Đặc điểm hình thái phẫu diện đất trong các quần xã thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến tính chất của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 79 - 80)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất trong các quần xã thực vật

Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá mẹ. Các loại đất khác nhau có độ dầy và đặc trưng của phẫu diện khác nhau. Phẫu diện đất là hình thái biểu hiện bên ngoài của quá trình hình thành và phát triển đất, chịu tác động của 5 yếu tố hình thành đất (đá mẹ, điều kiện phong hóa, khí hậu, sinh vật) nên đất luôn luôn biến đổi.

Dưới đây là mô tả chi tiết về phẫu diện của các điểm nghiên cứu:

4.2.1. Phẫu diện đất đặc trưng ở rừng Keo 7 tuổi

Tầng Ao: 2cm (tầng thảm mục), có nhiều cành lá cây rụng, cỏ chết đang phân hủy.

Tầng A: 0 -20cm

Đất có màu xám nâu, đất có kết cấu viên, đất hơi ẩm, có nhiều rễ cây nhỏ, có một ít tổ kiến, giun. Chuyển lớp rõ ràng về màu sắc, có xói mòn mặt nhẹ.

Tầng B: 20-85cm

Đất có màu vàng nâu, đất chặt, hơi khô có nhiều đá, ít rễ cây, không thấy giun. Chuyển lớp rõ ràng về màu sắc.

Tầng C: 85 - 120cm

Đất có màu vàng, đất chặt, khô, có lẫn đá.Chuyển lớp màu sắc rõ rệt.

4.2.2. Phẫu diện đất đặc trưng ở rừng Mỡ 24 tuối

Đất có độ dốc 200, độ cao tương đối so với mực nước biển là 65m Tầng Ao: 1cm (tầng thảm mục), có cành cây rụng và cỏ chết. Tầng A: 0 - 20cm

Đất có màu xám đen, đất ẩm và hơi xốp, đất có lẫn rễ cây.Chuyển lớp màu rõ rệt.

Tầng B: 20 - 80cm

Đất có màu xám nâu, độ ẩm vừ phải, có ít dễ cây, đất hơi chặt, không lẫn đá. Tầng C: 80 - 120cm

Đất có màu nâu vàng, cấu tượng đất hơi chặt. Chuyển lớp màu sắc chưa rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến tính chất của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)