Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 87)

Giải thích cho tình trạng kém hiệu quả trong thu hút vốn FDI ở Trung Quốc có rất nhiều nguyên nhân về phía Nhà nƣớc, chính sách và doanh nghiệp đầu tƣ cũng nhƣ doanh nghiệp nhận đầu tƣ. Xin đƣợc chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu sau.

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

* Thiếu nghiên cứu chiến lược trong sử dụng FDI

Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại trong suốt 30 năm đóng cửa trì trệ, để đạt đƣợc mục tiêu

đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính chiến lƣợc, định hƣớng cụ thể cho phát triển kinh tế bền vững nếu không chỉ làm cho nền kinh tế them ì ạch, quá tải. Việc thiếu nghiên cứu chiến lƣợc ban đầu đã để lại cho quá trình thu hút FDI của Trung Quốc những lỗ hổng rất lớn. Thời kỳ đầu cải cách, Chính phủ chƣa có những chiến lƣợc cụ thể, mang tính lâu dài mà chỉ chạy theo những mục đích trƣớc mắt nhƣ thu hút đƣợc số lƣợng vốn FDI khổng lồ, đạt tỷ lệ tăng trƣởng cao, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mà quên đi những lợi ích lâu dài cũng nhƣ những vấn đề phát sinh ẩn sâu trong nguồn vốn FDI dồi dào đó. Những chiến lƣợc nghiên cứu để sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI có thể là chiến lƣợc xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ nguồn của dân tộc sao cho phù hợp với việc tiếp nhận đầu tƣ. Hay là những nghiên cứu về tác động của nguồn vốn FDI với kinh tế - xã hội.

Những thiếu sót trong nghiên cứu các chiến lƣợc sử dụng và đầu tƣ vốn FDI đã khiến cho năng lực quản lý thị trƣờng của chính quyền Trung Quốc rất yếu, không đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trƣờng đa dạng, rộng lớn thứ nhất thế giới này. Ngay từ đầu giai đoạn cải cách kinh tế, để khắc phục những tồn đọng của một hệ thống quản lý yếu kém trì trệ, Trung Quốc đã xóa bỏ độc quyền nhà nƣớc về quản lý ngoại thƣơng thông qua trao quyền cho cấp dƣới. Chính quyền trung ƣơng chịu trách nhiệm lập chiến lƣợc về ngoại thƣơng nhƣng các địa phƣơng đóng vai trò quyết định trong việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn vốn này. Ngoài ra việc thiết lập các ƣu đãi về thuế, nguồn bất động sản hay thời hạn khai thác các nguồn nguyên vật liệu đƣợc trung ƣơng giao trực tiếp cho các địa phƣơng. Sở dĩ nhƣ vậy để các địa phƣơng thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm tạo ra các năng lực cạnh tranh đáng kể để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn vào địa phƣơng. Đây là một nét sang tạo mang màu sắc riêng của Trung Quốc nhằm thu hút thêm đƣợc nguồn vốn FDI nhƣng cũng phát sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực. Chính tự

do trong việc đƣa ra chính sách của các địa phƣơng đã khiến các địa phƣơng đua nhau đƣa ra các ƣu đãi nhằm thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tƣ, khiến tình trạng đầu tƣ chồng chéo, gây ra lãng phí. Hơn nữa việc tận dụng các nguồn ƣu đãi đã khiến cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài tạo nên áp lực lớn đối với các doanh nghiệp nội địa. Các doanh nghiệp FDI đƣợc tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi về ƣu đãi vốn, nhƣ khi đầu tƣ vào 14 thành phố mở cửa ven biển, các ngành nhƣ chế tạo máy, vật liệu xây dựng, công nghệ dƣợc phẩm…đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi 15% so với mức thuế chung của cả nƣớc là 25% - 30%, đầu tƣ vào khu du lịch tại các thành phố mở ven biển, sông, biên giới đƣợc hƣởng mức thuế 24%. Điều này đã góp phần làm tăng thêm mức chênh lệch kinh tế giữa các khu vực trong nƣớc và gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nƣớc khi mà đã khó khăn lại còn gặp vấn đề về cạnh tranh không công bằng.

