâu thuẫn xã hội gay gắt, phân phối thu nhập không hợp lý, tiêu dùng của cƣ dân không ngừng giảm. Tỷ trọng tiêu dùng chiếm 62% GDP trong những năm 1980 đã giảm xuống còn 48,6% vào năm 2008, chênh lệch giàu nghèo từ 4,5: 1 hồi mới bắt đầu cải cách nay đã mở rộng thành 12,66:1. Chênh lệch về phân phối thể hiện ở khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, chênh lệch giữa các vùng, chênh lệch giữa các ngành nghề không ngừng mở rộng. Chênh lệch thu nhập của cƣ dân thành thị và nông thôn là 2,52:1 năm 1998 đến năm 2008 đã mở rộng thành 3,31:1. Chênh lệch thu nhập giữa các vùng Trung và Tây với vùng ven biển ngày càng lớn. Thu nhập của các ngành điện, dầu mỏ, tài chính…, cao gấp 10 lần trung bình thu nhập các ngành trong toàn quốc.
Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách nâng cao thu nhập cho ngƣời dân ở nông thôn nƣớc này. Theo thông báo của Cơ quan thống kê Quốc gia Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu ngƣời ở khu vực thành thị của nƣớc này trong năm 2009 là 17.175 Nhân dân tệ (2.500 USD), trong khi ở nông thôn chỉ là 5.153 Nhân dân tệ. Nhật báo Trung Quốc cho biết mức chênh lệch này là lớn nhất kể từ khi Trung Quốc tiến hành mở cửa kinh tế 3 thập niên trƣớc.
Làn sóng đầu tƣ vào các tỉnh duyên hải miền Đông đã xây dựng cho Trung Quốc một vành đai phát triển kinh tế thịnh vƣợng với các thành phố
mở cửa ven biển và các đặc khu kinh tế phía Bắc và phía Đông, nhƣng bỏ lại những tỉnh thành với kinh tế lạc hậu nơi miền Tây và miền Trung đất nƣớc, tạo nên cho Trung Quốc bức tranh tƣơng phản về sự chênh lệch kinh tế giữa các vùng miền.
Trung Quốc thực hiện mở rộng địa bàn đầu tƣ với chính sách từng bƣớc mở cửa, mở cửa từ điểm tới tuyến, từ tuyến tới diện. Khu vực phía Đông Bắc đƣợc tập trung phát triển đầu tiên bằng việc thử nghiệm các chính sách linh hoạt đặc thù tại hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, sau đó là việc xây dựng năm đặc khu kinh tế: Sán Đầu, Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn và Hải Nam. Các khu kinh tế này đƣợc xây dựng với đặc điểm chung là ở vị trí gần với các khu kinh tế phát triển theo tƣ bản chủ nghĩa nhƣ: Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan; nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ khổng lồ - tiền đề cho phát triển kinh tế, là cầu nối giữa các khu vực này và Trung Quốc đại lục, và là cánh cửa đƣa Trung Quốc ra với thế giới. Khu vực ven biển Đông Bắc của Trung Quốc thực sự trở thành vành đai phát triển kinh tế, là cái rốn thu hút vốn FDI khi 14 thành phố ven biển đƣợc mở cửa vào tháng 3/1983. Khu vực này vốn là những nơi có kinh tế khá phát triển của Trung Quốc và kể từ sau khi chính sách này đƣợc thực hiện, khu vực kinh tế Đông Bắc Trung Quốc đã khẳng định vai trò to lớn của nó trong quá trình mở cửa hợp tác kinh tế kỹ thuật với bên ngoài, thu hút nhiều hơn vốn FDI, kỹ thuật và khả năng quản lý. Theo số liệu năm 1999 [17], 14 thành phố này có giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp chiếm 25% giá trị của cả nƣớc, giá trị nông nghiệp chiếm 23%, tổng vận chuyển thủy bộ chiếm 20% cả nƣớc. Ngoài ra khu vực kinh tế này còn đƣợc khẳng định vai trò thiết yếu với kinh tế toàn quốc thông qua việc thành lập 3 khu kinh tế mở duyên hải vào năm 1985: Hạ lƣu sông Dƣơng Tử, đồng bằng Chu Giang và khu Nam Phúc Kiến. Đến giữa năm 1980, Trung Quốc đã hình thành đƣợc cánh cung mở cửa và sau 20 năm, dần hình thành đƣợc cục diện
