Đặc điểm cấu trúc các quần xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến tính chất của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 75 - 79)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc các quần xã thực vật

4.1.3. Đặc điểm cấu trúc các quần xã nghiên cứu

Nghiên cứu cấu trúc của các quần xã thực vật là một trong nhưng nội dung quan trọng phản ánh những thay đổi của quần xã trong quá trình sinh trưởng phát triển. Cấu trúc không gian theo chiều thẳng đứng chính là sự phân bố của thực vật theo từng tầng. Sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố không đều các nhân tố ngoại cảnh, do đó đã tạo điều kiện cho các loài tăng thêm khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã (ánh sáng, dinh dưỡng) và làm giảm sự cạnh tranh giữa chúng với nhau. Dưới đây là bảng 4.3 trình bày cấu trúc của các quần xã rừng trồng được nghiên cứu.

Quần Độ che phủ (%) Số tầng Cấu trúc tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Độ che phủ (%) Loài ưu thế RKE 7 tuổi 80-85 3 1 11 - 13 65 Keo lá tràm 2 2 -5 20 Chè, vú bò, đa lông, đáng, gáo, đinh lăng lá tròn, lau… 3 < 1,5 60 -70 Guột, Nghệ, cỏ lá tre… RMO 24 tuổi 90-95 3 1 15 - 17 75 Mỡ 2 2 -5 20 - 25

Giâu gia đất, thị rừng, nứa, chuối rừng, trọng đũa…

3 < 1,5 75 -85

Cỏ mật,ráy, dưa dại, bồ công anh… RQU 22 tuổi 90-100 3 1 13 - 16 85 Quế

2 2 -5 30 Xoan đào, khế, cọ, gáo

trắng, …

3 < 1,5 80 - 90 Xấu hổ, cứt lợn, cỏ tranh…

4.1.3.1. Rừng Keo 7 tuổi

Bằng cách quan sát bằng trực tiếp, chúng tôi thấy quần xã này có cấu trúc đơn giản, độ che phủ chung là 85%, rừng được chia thành 3 tầng rõ rệt.

Tầng 1: Cao từ 11 - 13m, chiếm ưu thế là loài Keo lá tràm (Acaciaauriculiformis), độ che phủ khoảng 65%. Các cá thể sinh trưởng tương đối đồng đều, có đường kính ngang ngực trung bình khoảng 15cm. Một số vị trí do có cây gần đó chết, nên cây xung quanh có đường kính lớn hơn đường kính trung bình một chút, và vị trí cây trồng với mật độ cao hơn những vị trí khác thì đường kính sẽ nhỏ hơn đượn kính trung bình một chút.

Tầng 2: Cao từ 2 - 5m, tầng này chủ yếu là những cây gỗ nhỏ, và cây bụi, có độ che phủ đạt 20%, gồm những loài như: Màng tang (Litsea cubeba); Lau (Saccharum officinarum); Đa lông (Ficus drupacea); Thừng mực mỡ (Wrightia balansae); Ràng ràng (Ormosia balansea)...

Tầng 3: Cao dưới 1,5m, tầng này có độ che phủ khoảng 65% bao gồm các loài:Cỏ lá tre (Centotheca lappacea); Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus);Bòng bong (Lygodium japonicum); Màng tang (Litsea cubeba); Vú bò (Ficus hirta); Mân tưới (Eupatorium fortunei); Cúc chân voi (Elephantopus mollis)...

4.1.3.2. Rừng Mỡ 24 tuổi

Quần xã này có độ che phủchung từ 90 - 95%, có sự phân hóa thành 3 tầng rõ rệt.

Tầng 1:tầng này cây cao từ 15 - 17m, chiếm ưu thế là loài Mỡ (Manglietia conifera), độ che phủ của tầng này đạt 75%. Các cá thể sinh trưởng khá đồng đều, đường kính ngang ngực trung bình đạt 20cm, tuy nhiên cũng có cá thể đường kính lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

Tầng 2: Tầng cây có chiều cao từ 2- 5m, bao gồm các loài cây gỗ nhỏ và cây bụi, độ che phủ đạt từ 20 - 25% bao gồm các loài như:Thành ngạnh nam (Cratoxylon cochinchinensis); Kháo nhớt (Phoebe tavoyana); Bời lời lá tròn (Litsea monopetala); Bồ kết (Gleditsia australis); Thị rừng (Dyospyros); Giâu gia đất (Baccaurea ramiflora); Nứa (Schizostachyum aciculare); Chè (Camellia); Mua leo (Medinilla assamica); Ngái (Ficus hispida); Đu đủ rừng (Trevesia sphaerocarpa); Ngấy (Rubus obcordatus); Khế (Averrhoa carambola)...