* Lệch lạc về kết cấu đầu tư

Kết cấu đầu tƣ ban đầu chƣa có sự nghiên cứu kỹ càng, thống nhất giữa các vùng miền dẫn đến hậu quả là sự phát triển kinh tế - xã hội hết sức lệch lạc giữa các khu vực trong cùng một đất nƣớc. Chiến lƣợc thu hút nguồn vốn chỉ xuất phát ban đầu từ các điều kiện thuận lợi thuần túy của một số khu vực địa phƣơng mà không có sự thống nhất, chƣa đặt trong mối quan hệ phát triển kinh tế - xã hội của cả quốc gia. Hơn nữa thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa tận dụng đƣợc tất cả các điều kiện của các vùng, chƣa có các nghiên cứu chuyên sâu để phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện thuận lợi của các địa phƣơng nhƣ miền Trung với nguồn tài nguyên dồi dào, dân số đông đúc, diện tích đất đai dành cho công nghiệp gấp 1,4 lần so với miền Đông, là đầu mối giao thông nối liền miền Đông Tây Nam Bắc của Trung Quốc. Ngoài ra các địa phƣơng trong khu vực này đặc biệt là các tỉnh nhƣ Hà Nam, Hồ Nam có tài nguyên nông sản phẩm và thực phẩm tƣơi sống hết sức phong phú.

Trong các chính sách ƣu đãi, chính phủ đã dành cho Hoa Kiều và ngƣời Hoa những ƣu đãi quá lớn và quá lâu; điều đó đã làm ảnh hƣởng đến cơ cấu chủ đầu tƣ thiếu đa dạng và quên mất những ƣu thế từ phía các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài khác. Các doanh nhân Hoa Kiều và ngƣời Hoa trên toàn thế giới với số lƣợng ƣớc tính vào đầu năm 2010 là 70 đến 130 triệu ngƣời và tiềm lực kinh tế vững vàng là nguồn vốn đóng vai trò thiết yếu trong giai đoạn đầu cải cách mở cửa kinh tế của Trung Quốc. Chính vì vậy mà họ nhận đƣợc rất nhiều ƣu đãi từ phía chính phủ và nhà nƣớc Trung Quốc nhƣ: đƣợc nhà nƣớc bảo vệ tài sản, đƣợc chuyển nhƣợng và thừa kế hợp pháp, các thủ tục tiếp nhận đầu tƣ ngắn hơn, nhanh hơn. Các điều kiện thuận lợi đã tăng đƣợc lƣợng lớn các nhà đầu tƣ, trong những năm 1980, có khoảng 70% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Trung Quốc là của Hoa Kiều và ngƣời Hoa (xem bảng 2.5). Nhƣng mô hình đầu tƣ chủ yếu của các doanh nghiệp loại này là các dự án có quy mô đầu tƣ trung bình và nhỏ, số lƣợng vốn ít, các lĩnh vực thu hồi vốn nhanh và rút vốn nhanh, với công nghệ và kỹ thuật còn lạc hậu so với thế giới vì vậy đây là nguyên nhân của chuyển giao công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng và khai thác tài nguyên quá mức.

Kết cấu đầu tƣ của Trung Quốc không hợp lý, thƣờng trong một giai đoạn đầu tƣ quá lệch vào một loạt sản phẩm nhất định để tạo ra lợi thế nhờ quy mô, tận dụng các điều kiện thuận lợi sản xuất ra các lô hàng hóa với số lƣợng lớn – đây là đặc điểm nổi bật của sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng nhƣ tiêu dùng trong nƣớc của Trung Quốc. Vì vậy mà dẫn đến đầu tƣ trùng lặp, một số sản phẩm dƣ thừa công suất. Theo số liệu thống kê, năm 1996 – 1997, số lƣợng ô tô và ti vi tiêu thụ chỉ đạt đƣợc 16,8 triệu chiếc trong tổng số 30 triệu chiếc đƣợc sản xuất ra; sản lƣợng thép tồn đọng 30 – 40% sản lƣợng [36]. Đây là nguyên nhân gây ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế và nền sản xuất nội địa.