mở cửa có trọng điểm, nhƣng một hậu quả mà nền kinh tế Trung Quốc phải hứng chịu đó là sự chênh lệch phát triển kinh tế giữa các khu vực, vùng miền trong cả nƣớc. Bờ biển miền Đông tiếp tục dẫn đầu, để lại lục địa và các tỉnh miền Tây thụt lùi phía sau. Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện chiến lƣợc phân bổ nguồn vốn FDI theo lãnh thổ thông qua hai bƣớc: đầu tƣ vào ven biển miền Đông và tiếp đến là chuyển giao công nghệ từ Đông sang Tây, khuyến khích đầu tƣ vào miền Trung và Tây của đất nƣớc. Nhƣng do những đặc điểm khó khăn vốn có nhƣ: địa hình hiểm trở, quá rộng lớn, khó khăn cho giao lƣu kinh tế, không đáp ứng đủ yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên tổng nguồn vốn FDI vào 2 khu vực này vẫn cách biệt nhau rất lớn và 2 khu vực kinh tế này của Trung Quốc vẫn nhƣ hai cực của cùng một thế giới. (Bảng 2.3)
Mức chênh lệch kinh tế giữa các vùng thể hiện rõ nhất qua mức thu nhập của ngƣời dân ở các khu vực khác nhau này: thu nhập bình quân của ngƣời dân Thƣợng Hải (thành phố ven biển – miền Đông) là 65.473 NDT (đứng đầu), tại tỉnh Hồ Nam (tỉnh nội địa miền Trung) là 15.056 NDT (thứ 16) và tại Tỉnh Quý Châu (tỉnh nội địa miền Tây) là 6.472 NDT (đứng thứ 31). Qua đó có thể thấy GDP bình quân đầu ngƣời của vùng giàu nhất miền Đông gấp gần 10 lần vùng nghèo nhất miền Tây và hơn vùng miền Trung 4 lần. Các địa phƣơng nghèo ở miền Trung và Tây Trung Quốc chiếm khoảng 50% dân số. Trung Quốc hiện nay đƣợc đánh giá là quốc gia có sự cách biệt về sự phát triển vùng miền lớn nhất thế giới, sự cách biệt này không chỉ thể hiện trong mức thu nhập và GDP bình quân đầu ngƣời, mà trong cả các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác. Met nguyên nhân làm cho sự chênh lệch kinh tế và thu nhập giữa các vùng ven biển và nội địa nữa là: ở nội địa là nơi nhận đƣợc đầu tƣ chủ yếu vào các ngành sản xuất nguyên liệu, khai thác tài nguyên, trong khi đó miền duyên hải là nơi gia công.
Bảng 2.3: Tình hình phân bố theo vùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Đơn vị: %)
Khu vực Số doanh nghiệp FDI Tổng ngạch đầu tƣ Vốn đăng ký Vốn thực tế 1989 1999 1989 1999 1989 1999 1989 1999 Miền Đông 92,48 81,86 91,67 84,05 91,41 82,17 92,01 84,67 Miền Trung 5,47 11,83 4,8 10,33 5,2 12,08 4,15 10,43 Miền Tây 2,05 6,31 3,53 5,62 3,39 5,74 3,84 4,9
Nguồn: “Thống kê quản lý hành chính công thương” 1989 – 1999, Nhà xuất bản Thống kê Trung Quốc
Do tƣơng tác giữa một số loại chi phí thấp, đặc biệt là chi phí vận chuyển cao và công nghệ chƣa phù hợp, các thành phố nội địa phù hợp với sản xuất hàng rời hơn (ví dụ: than vận chuyển bằng các phƣơng tiện vận tải chậm hơn nhƣ đƣờng ray) hay hàng hóa có giá trị cao (ví dụ: chip máy vi tính, có giá trị đủ để vận chuyển bằng đƣờng hàng không). Việc thực hiện thiếu thành công của mô hình chế xuất ở các thành phố nội địa phải nhập khẩu đầu vào có giá trị thấp và trung bình từ các thành phố bờ biển hoặc từ nƣớc ngoài. Mức tăng trƣởng xuất khẩu thƣờng thông qua liên doanh với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đóng vai trò chủ đạo trong những thành công ban đầu của các thành phố ven biển có tốc độ phát triển nhanh ở Trung Quốc, do đó tác động kết hợp của khoảng cách địa lý và kết quả tích lũy từ các nền kinh tế tập trung đã góp phần giải thích tình trạng tụt hậu và quy mô nhỏ hơn của các thành phố nội địa ở Trung Quốc. Đồng thời dƣới chính sách điều khống vĩ mô, để chống lại nạn lạm phát, Chính Phủ quản lý nghiêm ngặt các sản phẩm tài nguyên (nguyên liệu), nhƣ vậy giữa sản phẩm tài nguyên và gia công tài