Tầng 3:Cao dưới 1,5m, độ che phủ đạt 75 - 85% bao gồm các loài thân thảo: Cỏ mần trầu (Eleusine indica); Guột (Dicranopteris linearis); Cỏ mật (Erichloa vilosa); Ngải cứu (Artemisia vulgaris); Đại bi (Blumea balsamifea); Rau diếp dại (Lactuca indica); Bồ công anh (Taraxacum officinale); Sẹ (Alpinia globosa)...

4.1.3.3. Rừng Quế 22 tuổi

Quần xã này có độ che phủ chung từ 90 - 100%. Rừng chia thành 3 tầng rõ rệt.

Tầng 1: tầng bao gồm cây có chiều cao13 - 16m, chiếm ưu thế là loài Quế (Cinnamomum cassia), đường kính ngang ngực trung bình của các cây này khoảng 18cm. Độ che phủ của tầng đạt 85%.

Tầng 2: Tầng cây có chiều cao từ 2- 5m, độ che phủ đạt 30%, bao gồm các loài cây gỗ nhỏ và cây bụi:Cọ (Livistona saribus); Xoan ta (Melia azedarach); Kháo vàng (Machilus bonii); Bời lời lá tròn (Litsea monopetala); Vỏ đỏ (Artocarpus styracifolius); Xoan đào (Prunus arborea); Vông nem (Erythrina variegata); Màng tang (Litsea cubeba); Sung (Ficus racemosa); Thừng mực lông (Wrightia pubescens); Khế (Averrhoa carambola); Móng bò trắng (Bauhinia acuminata)...

Tầng 3:Bao gồm các loài cây thân thảo có chiều cao dưới 1,5m, độ che phủ đạt 80- 90%:Guột (Dicranopteris linearis); Cỏ may (Chrysopogon aciculatus); Cỏ tranh (Imperata cylindrica); dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus); cứt lợn (Ageratum conyzoides); Cúc chân voi (Elephantopus mollis); Cỏ xước (Achiranthes aspera); Tóp mỡ (Flemingia grahamiana)...

Thành phần loài, dạng sốngvà cấu trúc hình thái và độ che phủ chung của 3 quần xãở khu vực nghiên được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Thành phần loài, dạng sống, cấu trúc tầng và độ che phủ của các quần xã nghiên cứu

STT Quần Số họ Số loài Dạng sống Cấu trúc tầng Độ che phủ chung (%) 1 RKE 36 48 5 3 80 - 85 2 RMO 46 73 5 3 90 - 95 3 RQU 40 64 5 3 90 - 100

Qua kết quả tổng hợp ở bảng 4.4, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Thành phần loài ở các quần xã có sự thay đổi và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần sau:

RMO>RQU > RKE

Ở cả 3 quần xã nghiên cứu các loài đề được phân theo 5 dạng sống cơ bản: nhóm cây có chồi trên mặt đất(Ph), nhóm cây có chồi sát mặt đất(Ch), nhóm cây có chồi nửa ẩn (He), nhóm cây có chồi ẩn (Cr) và nhóm cây sống 1 năm (Th). Trong đó nhóm cây có chồi trên mặt đất là chủ yếu (trên 56%), còn lại là các nhóm cây khác.

Cả 3 quần xã nghiên cứu đều có cấu trúc hình thái phân thành 3 tầng rõ rệt (tầng 1: tầng cây trồng chính; tầng2: tầng cây gỗ nhỏ và cây bụi; tầng 3: tầng cây thân thảo).

Thành phần loài, thành phần dạng sống, và độ che phủ của 3 quần xã có sự khác nhau.Quần xã RMO 24 tuổi có thành phần loài nhiều nhất với 73 loài, quần xã này có độ che phủ 90 - 95%. Quần xã RQU 22 tuổi có thành phần loài đứng thứ 2 với 64 loài, tuy nhiên quần xã này lại có độ che phủ chung lớn nhất 90 - 100%. Quần xã RKE 7 tuổi có thành phần loài thấp nhất với 48 loài, quần xã này cũng có độ che phủ thấp nhất 80 - 85%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến tính chất của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)