Bảng 2.6: Top 10 quốc gia/khu vực đầu tƣ trực tiếp vào Trung Quốc

Quốc gia / Khu vực xuất xứ Số tiền đầu tƣ 2008 (Tỷ đồng) Số tiền đầu tƣ 2009 (Tỷ đồng) Mức tăng trƣởng (%) Hong Kong 41.0 54.0 31.6 Đài Loan 1.9 6.6 245.7 Nhật Bản 3.7 4.1 12.7 Singapore 4.4 3.9 -12.4 Hoa Kỳ 2.9 3.6 21.5

Nam Triều Tiên 3.1 2.7 -13.8

Vƣơng quốc Anh 0.9 1.5 60.7

Đức 0.9 1.2 36.3

Macao 0.6 1.0 71.9

Canada 0.5 1.0 76.5

Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc

* Chưa coi trọng yếu tố thị trường

Yếu tố thị trƣờng chƣa đƣợc các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi trọng trong việc hoạch định chính sách xây dựng các ngành sản xuất có nguồn vốn FDI. Thể hiện ở việc chƣa biết tận dụng thời cơ để phát triển và chƣa có cái nhìn chiến lƣợc. Một số ngành cần phát triển nhanh thì lại trì trệ do thiếu vốn trong thời gian dài. Đáng lẽ phải phát triển những ngành công nghệ với kỹ thuật và năng suất cao ngay từ đầu để tạo tiền đề cho kinh tế và tránh nguy cơ làm kinh tế lạc hậu, ô nhiễm môi trƣờng nhƣng không thực hiện đƣợc do ban đầu chƣa có chính sách thu hút vốn hợp lý, nguồn vốn chủ yếu đến từ các nhà đầu tƣ Hoa kiều với quy mô vốn nhỏ. Trong khi đó một số ngành cần hạn chế lại phát triển thành điểm nóng đầu tƣ nhƣ lĩnh vực chế biến da giày, may mặc, nhựa, cao su…

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

* Xuất phát từ mục tiêu hiệu quả sản xuất của chủ đầu tư

Chủ đầu tƣ luôn đặt lợi nhuận sản xuất lên hàng đầu bất chấp tính khả thi và hậu quả nhƣ thế nào đôi với kinh tế - xã hội cũng nhƣ môi trƣờng.

khắt khe, đặc biệt là những ngƣời lao động bản địa khi có đƣợc công việc lƣơng cao tại các khu công nghiệp thƣờng mang tâm lý cam chịu, đó thƣờng là các định mức lao động quá cao nhƣ ngày làm việc quá 8 tiếng, làm thêm bất cứ khi nào có nhu cầu, hạn chế tối đa số ngày nghỉ phép. Những định mức này là nguyên nhân của chất lƣợng đời sống công nhân yếu kém, của thất nghiệp và đình công đang diễn ra ngày càng nhiều tại các khu công nghiệp nƣớc ngoài ở Trung Quốc.

Cũng vì lợi nhuận tăng tối đa khi tối thiểu hóa đƣợc chi phí mà các công ty này đã bỏ qua các quy định về bảo vệ môi trƣờng. Hay nhƣ mục tiêu chiếm lĩnh thị trƣờng là nguyên nhân của chuyển giao công nghệ lạc hậu, lỗi thời cho phía nƣớc nhận đầu tƣ.

Đây là nguyên nhân cơ bản của những bất cập tồn tại trong các doanh nghiệp FDI và cũng là nguyên nhân khó nắm bắt và giải quyết nhất, do đó đòi hỏi các cấp thẩm quyền phải thật nhanh nhạy và sáng suốt trong việc giải quyết vấn đề này.

* Các dự án FDI tập trung quá nhiều vào khu vực đô thị

Đây là đặc điểm cơ bản của vốn FDI phân biệt với nguồn vốn nƣớc ngoài khác nhƣ ODA, các dự án FDI thƣờng tìm đến các khu vực phát triển, đảm bảo cơ sở hạ tầng để phát triển và có thị trƣờng tiềm năng tiêu thụ. Khu vực nào càng đảm bảo các điều kiện thuận lợi càng nhận đƣợc nhiều vốn đầu tƣ, chính vì vậy mà nguồn vốn FDI là nguyên nhân quan trọng gây ra chênh lệch vùng miền giữa Đông – Tây, ven biển và nội địa của Trung Quốc.