nguyên đã xuất hiện sự chênh lệch giá cả, từ đó xuất hiện sự chênh lệch thu nhập – là biểu hiện chính cho chênh lệch kinh tế giữa các vùng miền này. Sự khác biệt các vùng miền Trung Quốc đang phát triển có căn nguyên từ công thức “một nƣớc, hai chế độ”, đây không chỉ là sự chênh lệch về chế độ chính trị giữa Trung Quốc và các khu vực kinh tế đã phát triển theo đƣờng lối tƣ bản từ lâu đời nhƣ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan; mà còn thể hiện ở sự chênh lệch của hệ thống bên trong giữa thành thị và nông thôn, giữa mức sống của các tầng lớp dân cƣ khác nhau. Sự chênh lệch xảy ra dƣờng nhƣ là hiệu quả tất yếu của sự tăng trƣởng “nóng”, của những luồng vốn FDI khổng lồ chảy vào không ngừng đối với đời sống kinh tế xã hội. Năm 1978, Trung Quốc vẫn còn là một nền kinh tế đóng có tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP là 9%, con số này đã tăng lên trên 36% trong thời kỳ 1986 – 1997, tổng giá trị đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký vào Trung Quốc đạt 326 tỷ USD. Đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhanh từ năm 1993, và đến năm 1997 đầu tƣ nƣớc ngoài thực tế lên đến 62 tỷ USD. Từ năm 1994, Trung Quốc liên tục là nƣớc nhận đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhiều nhất trong số các quốc gia đang phát triển, luồng vốn đầu tƣ hàng năm của Trung Quốc xét trên toàn thế giới chỉ đứng sau Mỹ. Luồng vốn FDI đã cải thiện bức tranh kinh tế của Trung Quốc với những đặc khu kinh tế, những nhà máy hiện đại, nguồn thu nhập bình quân của ngƣời dân tăng lên đáng kể nhƣng trong bức tranh ấy vẫn tồn tại những mảng màu sáng tối khác nhau. Trong cùng thời kỳ, sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập cũng tăng lên đáng kể, tạo nên sự phân hóa sâu sắc giữa các tầng lớp dân cƣ. Từ năm 1993 đến năm 2000, tỷ lệ thu nhập đầu ngƣời của 20% dân số có thu nhập cao nhất so với 20% dân số có thu nhập thấp nhất tăng từ 2,29:1 lên 2,87:1. Tình trạng chênh lệch trong phân phối thu nhập phản ảnh mức độ ảnh hƣởng đến nền kinh tế xã hội của các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên chƣa phải là đầy đủ nếu chỉ xét đến yếu tố thu nhập bình quân.
Vì sự cách biệt về đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cƣ không những đƣợc thể hiện ở mức thu nhập mà còn thong qua sự cách biệt về mức tiêu dùng, về các dịch vụ công cộng nhƣ y tế, giáo dục. Các đặc khu kinh tế phát triển giúp nâng cao năng suất lao động, đem lại mức lƣơng cao đáng kể và kéo theo sự phát triển của hệ thống dịch vụ, tiêu dùng tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó các khu công nghiệp vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc xây dựng nên đồng nghĩa với việc ngƣời nông dân mất diện tích đất canh tác, hơn nữa các dự án FDI đã ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng, biến đổi phần nào các điều kiện tự nhiên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Chính điều đó đã làm cho sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cƣ ngày càng tăng. *Tác động tiêu cực đến vấn đề việc làm:
Trung Quốc hiện nay là quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1 tỷ 300 triệu ngƣời, chiếm 21,3% dân số thế giới. Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về số lƣợng nhân công. Năm 1999, số dân ở độ tuổi từ 15 – 64 là 844 triệu ngƣời, bằng 22,4% số ngƣời cùng độ tuổi này trên thế giới. Nguồn lực lao động (muốn nói đến những ngƣời đang làm việc và những ngƣời đang phục vụ trong quân đội) là 751 triệu ngƣời, tức là chiếm 25,9% nguồn lực lao động. Trung Quốc có nguồn lực lao động phong phú bậc nhất thế giới và đang phải đối mặt với nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, mặc dù nguồn vốn FDI thu hút đƣợc đã khiến tốc độ tăng trƣởng việc làm trong các doanh nghiệp này tƣơng đối cao nhƣng thực tế tỷ lệ ngƣời lao động làm việc trong mô hình kinh tế này vẫn chỉ là phần nhỏ trong số lƣợng lao động khổng lồ của Trung Quốc:
