Nhận xét và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 35 - 37)

2.1. Thực trạng quá trình thu hút FDI vào Trung Quốc

2.1.2. Nhận xét và đánh giá

Với những biện pháp và chính sách mà Trung Quốc đã thực hiện để đạt đƣợc những kết quả tốt về nguồn vốn FDI, Trung Quốc đã nâng cao niềm tin đối với các nhà đầu tƣ, góp phần xóa đi những tàn dƣ của nền kinh tế lạc hậu và đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kình tế. Bộ mặt kinh tế - xã hội Trung Quốc đã thay đổi với tốc độ thần kỳ, từ một đất nƣớc với nền kinh tế trì trệ đã trở thành một cƣờng quốc kinh tế lớn mạnh và trƣởng thành. (Biểu đồ 2.3)

Biểu đồ 2.2: Dòng vốn FDI giảm do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế

Biểu đồ 2.3: Dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 2002 - 2008

Nguồn: Trung Quốc thống kê sách năm. NBS

Thế giới công nhận những thành tựu to lớn đã đạt đƣợc của Trung Quốc nhƣng bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận một thực tế là trong quá trình thu hút FDI còn tồn tại những sai lầm, thiếu sót gây ra những tác động tiêu cực mà không có sự can thiệp kịp thời thì hậu quả để lại sẽ rất lớn. Những tác động tiêu cực ấy bắt nguồn từ những dấu hiệu tƣởng nhƣ rất khả quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trƣởng cao đến mức bất ngờ, nguồn vốn FDI thu hút vào tăng nhanh đến mức chóng mặt nhất là trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, di chuyển từ nông thôn ra thành thị. Những tác động đó tƣởng chừng là yếu tố tất yếu của cải cách mở cửa, của việc thu hút vốn FDI nhƣng đối với từng môi trƣờng kinh tế và nhất là từng chính sách của các Chính phủ khác nhau sẽ có những tác động khác nhau vì vậy đòi hỏi Trung Quốc phải luôn nhận biết đƣợc tình hình và kịp thời đƣa ra những biện pháp giải quyết phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)