Hàm lượng lân và kali dễ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến tính chất của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 90 - 92)

3. Đóng góp mới của luận văn

4.4.4. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu

Trong đề tài này, chỉ phân tích hàm lượng lân và kali dễ tiêu. Bởi vì hàm lượng dễ tiêu biểu thị phần chất dinh dưỡng trong đất mà cây có thể sử dụng nên nó có ý nghĩa đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây hơn.Tuy nhiên khái niệm dễ tiêu là một khái niệm tương đối vì cây trồng có thể sử dụng cả chất khó tiêu trong đất tùy loài cây, tùy thời kỳ phát triển và tùy phản ứng của đất.

Kết quả phân tích ở bảng cho thấy hàm lượng lân và kali dễ tiêu cũng biến động theo quy luật giảm dần theo độ sâu tầng đất và độ che phủ của thảm thực vật.

4.4.4.1. Hàm lượng lân dễ tiêu(P2O5)

Hình 4.5. Biểu đồ hàm lượng Lân dễ tiêu P2O5 (ppm) theo độ sâu của các quần xã nghiên cứu

9.25 5.78 5.77 21.09 7.83 4.76 11.86 7.38 4.73 0 5 10 15 20 25 0-10 10-20 20-30

RKE RMO RQU

(cm) (ppm)

Lân trong đất là một trong những chỉ tiêu đánh giá độ dinh dưỡng của đất. Lân đóng vai tròquan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây. Ngoài ra, lân còn tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng cho cây.

Dựa bào bảng 4.7và hình4.5, tầng đất mặt (0 - 10cm) quần xã RMO 24 tuổi là quần xã giàu lân với 21,09ppm, quần xã khá giàu lân là RQU 22 tuổi với 11,86ppm và quần xã RKE 7 tuổi với 9,25ppm. Ở tầng đất giữa (10 - 20cm) và tầng đất dưới (20 - 30) cả 3 quần xã đều có hàm lượng lân dễ tiêu ở mức trung bình.

Ở cả 3 quần xã đều thấy hàm lượng lân dễ tiêu đều theo quy luật giảm dần theo độ sâu phẫu diện. Ở quần xã RMO 24 tuổi hàm lượng lân dễ tiêu giảm đột ngột từ lớp đất mặt (0 - 10cm) với 21,09ppm đến lớp đất giữa (10 - 20cm) với 7.83 ppm.

4.4.4.2. Hàm lượng kali dễ tiêu(K2O)

Kali là một nguyên tố rất linh động và tồn tại trong cây dưới dạng ion. Đặc biệt kali không có trong thành phần các chất hữu cơ trong cây. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cấu trúc vật chất cấu tạo nên tế bào nhưng kali lại có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giầu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa. Kali tăng cường tính chống rét và sự chống chịu qua mùa đông của cây nhờ nó làm tăng lực thẩm thấu của dịch tế bào. Kali cũng giúp cây tăng cường khả năng kháng các bệnh nấm và vi khuẩn. Hàm lượng kali dễ tiêu trong đất cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Ở lớp đất mặt (0 - 10cm), quần xã RKE có hàm lượng Kali dễ tiêu cao nhất với 54,83ppm, quần xã có hàm lượng Kali dễ tiêu cao thứ 2 là RMO 24 tuổi với 43,5ppm, thấp nhất là quần xã RQU 22 tuổi với 43ppm.

Hình 4.6. Biểu đồ hàm lượng Kali dễ tiêu K2O (ppm) theo độ sâu của các quần xã nghiên cứu

Quan sát trên hình 4.6 có thể thấy quy luật biến động hàm lượng Kali dễ tiêu cũng giống như quy luật biến động hàm lượng lân dễ tiêu là giảm theo độ sâu tầng đất. Ở tất cả các độ sâu phẫu diện, hàm lượng Kali dễ tiêu ở quần xã RKE 7 tuổi luôn là cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến tính chất của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)