Bảng 2.4: Số lao động Trung Quốc trong các doanh nghiệp có vốn FDI – giai đoạn 1989 - 1999 Năm Tổng số lao động cả nƣớc (Triệu ngƣời) Số lao động trong các doanh nghiệp có vốn
FDI (triệu ngƣời)
Tỷ trọng lao động trong doanh nghiệp có vốn FDI
(%) 1989 143,90 0,47 0,33 1990 166,16 0,66 0,40 1991 169,77 1,65 0,97 1992 172,41 1,12 1,28 1993 175,89 2,88 1,64 1994 184,13 4,06 2,20 1995 190,93 5,13 2,69 1996 198,15 5,40 2,73 1997 202,07 5,81 2,88 1998 206,78 5,87 2,84 1999 210,14 6,12 2,91 * 3,86 29,26
* : Tăng trƣởng bình quân năm (%)
Nguồn: “Niên giám thống kê Trung Quốc”, năm 1989 – 2000
Bảng số liệu trên cho thấy nguồn việc làm mà các doanh nghiệp FDI cung cấp vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số nhu cầu việc làm của ngƣời lao động và cho thấy việc làm trong các doanh nghiệp này là không ổn định. Một vấn đề đặt ra nữa là chất lƣợng môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động Trung Quốc trong các doanh nghiệp nƣớc ngoài giảm sút trầm trọng. Ngƣời lao động trong các doanh nghiệp FDI thƣờng nhận đƣợc lƣơng cao hơn trong khu vực kinh tế nội địa nhƣng những vấn đề phát sinh liên quan đến chất lƣợng môi trƣờng làm việc cũng nhƣ chính sách đãi ngộ thƣờng ở tình trạng rất kém và đặc biệt nghiêm trọng khi các cơ quan chính quyền nhà
nƣớc khó có thể kiểm soát đƣợc. Đa số ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI phải làm việc với cƣờng độ cao, thời gian làm việc kéo dài song thu nhập lại không tƣơng xứng với những gì mà ngƣời lao động đã bỏ ra. Hơn nữa ngƣời lao động thƣờng xuyên phải làm việc trong môi trƣờng lao động không đảm bảo, đó là những nhà máy sản xuất không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng hay là những hầm mỏ không đƣợc trang bị các biện pháp an toàn lao động tối thiểu, là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn sập hầm mỏ nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình công, biểu tình của ngƣời công nhân trong khu công nghiệp nhƣ khu công nghiệp Tô Châu, Quảng Đông.
Vấn đề thất nghiệp gây ra những nhức nhối cho cả xã hội Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn gần đây, khi nền kinh tế Trung Quốc và cả thế giới đang gặp những vấn đề khó khăn. Các nhà máy FDI đã phải chịu sức ép trƣớc khủng hoảng về chi phí nhân công tăng, giá nguyên vật liệu tăng, đồng nhân dân tệ lên giá gây khó khăn cho xuất khẩu, sự kiểm soát chặt chẽ hơn về luật pháp, thuế và môi trƣờng. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng sản xuất dùng nhiều lao động nhƣ may mặc, giày da đã giảm sút đáng kể, kim ngạch của mặt hàng giày da năm 2008 đã giảm 3% so với năm 2007, điều này đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn công nhân mất việc làm và rơi vào cuộc sống túng thiếu. Hơn thế nữa trong những năm gần đây các khu vực kinh tế phát triển nhƣ Thâm Quyến, Đông Hoàn và một số thành phố phát triển khác đã nỗ lực đầu tƣ làm sạch môi trƣờng và xây dựng một nền kinh tế tập trung hơn vào ngành dịch vụ và các sản phẩm chất lƣợng cao. Làn sóng đóng cửa các nhà máy bắt đầu tại Quảng Đông với gần 20.000 nhà máy của ngƣời Đài Loan, nơi tập trung những nhà máy sản xuất lớn nhất của Trung Quốc, chiếm tới 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Theo số liệu năm 2005, gần 15% trong tổng số 70.000 nhà máy do các chủ đầu tƣ Hồng Kông làm chủ tại