Những nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến tính chất của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 28)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng giữa thực vật và đất

1.2.3. Những nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật đến đất, trong đó tác dụng cải tạo đất được nghiên cứu sâu hơn cả.Việc nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật đã được rất nhiều nhà khoa học chú ý đến nhằm mục đích sử dụng bền vững tài nguyên đất.

1.2.3.1. Trên thế giới

Công trình nghiên cứu sử dụng cây Keo dậu (Leuceana leucophata)ở Phillipin như là một cây đa tác dụng để phủ xanh, trồng lại rừng cho gỗ củi vì cây này có khả năng cải tạo đất, mọc nhanh, tái sinh chồi mạnh, chịu được nơi đất xấu [dẫn theo 48].

Công trình nghiên cứu cây Muồng hoa pháo (Caliandra calothyrsus)

ở Indonexia vừa để cải tạo đất vừa làm thức ăn cho gia súc [dẫn theo 49]. Công trình nghiên cứu cây Đậu triều (Cajanus cajan) ở Ấn Độ là cây cải tạo đất và trồng xen với cây ăn quả [dẫn theo 50].

1.2.3.2. Ở Việt Nam

Năm 1996, với công trình nghiên cứu trồng cây bộ Đậu cải tạo đất và hướng phát triển vườn đồi miền Tây Thừa Thiên Huế 2 tác giả Trương Văn Lung và Nguyễn Bá Hải có những kết luận: Trồng cây bộ Đậu cải tạo đất thì mọi thành phần nông hóa của đất đều được nâng lên rõ rệt. Sử dụng một số cây bộ đậu làm tiên phong cải tạo đất và định hướng phát triển theo mô hình vườn đồi là giải pháp hợp lý để sử dụng có hiệu quả vùng gò đồi rộng lớn mà hiện nay đang ngày càng xói mòn, trơ sỏi đá của Thừa Thiên Huế [29].

Năm 1997 Trần Đình Lý nghiên cứu trồng cây họ Đậu (Keo hoa vàng, Keo mỡ), Thông và Bạch đàn trồng xen để cải tạo đất gò đồi ở Bình Trị Thiên.Sau 10 năm rừng khép tán ông đã thu được kết quả các chỉ tiêu lý học, hóa học của

đất trước và sau khi trồng các cây họ Đậu như sau: Độ ẩm tăng từ 2% lên 17%, pH tăng từ 4,1% lên 4,3%, mùn tăng từ 0,94% lên 2,91%, Nitơ tổng số tăng từ 0,039% lên 0,059% [30].

Khi nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hóa học của đất tại xã Canh Nậu, huyên Yên Thế, tỉnh Bắc Giang tác giả Giáp Thị Hồng Anh năm 2007 đã đi đến kết luận: Các chỉ tiêu (độ ẩm, hàm lượng mùn, hàm lượng N,P,K và các cation Ca2+, Mg2+ trao đổi) trong đất nhìn chung đều biến đổi theo quy luật tăng dần khi độ che phủ của thảm thực vật tăng lên [1].

Năm 2007, tác giả Ma Thị Ngọc Mai nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận đã kết luận: Tính chất vật lý, hoá học và dinh dưỡng của đất cũng được cải thiện dần theo thời gian và các giai đoạn diễn thế phục hồi rừng, từ giai đoạn thảm cỏ đến rừng thưa và rừng thành thục [32].

Năm 2010, khi nghiên cứu sự thay đổi môi trường đất trong quá trình phục hồi thảm thực vật rừng ở một số khu vực tỉnh Thái Nguyên tác giả Đinh Thị Phượng nhận xét: Quá trình tái sinh diễn thế phục hồi thảm thực vật rừng tự nhiên là tiền đề cho quá trình cải thiện đặc điểm lý tính và hóa tính của đất, làm tăng độ xốp, độ ẩm tầng đất mặt. Thảm thực vật phục hồi góp phần cải thiện đặc tính hóa học của đất như làm tăng hàm lượng mùn, đạm tổng số, lân và kali dễ tiêu. Cùng với quá trình cải thiện đặc tính lý, hóa học của đất thì thành phần và số lượng vi sinh vật, động vật đất cũng tăng lên đáng kể [37].

Năm 2012, khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học và vi sinh vật đất ở xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên Dương Thị Thanh Mai đã đưa ra kết luận: thảm thực vật phục hồi có tác dụng to lớn đến cải thiện độ xốp của đất, hàm lượng mùn, lân, kali dễ tiêu và độ chua của đất [33].

tạo đất của thảm thực vật rừng tự nhiên đã nhiều công trình. Qua đó, có thể thấy được tác dụng cải tạo đất vô cùng to lớn của thảm thực vật rừng: cân bằng độ ẩm, cung cấp mùn, điều hòa nhiệt độ của đất, cân bằng các chất hóa học... Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa rừng trồng và các tính chất lý hóa học của đất còn hạn chế.Vì vậy, đây là hướng mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu trong luận văn này.

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến tính chất của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)