2.3.3. Một số nhận xét, đánh giá

Mọi vấn đề đều có hai mặt, vì vậy, để giải quyết và hạn chế đƣợc tối đa mặt trái của nguồn vốn FDI thì việc nắm bắt đƣợc các nguyên nhân là rất quan trọng. Trong những nguyên nhân đã nêu ra đối với những tồn tại của việc sử dụng vốn FDI tại Trung Quốc thì có thể nói rằng nhóm nguyên nhân

chủ quan về phía Trung Quốc là nguyên nhân quan trọng hơn. Vì bản thân Nhà nƣớc Trung Quốc là ngƣời tiếp cận, đón nhận và sử dụng những đồng vốn FDI này thông qua những chính sách mình đặt ra, và cũng họ là ngƣời hƣởng lợi hay chịu tác động trực tiếp của vốn FDI. Yếu tố nƣớc ngoài cũng là nguyên nhân quan trọng cần phải xem xét để giải quyết vấn đề nhƣng nhìn nhận yếu tố nội tại và đƣa ra biện pháp giải quyết luôn dễ dàng hơn việc can thiệp vào yếu tố bên ngoài. Với quan điểm nhƣ thế Trung Quốc đã có những biện pháp giải quyết phù hợp để thành công hơn với vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và vạch ra con đƣờng phát triển kinh tế xã hội bền vững hơn.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA TRUNG QUỐC TRONG KHẮC PHỤC MẶT TRÁI CỦA FDI VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 3.1. Quan điểm phát triển bền vững của Trung Quốc

Theo Hội nghị liên hiệp quốc về môi trƣờng và phát triển năm 1992, phát triển bền vững đƣợc xác định là việc sử dụng các nguồn tài nguyên trong hoạt động kinh tế ở mức sao cho vẫn bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên này cho các thế hệ mai sau. Trung tâm thế giới về môi trƣờng và phát triển – WCED, đã định nghĩa rõ ràng hơn: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong đáp ứng nhu cầu của họ” [12]. Phát triển bền vững là một trong các đích đến quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cũng nhƣ quá trình thu hút nguồn vốn FDI, đây cũng là mục tiêu đƣợc Trung Quốc coi trọng trong những năm gần đây.

Trung Quốc xác định phát triển bền vững đƣợc thực hiện qua ba chỉ tiêu : môi trƣờng, xã hội và kinh tế. Khía cạnh môi trƣờng trong phát triển bền vững đòi hỏi duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trƣờng tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con ngƣời. Yếu tố kinh tế đóng vai trò thiết yếu trong phát triển bền vững, trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên đƣợc tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế đƣợc chia sẻ một cách bình đẳng. Trung Quốc chú trọng tạo ra sự thịnh vƣợng chung cho tất cả mọi ngƣời, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít; nhƣng phải đảm bảo chỉ trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng nhƣ không xâm phạm những quyền cơ bản của con ngƣời. Về khía cạnh xã hội của phát triển bền vững, thực hiện chú trọng vào phát triển sự công bằng, luôn

tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con ngƣời và cố gắng cho tất cả mọi ngƣời cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống đảm bảo.

Quan niệm về phát triển bền vững là kim chỉ nam cho mọi định hƣớng phát triển kinh tế cũng nhƣ thu hút nguồn vốn FDI của Trung Quốc. Quan niệm về phát triển bền vững cũng là cơ sở để Trung Quốc xây dựng đƣợc các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của nguồn vốn FDI.

Để tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển cao và bền vững trong những năm sau, từ đầu thập kỷ 90, Trung Quốc liên tục ban hành và điều chỉnh nhiều chính sách, biện pháp quan trọng nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cho phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thế giới cũng nhƣ nhu cầu đầu tƣ quốc tế. Những chính sách, biện pháp điều chỉnh chính là:

* Trọng tâm của các yêu cầu ĐTNN được chuyển từ số lượng sang chất lượng

Hiện Trung Quốc rất coi trọng thu hút các Công ty xuyên quốc gia lớn đầu tƣ vào các dự án sử dụng kỹ thuật cao. Để đạt đƣợc điều này, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát việc thành lập các Xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và các Xí nghiệp do ngƣời nƣớc ngoài điều phối.

Trong suốt thập kỷ 80, hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài còn rất ít. Từ năm 1992, sau quyết định đẩy nhanh tôc độc cải cách và mở cửa, thiết lập thể chế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài ngày càng đƣợc mở rộng. Từ năm 1993, cùng với sự gia tăng đầu tƣ của các TNCs, tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài về số hạng mục đầu tƣ, khối lƣợng vốn cam kết và thực tế sử dụng đều vƣợt số tƣơng ứng của các loại hình chung vốn và hợp tác kinh doanh. Năm 1994, các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tăng 34% so với năm trƣớc. Đặc biệt, quy mô mỗi hạng mục đƣợc mở rộng, các hạng mục kỹ thuật cao - mới của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)